Kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu Mô phỏng thông lượng hsdpa tron release 99 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 70)

b. Sơ đồ thuật toán chương trình con

3.2.3. Kết quả mô phỏng

Hình 3.5 chỉ ra kết quả mô phỏng thông lượng cell của DCH, HSDPA, tổng thông lượng cell (bằng tổng thông lượng của cả DCH và HSDPA).

Thông số dùng để mô phỏng :

 Khoảng cách từ Node-B đến UE là 500m.

 Công suất của HSDPA từ 3 đến 8 W.

 Công suất max của Node-B là 20 W.

 Type Urban model

 5 code sử dụng trong HS-DSCH.

 Typical Urban (môi trường đô thị), vận tốc UE = 3 km/h, trace length =60s, d = 500m

Hình 3.5. Thông lượng trung bình theo công suất HSDPA trên 1 cell.

Hình 3.6.Thông lượng trung bình theo công suất HSDPA trên 1 cell. Hình 3.6 cho thấy hiệu suất cell trung bình trên HSDPA và DCH đối lập với công suất được cấp, cũng như hiệu suất tổng các cell và đó là tổng hiệu suất trên HSDPA và DCH. Hiệu suất cell HSDPA tăng công suất HSDPA nhiều hơn so với được cấp phát, trong khi đó hiệu suất DCH giảm vào cùng thời điểm đó. Hiệu suất tổng của cell là 1.3 Mbps đối với công suất cấp phát 7-W HSDPA. Vì vậy với HSDPA sử dụng mã 5 HS-PDSCH thì nó mang một dung lượng lớn hơn hơn so với phiên bản 99 là 70%, phiên bản này chỉ mang lại dung lượng kênh là 780 Kbps. Dung lượng tăng như vậy là vì HSDPA có sử dụng hai phương pháp tương quan nhanh và HARQ, thêm vào đó có cơ chế phân tập đa người dùng có sử dụng cơ chế lập lịch cân bằng theo tỷ lệ. Vì vậy đó là một dẫn chứng để nói rằng công suất HSDPA đối lập với DCH dựa trên tài nguyên truyền chung được chia sẻ như thế nào giữa hai loại kênh. Tuy nhiên hiệu suất cell tổng không thay đổi nhiều lắm với công suất truyền HSDPA được cấp phát.

Hình 3.7. Thông lượng trung bình theo công suất HSDPA trên 1 cell. Typical Urban, vận tốc UE = 3km/h, Trace length = 1s, d =400m.

Hình 3.8. Thông lượng trung bình theo công suất HSDPA trên 1 cell. Typical Urban, vận tốc UE = 3km/h, Trace length = 60s, d =200m.

Hình 3.9. Thông lượng trung bình theo công suất HSDPA trên 1 cell.

Nhận xét:

 Ta thấy, khi sử dụng category 12 để mô phỏng thì kết quả nhận được cũng có khác biệt so với lý thuyết. Theo như lý thuyết, thông lượng lớn nhất có thể đạt được khi sử dụng category 12 là 1.8 Mbps [10]. Nhưng qua mô phỏng ta chỉ đạt được thông lượng lớn nhất chỉ đạt 1.7 Mbps cho 7 W công suất HSDPA .Sự sai khác này là do ta xét trong môi trường multifading, 5 mã được sử dụng điều chế [10].

 Nhìn hình vẽ, thông lượng HSDPA của cell tăng khi công suất truyền tăng.Trong khi đó thông lượng DCH lại giảm trong mô phỏng.Vì vậy, ta cần phải điều chỉnh việc sử dụng tài nguyên cho hai loại này để được tốc độ cao nhất.

 Khoảng cách từ Node-B đến UE cũng ảnh hưởng đến thông lượng. Nếu so sánh hai UE ở hai khoảng cách khác nhau thì UE nào có khoảng

cách đến Node-B gần hơn thì tốc độ download đạt được sẽ cao hơn, nhìn lại các hình phía trên.

 Đồng thời, qua mô phỏng thì ta cũng thấy được dường như khoảng cách không ảnh hưởng nhiều đến thông lượng của DCH.

3.5. Kết luận chương

Qua chương này, ta đã tìm hiểu được tốc độ của HSDPA. Qua đó cũng thấy được sự tương quan về thông lượng giữa kênh DCH và kênh HSDPA, để từ đó có thể dễ dàng quản lý cũng như phân phát tài nguyên cho mạng một cách hợp lý nhất.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

trong tương lai tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành viễn thông. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay ở nước ta, việc nắm bắt và triển khai công nghệ mới này là hết sức cần thiết.

Với đồ án này, em đã đi vào tìm hiểu công nghệ HSDPA .  Sự phát triển và tương lai của công nghệ HSDPA

Chính thức được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2005, tính đến cuối năm 2011 đã có 405 nhà cung cấp các sản phẩm ứng dụng công nghệ HSDPA, trong đó có rất nhiều sản phẩm điện thoại di động.

Với những cải tiến mang tính đột phá, HSDPA là một công nghệ đang được chú trọng phát triển. Trên thực tế, thị trường của HSDPA phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt là ở giai đoạn khởi đầu, là ở những nước phát triển, nơi có lượng khách hàng khổng lồ sử dụng điện thoại di động chất lượng cao. Lý do là vì những chiếc điện thoại HSDPA sẽ có giá thành cao hơn hẳn những chiếc điện thoại thông thường – được nhắm vào thị trường những nước phát triển thấp hơn.

Nhu cầu sử dụng điện thoại HSDPA được mong đợi là sẽ đạt con số 150 triệu chiếc, theo phân tích của IDC. Hơn nữa, theo Strategic Analytics, đến năm 2011, 70% điện thoại 3G sẽ sử dụng HSDPA.

Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để HSDPA thực sự trở nên phổ biến. Tính đến cuối năm 2005, hầu hết các nước trên thế giới không có mạng 3G. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động đang cố gắng triển khai mạng 3G và có thể được nâng cấp thành mạng 3.5G theo nhu cầu của thị trường.

Xét về lâu dài, tương lai và sự thành công của công nghệ HSDPA vẫn còn khá mù mờ, bởi đây không phải là công nghệ download và truyền tải dữ liệu duy nhất được phát triển tại thời điểm này. Hơn nữa, những công nghệ truyền thống như CDMA2000 1xEV-DO và WiMax đang là những chuẩn công nghệ có nhiều triển vọng hơn. Do là một phiên bản nâng cấp của W- CDMA, HSDPA không có nhiều khả năng thành công tại những nơi mà W- CDMA đã được phát triển. Do đó, thành công cuối cùng của HSDPA như một

sản phẩm của công nghệ 3.5G sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công của W-CDMA với tư cách là một sản phẩm của công nghệ 3G [13].

Đồ án đã tìm hiểu cơ bản những vấn đề lý thuyết như sau:

- Tình hình phát triển của các hệ thống thông tin di động WCDMA

- Mô tả tổng quan về mạng thông tin di động HSDPA, dựa trên nền công nghệ UMTS.

- Phân tích cấu trúc mạng HSDPA. - Mô phỏng thông lượng của HSDPA.

Hạn chế của đề tài:

- Đề tài mới chỉ đi tìm hiểu cơ bản về HSDPA, và chưa tối ưu hóa chi tiết hiệu suất của HSDPA trong UMTS để từ đó có thể dễ dàng áp dụng cho các vị trí địa lý khác nhau trên thế giới .

Hướng phát triển của đề tài:

- Xây dựng các thuật toán và chương trình đầy đủ kết hợp cả đường lên và đường xuống để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn và thuận lợi trong quy hoạch chi tiết và tối ưu mạng cho từng khu vực cụ thể nhằm đảm bảo công suất phát hợp lý, dung lượng, vùng phủ và chất lượng dịch vụ.

- Kết hợp bản đồ truyền sóng từ đo đạc thực tế và mô hình truyền sóng để thực hiện quy trình tối ưu vùng phủ ở từng vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ 3, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2002.

[3] Wiley, UMTS Networks Architecture Mobility and Services, 2nd Edition, (2005).

[4] Wiley, HSDPA. HSUPA. for. UMTS. High. Speed. Radio. Access. for. Mobile.

Communications. Ebook- Spy.

[5] Jaana Laiho, Radio Network Planning Process and Methods for W-CDMA,

Achim Wacker, ISSN0003-4347 Springer Paris, 2001.

[6] AjayRMishra, Wiley Advanced Cellular Network Planning and

Optimisation 2G/2.5G/3G...Evolution to 4G, John Wiley & Sons Ltd, 2007.

[7] Huawei Technologies Co., Ltd, WCDMA RAN Planning and Optimization

(Basics), Huawei Technologies Co., Ltd, 2008.

[8] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, An ninh trong thông tin di động , Nhà xuất bản Bưu-Điện, 9/2006.

[9] Holma and Toskala, “WCDMA for UMTS, Third Edition”, John Wiley& Sons, Ltd., Chichester, West Sussex, UK, 2004

[10] Harri Holma and Antti Toskala. HSDPA/HSUPA for UMTS: High Speed

Radio Access for Mobile Communications. John Wiley & Sons. June 2006.

[11] HSDPA Channel Coding Implementation Issues (http://www.altera.com). [12] 3GPP. Technical Speci_cation Group Radio Access Network. High Speed

Downlink Packet Access(HSDPA); Overall Description. (3GPP TS 25.308

version 5.4.0).

[13] http://vi.wikipedia.org/, truy nhập cuối cùng ngày 06/12/2011. [14] http://www.tapchibcvt.gov.vn, truy cập cuối cùng ngày 06/12/2011. [15]http://vntelecom.org, truy cập cuối cùng ngày 06/12/2011

Một phần của tài liệu Mô phỏng thông lượng hsdpa tron release 99 luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 70)