Giao thức OSPF

Một phần của tài liệu Định tuyến và thiết kế mạng WAN (Trang 51 - 52)

Chương 3 ĐỊNH TUYẾN VÀ CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN

3.5 Giao thức OSPF

Giới thiệu

Giao thức định tuyến nội vi (IGP) có 2 loại chính là định tuyến theo vector khoảng cách và định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Cả 2 loại giao thức định tuyến này đều thực hiện định tuyến trong phạm vi một hệ tự quản. Chúng sử dụng 2 phương pháp khác nhau để thực hiện cùng một nhiệm vụ.

Thuật toán định tuyến trạng thái theo đường liên kết, hay còn gọi là thuật toán chọn đường ngắn nhất (SPF – Shortest Path First), lưu giữ một cơ sở dữ liệu phức tạp các thông tin về cấu trúc hệ thống mạng. Thuật toán này có đầy đủ thông tin về các router trên đường đi và cấu trúc kết nối của chúng. Ngược lại, thuật toán định tuyến theo vectơ khoảng các không cung cấp thông tin cụ thể về cấu trúc đường đi trong mạng và hoàn toàn không có nhận biết về các router trên đường đi.

Để có thể cấu hình, kiểm tra và xử lý sự cố của các giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết thì việc hiểu các hoạt động của chúng là điều rất quan trọng. Chương này sẽ giải thích cách làm việc của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết, liệt kê các đặc điểm của chúng, mô tả thuật toán mà chúng sử dụng và đồng thời chỉ ra các ưu nhược điểm của loại giao thức này.

Ban đầu, các giao thức định tuyến như RIPv1 đều là các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách. Ngày nay, có rất nhiều giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách đang được sử dụng như RIPv2. IRGP và giao thức định tuyến lai EIGRP. Khi hệ thống mạng ngày càng phát triển lớn hơn và phức tạp hơn thì những điểm yếu của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách lại càng bộc lộ rõ hơn. Router sử dụng giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách học thông tin định tuyến bằng cách cập nhật bảng định tuyến từ các router láng giềng kết nối trực tiếp. Hoạt động cập nhật theo định kỳ này chiếm băng thông cao và cách học thông tin định tuyến như vậy làm cho mạng hội tụ chậm. Giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết thì khác với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách. Giao thức này phát các thông tin về đường đi cho mọi router để các router trong mạng đều có cái nhìn đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Hoạt động cập nhật chỉ được thực hiện khi có sự kiện thay đổi, do đó băng thông được sử dụng hiệu quả hơn và mạng hội tụ nhanh hơn. Ngay khi có sự thay đổi trạng thái của một đường liên kết, thông tin được phát ra cho tất cả các router trong mạng. OSPF là một trong những giao thức quan trọng nhất của loại giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. OSPF dựa trên một chuẩn mở nên nó có thể được sử dụng và phát triển bởi các nhà sản xuất khác nhau. Đây là một giao thức phức tạp được triển khai cho các mạng lớn. Các vấn đề cơ bản về OSPF sẽ được đề cập đến trong chương này.

Một phần của tài liệu Định tuyến và thiết kế mạng WAN (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w