lý có hiệu quả công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa
58,7 (88) 17,3 (26) 15,3 (23) 5,3 (8) 3,3 (5) Trung bình chung 62,0 17,3 16,6 2,8 1,3
Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên ở 5 trường TCCN tỉnh Thanh Hóa cho thấy có sự đánh giá cao về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất. Trong đó ý kiến đánh gía là rất cần và cần chiếm tỉ lệ cao(79,3%).
Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là cần thiết trong quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa.
Giải pháp:Nâng cao nhận thức cho cán bộ, HS về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục học sinh và xây dựng kế hoạch giáo dục HS theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là cần thiết hơn so với các giải pháp khác (ở mức độ rất cần và cần có tỉ lệ là 82% và 81,4%).
Còn giải pháp: Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục học sinh, thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục học sinh, đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa có ý kiến đánh giá thấp hơn về sự cần thiết. Tuy nhiên ở các biện pháp này, số ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết cũng chiếm tỉ lệ 79,3%, 78% và 76%.
Số ý kiến đánh giá mức độ không cần thiết chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Như vậy, sự đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất cơ bản là thống nhất.
3.3.3.2. Tính khả thi của các giải pháp được đề xuất
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n=150)
TT Các giải pháp
Mức độ khả thi của các giải pháp(%)
Rất
khả thi Khảthi khả thiÍt Khôngkhả thi Khôngtrả lời
1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, HS về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa 31,3 (47) 29,3 (44) 26,0 (39) 9,3 (14) 4,0 (6) 2
Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa một cách khoa học 32,0 (48) 27,3 (41) 25,3 (38) 12,7 (19) 2,7 (4) 3 Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa
24,7 (37) 30,7 (46) 27,3 (41) 12,7 (19) 4,6 (7) 4
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa 24,0 (36) 29,3 (44) 30,7 (46) 12,0 (18) 4,0 (6) 5
Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
22,7 (34) 30,0 (45) 30,7 (46) 12,0 (18) 4,6 (7) Trung bình chung 26,9 29,3 28,0 11,8 4,0
So với đánh giá sự cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất có thấp hơn. Số ý kiến đánh giá ở mức độ rất khả thi và khả thi chỉ chiếm tỉ lệ 56,2% ( đánh giá về sự cần thiết là 79,3%).
Nếu sử dụng cách tính điểm hệ số mức độ khả thi theo quy định: mức rất khả thi hệ số điểm 5; mức khả thi hệ số điểm 4; mức ít khả thi hệ số điểm 3; mức không khả thi hệ số điểm 2 và không trả lời hệ số điểm 1, ta sẽ có điểm số chung về tính khả thi của từng giải pháp như sau:
Nếu xét theo điểm số khả thi có thể thấy, điểm tối đa về tính khả thi của một biện pháp là 750 (150 ý kiến x 5 điểm cho mức rất khả thi). Phân tích điểm đánh giá mức khả thi của các biện pháp được đề xuất cho thấy cả 5 biện pháp đều có điểm khả thi lớn hơn điểm khả thi trung bình (> 375 điểm).
Điều đó chứng tỏ, các biện pháp được đề xuất đều có tính khả thi tương đối cao. Cụ thể giải pháp: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, HS về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa có điểm khả thi là 455 > 375 điểm
Giải pháp: Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa một cách khoa học có điểm khả thi là 445 >375 điểm.
Giải pháp: Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa có điểm khả thi là 415 >375 điểm.
Giải pháp: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa có điểm khả thi là 400 > 375 điểm.
Giải pháp: Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa có điểm khả thi là 395 >375 điểm.
Còn xét thứ bậc điểm số khả thi của các biện pháp được đề xuất, có thể thấy biện pháp Nâng cao nhận thức cho cán bộ, HS về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục học sinh và Xây dựng kế hoạch giáo dục học
sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa một cách khoa học là hai biện pháp có tính khả thi cao. Tiếp đến là biện pháp Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa. Biện pháp Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa. Biện pháp Đảm bảo các điều kiện để quản lý có hiệu quả công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa có điểm khả thi là 395 > 375 điểm, có điểm số khả thi thấp nhất trong trong các biện pháp được đề xuất. Tuy nhiên, xét về mặt thống kê, sự khác biệt giữa các biện pháp này là không có ý nghĩa. Vì vậy, các biện pháp về cơ bản là tương đương nhau và có thể triển khai trong thực tiễn quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở thực trạng quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa; tác giả đã đề xuất một số giải pháp và tiến hành khảo sát tính khoa học và tính khả thi của các giải pháp nhằm để khắc phục tính chủ quan.
Hầu hết các ý kiến cho rằng, với các giải pháp được nêu trong đề tài là có cơ sở khoa học và tính khả thi cao; từ đó có thể bước đầu ứng dụng các giải pháp vào quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa. Điều quan trọng là người cán bộ quản lý giáo dục trường học mà đứng đầu là Hiệu trưởng, căn cứ vào khả năng và điều kiện thực tiễn của nhà trường để vận dụng linh hoạt các biện pháp nêu trên thì việc quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các nhà trường sẽ đạt kết quả khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đồng thời giúp các emphát triển nhân cách, cống hiến và trưởng thành.
1. Kết luận
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mac-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta [14].
Hồ Chí Minh là người đầu tiên tìm ra và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt nam đã mạng bản chất mới và được người gọi là “đạo đức cách mạng”. Đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh đã trở thành nguyên tắc ứng xử, thành ý chí niềm tin, thành sức mạnh của toàn dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập, tự do, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày nay.
Trong thế kỷ XXI, trên con đường đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tất yếu và cấp thiết phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ nói chung, cho các thế hệ thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng, hành trang toàn diện cả đạo đức, tri thức và sức khỏe.
Để làm được điều đó trước tiên cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục học sinh, giúp cho các em biết vươn lên với tinh thần, tình cảm và trách nhiệm của mình, làm chủ được một cách đúng đắn tri thức hiện đại, trở thành những con người có đầy tâm, đủ tài, biết “đau với nỗi đau của đất nước, biết lo với nỗi lo chung của đất nước”. Nói cách khác, trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết tự “xoá đói về thông tin, về trí tuệ”, phải biết tự “xoá nghèo về nhân cách và đạo đức làm người”, để thực sự trở thành những công dân vừa “hồng” vừa “chuyên” nhằm xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác đã từng mong đợi.
Thanh Hóa là tỉnh có bề dày truyền thống cách mạng và cũng là cái nôi sản sinh ra biết bao anh hùng dân tộc, nhân tài cho đất nước nên việc đào tạo thế hệ trẻ hôm nay càng được lãnh đạo và nhân dân tỉnh nhà quan tâm đặc biệt. Tuổi trẻ Thanh Hóa đã và đang đi đầu trong rất nhiều phong trào để xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh hơn cũng như góp phần vào quá trình phát triển của đất nước. Với truyền thống anh hùng và vẻ vang đó, ngày nay, trong vận hội mới của dân tộc và của tỉnh, vai trò của thanh niên, SV càng được coi trọng đồng thời với nhiệm vụ của họ cũng càng nặng nề hơn Do đó, vấn đề giáo dục đạo đức và quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành một trong những nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu.
Với tất cả những gì đã trình bày, tác giả muốn đóng góp một phần rất nhỏ vào thực tiễn quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa. Tác giả hy vọng và tin tưởng rằng thế hệ học sinh tỉnh Thanh nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung sẽ luôn vững tin, gắn bó với Đảng, với sự nghiệp đổi mới nhằm đưa đất nước ta đi đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”mục tiêu mà suốt đời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.
2. Kiến nghị
Để góp phần giải quyết và nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi xin phép được đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đối với Bộ GD & ĐT
+ Cần biên soạn, xuất bản nhiều sách vở, tài liệu tham khảo cho CB quản lý, GVCN, phụ huynh HS về những kiến thức cũng như những bài học về đạo đức của Hồ Chí Minh: “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ” của NXB Thanh Niên; “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh” của NXB Chính trị quốc gia; “Đi tới mùa xuân tư tưởng Hồ Chí Minh” của NXB Thanh Niên…
+ Cần bổ sung định biên, thêm chương trình “môn đạo đức học”, hoặc môn “ tư tưởng Hồ Chí Minh” để nó trở thành môn học bắt buộc cũng như có vai trò quan trọng trong các trường Đại học và Cao đẳng, TCCN trên toàn quốc.
+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại rèn luyện chi tiết hơn, cụ thể hơn và yêu cầu cao hơn so với quy định hiện hành cũng như bổ sung, cập nhật các văn bản về khen thưởng, kỷ luật SV phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay.
- Đối với các trường TCCN tỉnh Thanh Hóa
+ Quán triệt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Nhà trường trong từng năm học.
+ Đội ngũ CB quản lý, GV của nhà trường phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh và năng lực chuyên môn, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
+ Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức, đồng thời chủ động kiểm tra giám sát việc thực hiện cuộc vận động trong nhà trường
+ Phát huy tính tích cực, tinh thần tự giác trong tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để hoàn thiện nhân cách của SV, đồng thời liên tục phát động các phong trào cũng như những hoạt động văn hóa, thể thao, tuyên truyền sâu rộng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những hình thức linh hoạt, sáng tạo và sâu sắc
- Đối với gia đình HS
+ Gia đình cần nhận thức đầy đủ về việc quan tâm giáo dục đạo đức cho con em mình, trước hết trở thành những công dân chân chính của nhà trường, người con hiếu thảo của gia đình, học trò đúng mực, tích cực, năng động của nhà trường.
+ Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện đạo đức của SV.
+ Tạo điều kiện động viên con em tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động của đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hoạt động của SV tình nguyện trong nhà trường và tại địa phương.
- Đối với địa phương nơi trường đóng
+ Đối với địa phương nơi trường đóng thì xây dựng khu văn hóa góp phần tạo môi trường lành mạnh để SV sinh hoạt, phấn đấu, rèn luyện đạo đức của một con người chân chính.
+ Phối hợp với nhà trường để kiểm tra, theo dõi, giám sát, uốn nắn những hành vi vi phạm pháp luật cũng như quy định chung của cộng đồng, đồng thời phản ánh kịp thời những sai phạm của SV cũng như lối sống của SV ngoại trú tại địa phương.
+ Thanh niên địa phương cần phối hợp tích cực với Đoàn, Hội SV của trường để tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị đặc biệt là hoạt động tình nguyện để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính sâu rộng và hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho SV, thanh niên của nhà trường cũng như của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản