Kiểm định giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng phần mềm interactive physics vào dạy học chương động học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông (Trang 69 - 76)

9. Những đóng góp của luận văn

3.3.3.Kiểm định giả thuyết thống kê

Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa XTNX ĐClà không có ý nghĩa thống kê (Hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên không thực chất).

Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa XTNXĐC là có ý nghĩa thống kê (Tổ chức HĐNT với sự hỗ trợ của phần mềm IP thực sự tốt hơn tổ chức HĐNT thông thường).

Tính đại lượng kiểm định t theo công thức:

ĐC TN ĐC TN p ĐC TN n n n n S X X t + − = . (1) Với 2 ) 1 ( ) 1 ( 2 2 − + − + − = ĐC TN ĐC ĐC TN TN p n n S n S n S (2)

Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn tαđược tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f =nTN +nĐC−2

- Nếu ttα thì bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0.

Vận dụng các công thức (1) và (2) tính toán ta được S = 1,72 và t = 7,8. Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = nTN + nĐC - 2 = 178 + 174 - 2 = 350, ta có: tα = 1,97. Như vậy rõ ràng t > tα

Do đó ta có thể kết luận: bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, HS nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS nhóm đối chứng. Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng với mức ý nghĩa 0,05.

Như vậy việc dạy học vật lý có sử dụng phần mềm IP đạt hiệu quả cao hơn so với dạy học thông thường.

Kết luận chương 3

Qua quá trình TNSP, với sự phân tích và xử lí, các kết quả nhận được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về tính hiệu quả của đề tài. Cụ thể, thông qua các kết quả thu được từ năm tiết TNSP thuộc chương “Động học chất điểm” vật lý 10 THPT chúng tôi có được những kết luận sau:

- Việc sử dụng phần mềm IP trong dạy học vật lý với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho QTDH đã tạo điều kiện giúp giảm thời gian truyền giảng, thời gian lắp đặt dụng cụ cũng như việc tiến hành lặp lại một số thí nghiệm trong giờ dạy của GV, tăng thời gian trao đổi giữa thầy và trò... thông qua các hình ảnh, các TNMP, GV chủ động và sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động học tập. Trong giờ dạy, việc sử dụng cũng như các thao tác xử lí của GV đối với các TNMP trên phần mềm IP diễn ra dễ dàng và khá suôn sẻ.

- Việc dạy các bài dạy học có sự hỗ trợ của phần mềm IP đã tích cực hóa được HĐNT của HS, khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em, thực sự góp phần đổi mới PPDH vật lý ở trường phổ thông. Các bài dạy học được thiết kế với các TNMP phù hợp khả năng tiếp thu của HS, các nội dung kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, thời gian tiến hành bài dạy học cũng không vượt quá giới hạn cho phép. Nhờ đó đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy chất lượng học tập cả HS được nâng cao. Cụ thể điểm trung bình của nhóm TN cao hơn điểm

trung bình của nhóm ĐC, tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với nhóm ĐC, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

- Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm TN nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS ở nhóm ĐC.

Như vậy, việc sử dụng phần mềm IP vào trong dạy học chương “Động học chất điểm” đã thực sự mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Khai thác và sử dụng phần mềm Interactive Physics vào dạy học chương “Động học chất điểm” vật lý lớp 10 trung học phổ thông" và những kết quả thu nhận được, đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu của đề tài đưa ra, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau:

1. Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ và cụ thể hóa tư tưởng, mục tiêu của đổi mới PPDH vật lý trên cơ sở kế thừa và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về lý luận.

2. Sử dụng các PMDH vật lý nói chung và phần mềm IP nói riêng có khả năng hỗ trợ cho quá trình tổ chức HĐNT cho HS theo hướng tích cực hóa, góp phần đổi mới PPDH vật lý ở trường THPT.

3. Phần mềm IP là một phần mềm mô phỏng có nhiều tính năng và dễ sử dụng. Với IP có thể thiết kế các TNMP sinh động, hấp dẫn, có thể sử dụng để giải bài tập vật lý. Đối với các thí nghiệm cơ học, ta có thể biểu diễn các đại lượng vectơ như lực, vận tốc, gia tốc ở bất cứ thời điểm nào. Phần mềm IP cho phép phân tích thiết kế, đo đạc các đại lượng vật lý ở bất kì đối tượng nào trong hệ thống, kết quả cho được dưới dạng vectơ, giá trị số hay đồ thị....

Các đặc điểm, chức năng, các công cụ thành phần của phần mềm IP cho phép thiết kế các TNMP cũng như các thao tác sử dụng và chỉnh sửa. Ngoài các thí nghiệm tự thiết kế, có thể lựa chọn sử dụng các TNMP có sẵn trong IP. Nhìn chung, các TNMP được thiết kế trên phần mềm IP phù hợp với chương trình vật lý THPT ở Việt Nam.

4. Đề tài cũng đưa ra hướng dẫn sử dụng phần mềm IP, các bước để thiết kế một TNMP. Muốn thiết kế một TNMP cần phải chuẩn bị nội dung, ý tưởng thiết kế trước khi bắt đầu làm việc với phần mềm IP.

Việc thiết kế có thể thực hiện theo các bước cơ bản là: tạo file mới, thiết lập không gian thiết kế, xác lập sự chính xác, hệ đơn vị, kích cỡ màn hình quan sát, tiến hành thiết kế, chạy thử mô phỏng và chỉnh sửa, đặt tên và lưu.

5. Tiến hành TNSP nhằm kiển chứng tính hiệu quả của việc dạy học có sự hỗ trợ của phần mềm IP trong việc đổi mới PPDH.

Qua kết quả TNSP, chúng tôi thấy rằng: việc sử dụng phần mềm IP trong dạy học vật lý ở trường THPT với tư cách là một phương tiện dạy học đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, tăng cường sự hứng thú, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo trong hoạt động học tập của HS... từ đó làm cho các em lĩnh hội được những kiến thức một cách sâu sắc, kĩ càng và bền chặt; khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác chính xác và sáng tạo. Với chất lượng bài kiểm tra thông qua điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, chất lượng học tập của HS trong giờ dạy học của GV có sự hỗ trợ của phần mềm IP đã được nâng cao.

Như vậy dựa trên kết quả TNSP, giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định.

Có thể nói rằng: đây là một tài liệu hướng dẫn sử dụng và tham khảo tốt cho GV vật lý trong việc khai thác và sử dụng phần mềm IP trong dạy học vật lý ở trường THPT nhằm góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập của HS.

Một số kiến nghị

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý giáo dục, Lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức giới thiệu, hướng dẫn sử dụng về các PMDH vật lý cũng như việc trình bày một giáo án, tiến hành dạy một giờ học cụ thể có sử dụng PMDH đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước khi quyết định đưa một PMDH vật lý nào đó chính thức đi vào sử dụng phổ biến thì phải điều tra quan điểm của GV, HS về chất lượng cũng như cách thức sử dụng phần mềm này và phải tiến hành dạy thực nghiệm trước khi phổ biến.

- GV phải thường xuyên cập nhật thông tin về các PMDH vật lý. Nên kết hợp các PMDH và các tài nguyên trên Internet để góp phần đổi mới PPDH vật lý.

- Nhà trường và các cấp quản lý cần đầu tư kính phí để mua bản quyền các PMDH đặc biệt là phần mềm IP, lúc đó thì việc sử dùng PMDH sẽ trở nên chuyên nghiệp và đồng thời có thể cập nhật được các phiên bản mới nhất làm phong phú thêm các TNMP.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa,

số 58-CT/TW ngày 17/10/2000, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 số 29/2001/CT- BGD&ĐT, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

5. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) (2006), Vật lý 10 Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) (2006), Vật lý 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) (2006), Vật lý 10 Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần II BCHTW Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo của BCHTW Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

5 năm 2006 - 2010 tại Đại hội đại biểu BCHTW Đảng khóa X,Website Đảng

cộng sản Việt Nam.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2009), Thông báo kết luận của Bộ Chính Trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát

triển giáo dục và đào tạo đến nam 2020, Hà Nội.

12. Lê Văn Giáo, Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2005), Một số vấn đề về

13. Huỳnh Thị Đức Hạnh (2006), Khai thác và sử dụng phần mềm Working

Model trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ

giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Huế.

14. Phạm Văn Lễ (2007), Khai thác và sử dụng phần mềm Interactive physics vào dạy học chương “Động học chất điểm”vật lý lớp 10 nâng cao trung học

phổ thông, Luận văn thạc sỹ, Đại học sư phạm Huế.

15. Vũ Quốc Long (chủ biên) (2007), Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên

môn trường trung học phổ thông, NXB Hà Nội.

16. Lê Phước Lượng (2004), "Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của các thiết bị kỹ thuật - Từ góc độ tiếp cận hệ thống", Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường đại học sư phạm Huế.

17. Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Trần Văn Hiếu, Hồ Văn Liên, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thuý (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung

học phổ thông hiện nay, Trường đại học sư phạm Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Hoàng Trọng Phú (2004), Nghiên cứu khai thác Working Model thiết kế dạy

cơ học vật lý 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,

Trường Đại học sư phạm Huế. 19. Phần mềm Interactive Physics 2000. 20. Phần mềm Interactive Physics 2004.

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia.

22. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),

Phương pháp dạy học vật lý ở trương phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà

Nội.

23. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường

phổ thông, NXB Đại học sư phạm.

24. Lê Thị Ngọc Thủy (2005), Khai thác và sử dụng phần mềm Crocodile Physics trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Huế.

26. Lê Công Triêm (2004), Nghiên cứu chương trình vật lý phổ thông, Trường đại học sư phạm Huế.

27. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý, NXB Giáo dục.

28. Lê Công Triêm (2007), Bài giảng tóm tắt thiết kế bài dạy học vật lý, Trường đại học sư phạm Huế.

29. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học

giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

30. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường THPT

nhờ việc sử dụng MVT và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sĩ,

Trường Đại Học Vinh.

31. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh

trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

32. Phan Gia Anh Vũ (2000), Nghiên cứu, xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học cho chương trình động học và động lực học lớp 10 trung học phổ thông,

Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học Vinh.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng phần mềm interactive physics vào dạy học chương động học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông (Trang 69 - 76)