P
Từ đồ thị trên có thể thấy người tiêu dùng Mỹ sẽ phải tiêu dùng mức giá cao hơn rất nhiều so với giá thế giới. Nếu tiêu dùng các sản phẩm của các nhà sản xuất nội địa, họ phái chịu mức giá (PW + s), cón tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu thì mức giá cũng cao tương đương do các rào cản thương mại và thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất trong nước thậm chí không muốn tiêu thụ trong nước vì xuất khẩu gạo sẽ có lợi hơn nhiều. Người tiêu dùng Mỹ vì thế sẽ phải tiêu dùng với mức giá cao là hậu quả trực tiếp của các chính sách trợ cấp gạo của chính phủ Mỹ.
Không chỉ dừng lại ở ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của các hộ dân, khi gạo là nguyên liệu đầu vào của các quá trình sản xuất khác, các mặt hàng được chế biến từ gạo cũng sẽ tăng giá và người tiêu dùng Mỹ phải chịu một mức giá cao hơn giá thế giới rất nhiều. một trong những thành phần phải chịu hậu quả nặng nề nhất trong xã hội chính là những gia đình có thu nhập thấp, bởi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm chiếm một tỉ lệ lớn trong thu nhập của họ. theo một nghiên cứu mới nhất của OECD, giá lương thực thực phẩm trong nước ở mức cao do chính sách trợ cấp nông nghiệp của chính phủ Mỹ nói chung đã chuyển khoảng 16,2 triệu USD từ người tiêu dùng Mỹ sang túi của các nhà sản xuất nông nghiệp nội địa. tính bình quân, một hộ gia đình phải chi trả khoảng 146 USD mỗi năm cho thuế lương thực và khoản thuế này được tận thu mỗi khi họ bước chân vào cửa hàng thực phẩm hay ăn tối ở nhà hàng.
2.2 Tác động đối với thế giới:
2.2.1 Chính sách trợ cấp gạo của Mỹ làm giảm giá gạo một cách bất công trên thị trường thế giới, thu hẹp thị trường xuất khẩu của các quốc gia khác và gây khó khăn trường thế giới, thu hẹp thị trường xuất khẩu của các quốc gia khác và gây khó khăn cho nông dân ở các nước đang phát triển:
Bằng việc trợ cấp khổng lồ cho mặt hàng gạo, Mỹ đã làm tăng lượng cung về gạo trên toàn cầu và do đó tạo ra sức ép đẩy giá gạo đi xuống. Trong một nghiên cứu ở Viện Cato năm 2005, chính sách trợ cấp gạo của Mỹ đã làm giảm giá gạo trên thế giới khoảng 4-6%. Sự sụt giảm giá gạo này, đến lượt nó lại làm duy trì tình trạng nghèo đói vĩnh viễn của hàng triệu nông dân trồng lúa ở các nước đang phát triển, làm tổn hại nghiêm trọng đến việc xuất khẩu gạo của các nước như Uruguay và Thái Lan.
Trong báo cáo về tình trạng bán phá giá lương thực công bố ngày 11/4/2005, Tổ chức cứu trợ phát triển Oxfam đã chỉ trích việc người nông dân trồng lúa ở Mỹ được bỏ túi hàng tỷ USD mỗi năm từ chính sách trợ cấp giá gạo của Chính phủ Mỹ, từ đó bán phá giá sản phẩm của họ tại thị trường các nước đang phát triển.
a) Đối với các nước nhập khẩu gạo:
Khoản tiền trợ giá cho nông dân trồng lúa ở Mỹ, lên đến 1,3 tỷ USD trong năm 2003, đã ảnh hưởng tiêu cực đến nông dân tại các nước đang phát triển. Một tấn gạo sản xuất ở Mỹ có chi phí trung bình là 415 USD, nhưng lại đang được bán tại các nước như Haiti, Ghana và Honduras chỉ với giá 274 USD. Giá xuất khẩu chỉ bằng 2/3 giá sản xuất đã đưa Mỹ trở thành nước đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan và Việt Nam, bán phá giá khoảng 3,8 triệu tấn gạo mỗi năm trên thị trường thế giới.
Nhiều nước nghèo đã phải hạ thấp hàng rào thuế quan bảo vệ người nông dân trồng lúa của nước họ, xuất phát từ sức ép của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Haiti nước nghèo nhất tại khu vực Tây bán cầu, nơi phân nửa trẻ em còn suy dinh dưỡng, đã được IMF "khích lệ" giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 3% hồi năm 1995.
Việc giảm thuế dẫn đến việc luồng gạo nhập khẩu đổ vào nước này tăng gần gấp 3 lần, mà 95% trong số này là gạo có nguồn gốc từ Mỹ, khiến thị phần của 50.000 nông dân trồng lúa ở Haiti giảm đột ngột. Hiện nay, theo ước tính của Oxfam, có tới 75% lượng gạo mà người dân Haiti tiêu thụ là gạo nhập khẩu từ Mỹ.
Trên thực tế, thóc gạo của Mỹ sẽ không thể cạnh tranh nổi nếu không có trợ cấp ồ ạt của nhà nước. Các nước nghèo buộc phải cạnh tranh với Mỹ, tệ hại hơn, họ còn không có cơ hội tự bảo vệ trước tình trạng bán phá giá. Nếu các nước giàu ở vào thế thượng phong tại WTO thì các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nicaragua và Ai Cập nằm trong số 13 nước đang phát triển buộc phải cắt thuế đánh vào mặt hàng gạo và sẽ trở nên dễ tổn thương trước hàng nhập khẩu rẻ tiền. Trong lúc đó, ngành sản xuất thóc gạo Mỹ lại được lợi nhờ tiếp cận nhiều hơn thị trường của các nước nghèo. Bằng chứng là lợi nhuận của Riceland Foods, Arkansas, Mỹ - nhà máy xay xát lớn nhất thế giới - đã tăng 123 triệu USD từ năm 2002 đến 2003, phần lớn là nhờ tăng được 50% xuất khẩu, đa phần là sang Haiti.
Gạo là một minh chứng hùng hồn về sự phương hại khi một mặt hàng được trợ cấp nặng nề bán phá giá vào một quốc gia đang phát triển. Trợ cấp đã tạo nên một sự khác biệt lớn. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu gạo ở Honduras năm 1991 khiến gạo nhập khẩu từ Mỹ đổ xô vào nước này và giá gạo trong nước giảm đột ngột, việc sản xuất gạo bị tổn hại nghiêm
trọng. Hơn một thập kỷ qua, số lượng các nhà sản xuất gạo đã giảm từ 25.000 xuống còn ít hơn 2.000, lao động trong ngành giảm mạnh từ 150.000 xuống còn không đến 11.200, và quy mô sản xuất gạo thu nhỏ 86%. Hiện nay, Honduras phải dùng những đồng ngoại tệ hiếm hoi của mình để mua gạo, khoảng hơn 20 triệu USD mỗi năm, so với năm 1989 số tiền này là chưa đến 1 triệu USD.
Năm 2004 Mỹ đã chi hơn 1,3 tỷ USD trợ cấp cho 1 vụ mùa mà giá trị ước tính của nó chỉ khoảng 1,8 tỷ USD. Việc trợ cấp gạo của Mỹ sẽ đào hố chôn cho nông dân các nước đang phát triển trong cuộc cạnh tranh với nước Mỹ giàu có mà họ nắm chắc phần thua.
Mexico là một trong những nước bị thiệt hại nhiều nhất bởi chính sách trợ giá nông sản của Mỹ. Từ một nước sản xuất đủ gạo cho nhu cầu trong nước cách đây 17 năm, hiện nay 70% số gạo tiêu thụ trong nước là gạo nhập khẩu, chủ yếu là từ Mỹ, vì gạo trong nước không thể cạnh tranh với giá gạo nhập ngoại do được trợ giá.
b) Đối với các nước xuất khẩu gạo
Uruguay là một nước nhỏ với 3 triệu người ở Nam Mỹ, là nước xuât khẩu gạo lớn thứ 7 thế giới. Gạo chiếm 10% tỉ trọng hàng xuất khẩu của Uruaguay. Trợ cấp gạo của Mỹ có ảnh hưởng xấu tới Uruguay , và tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Brazil, nước thường mua gạo của Uruguay với số lượng lớn có thể sản xuất nhiều gạo hơn. Đã có nhiều năm, 90% gạo của Uruguay được xuất sang Brazil nhưng do chính sách về xản xuất gạo của Brazil, hiện nay nước này đã có thể tự túc gạo đủ cho nhu cầu trong nước mà không cần nhập khẩu gạo nữa. Bởi thế, Uruguay đang tìm cách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác nữa.
Ấn Độ cung cấp 70% tổng khối lượng gạo nhập khẩu vào nước này trong năm 2005. Những nước cung cấp khác có thể kể đến là Mỹ, Thái Lan, và Pakistan. Theo thống kê của hải quan Ấn Độ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Arập Xêut năm 2005 đã giảm 19% so với năm 2004, trong khi xuất khẩu gạo Mỹ sang thị trường này lại tăng lên. Xuất khẩu gạo Mỹ sang vương quốc này năm 2005 đã tăng 12% so với năm trước nhờ giá gạo Mỹ giảm.
2.2.2 Chính sách trợ cấp gạo nói riêng và trợ cấp nông sản nói chung của Mỹ làm chậm vòng đàm phán Doha: làm chậm vòng đàm phán Doha:
Vấn đề trợ cấp nông sản là một trong những rào cản chính ngăn cản sự thành công của vòng đàm phán Doha và chính sách trợ cấp gạo đã gây khó khăn cho Mỹ trong việc đàm phán hiệu quả để yêu cầu mở cửa hơn nữa thị trường ở các nước. Mặc dù các chính sách khác của Mỹ cũng như của các chính phủ khác đều phải chịu chung trách nhiệm trước sự bế
tắc của vòng đàm phán này, nhưng chính sách trợ cấp mặt hàng gạo đóng vai trò là một phần quan trọng gây nên vấn đề nêu trên.
Vòng đàm phán Doha đã bắt đầu từ năm 2001, với tham vọng giúp hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói, thông qua việc hạ thấp hàng rào thương mại ở các nước công nghiệp. Tuy nhiên, đàm phán đổ vỡ sau đó 2 năm tại Cancun do những bất đồng giữa các nước giàu và nước nghèo xung quanh vấn đề trợ cấp nông nghiệp.
Gần đây nhất là cuộc đàm phán ở Potsdam (Đức) giữa đại diện nhóm 4 đối tác buôn bán chính trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) gồm Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Brazil và Ấn Độ (G4) nhằm khai thông vòng đàm phán Doha cũng đã đã thất bại do bất đồng về trợ cấp nông nghiệp.
Mỹ chỉ đồng ý giảm mức trợ giá nông sản xuống mức 17 tỷ USD, trong khi Brazil đòi phải giảm xuống dưới mức 15 tỷ USD.
Tổ chức Thương Mại thế giới đã có nỗ lực mới để làm cầu nối tiến tới thỏa thuận về tự do hóa thương mại các mặt hàng nông sản và công nghiệp giữa những nước giàu và nghèo. Trưởng đoàn đàm phán nông nghiệp, ông Crawford Falconer, đã đề nghị Mỹ cắt giảm viện trợ cho nông nghiệp xuống còn từ 13 – 16 tỷ đô la. Trong một bản tuyên bố kèm theo ông cho rằng đã đến lúc thực hiện việc cắt giảm: “ Thành thật mà nói, chúng ta đã hết cách và hậu quả là sự thất bại sẽ xảy ra đang đến quá gần đến nỗi mà hầu hết chúng ta đều có thể cảm nhận được”.
Tại cùng thời điểm này, các nhà đàm phán phi nông nghiệp đang đề nghị 27 quốc gia đang phát triển cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng công nghiệp xuống tối đa còn 23%. Bên cạnh đó, những quốc gia phát triển sẽ nâng mức thuế quan lên tối đa 8 hoặc 9%. Úc không chấp nhận khoảng cách quá lớn về thuế quan giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển như vậy và do đó các quốc gia phát triển nên được phép tăng tới 10% rào cản thuế quan. Nhưng nhìn chung, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Úc, ông Warren Truss lại quan tâm đến tính “hữu ích” và “xây dựng” để làm nền tảng cho các cuộc thương thuyết khác. Các nỗ lực của Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Brazil và Ấn Độ tại Geneva (Thụy Sỹ) nhằm cứu vãn vòng đàm phán Doha khỏi sụp đổ đã thất bại hôm qua, sau 2 ngày thương thảo, do các nước không thống nhất được với nhau trong vấn đề trợ cấp.
Các thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng, có thể phải mất hơn 5 năm nữa mới nối lại các vòng đàm phán tiếp theo. Ông Pascal Lamy - Tổng giám đốc WTO - cho biết chưa thể đưa ra một thời hạn mới cho vòng đàm phán tiếp theo.
Phía EU đã lớn tiếng chỉ trích Mỹ vì những yêu cầu cứng rắn khiến vòng đàm phán đi vào ngõ cụt. Theo đó, Mỹ đã không muốn chấp thuận một sự linh hoạt trong vấn đề trợ cấp nông nghiệp, thậm chí còn đưa ra các yêu cầu gay gắt hơn trong vấn đề nhạy cảm này.
Washington đã yêu cầu Brussels giảm hơn nữa thuế nhập khẩu nông sản. Mỹ cũng chỉ trích Ấn Độ và Brazil vì đã không linh hoạt trong việc cắt giảm các hàng rào thương mại đối với hàng công nghiệp nhập khẩu.
Trong khi đó, Brazil và Ấn Độ lại đòi hỏi EU và Mỹ phải giảm thuế nhập khẩu nông sản và mở cửa thị trường cho hàng chế biến. EU cho biết đã sẵn sàng giảm 51-54% thuế, nhưng vẫn không chịu đưa vào danh mục giảm thuế những "sản phẩm nhạy cảm".
Các bộ trưởng thương mại WTO cảnh báo rằng, việc trì hoãn vòng đàm phán Doha sẽ khiến cho xung đột thương mại trên thế giới tăng lên.
WTO đau đầu với vấn đề trợ cấp
Các chuyên gia kinh tế của WTO vừa đưa ra báo cáo nghiên cứu về cách thức cũng như tác động của trợ cấp đối với một số lĩnh vực khác nhau. Theo đó, trong khi một số trợ cấp có thể mang lại lợi ích cho xã hội và hạn chế tác động của những nhân tố bên ngoài, nhiều trợ cấp lại có thể gây thiệt hại lớn đến sự phát triển chung.
Báo cáo cho biết, một phần quan trọng của vòng đàm phán Doha là nhằm kêu gọi các nước cắt giảm những hình thức trợ cấp có thể làm méo mó hoạt động thương mại lành mạnh, khuyến khích họ sử dụng hình thức hỗ trợ khác có lợi cho phát triển và bảo vệ môi trường chung.
Rất nhiều thành viên WTO duy trì các chương trình trợ cấp sâu rộng ở nhiều cấp độ từ trung ương cho tới địa phương với vô vàn lý do. Báo cáo nhấn mạnh, do trợ cấp có thể làm méo mó các hoạt động thương mại nên chính phủ các nước thành viên của WTO phải thông báo cho tổ chức này tất cả các hình thức trợ cấp của mình. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ một số ít thành viên chấp hành, do vậy có thể nói thông tin cũng như sự minh bạch liên quan đến việc sử dụng cũng như ảnh hưởng của trợ cấp nhiều khi không được đầy đủ.
Các tác giả của báo cáo đã xem xét đến lý do khiến các nước phải sử dụng hình thức trợ cấp thương mại. Kết quả cho thấy, chính phủ ở một số nước ngày càng mở rộng các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, giúp đỡ các ngành công nghiệp còn kém sức cạnh tranh hoặc bảo vệ môi trường, phân phối lại thu nhập và giúp đỡ người nghèo.
Báo cáo cũng ước tính rằng, trong khi cả thế giới chi khoảng 300 tỷ USD cho hoạt động trợ cấp thì chỉ tính riêng 21 quốc gia phát triển đã chi vào khoảng 250 tỷ USD. Nhìn
chung, tỷ lệ trợ cấp trung bình theo GDP ở các nước đang phát triển thấp hơn so với ở các nước phát triển.
Trợ cấp nông nghiệp ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD - tính cả trợ cấp trong nước và cho xuất khẩu - đang có xu thế giảm. Trong khi đó, trợ cấp công nghiệp lại đang có xu hướng tăng lên và ở hầu khắp các ngành công nghiệp từ khai thác mỏ, than, thép, đóng tàu đến sản xuất ôtô... Không có các dữ liệu để so sánh về phạm vi của trợ cấp trong lĩnh vực dịch vụ, song báo cáo cho rằng có bằng chứng cho thấy các biện pháp hỗ trợ được tập trung chủ yếu trong các ngành như giao thông, du lịch, ngân hàng, viễn thông.
Trong nhiều năm qua, các nguyên tắc về trợ cấp của GATT/WTO ngày càng trở nên rõ ràng và cụ thể hơn. Tuy nhiên, các ý kiến khác nhau cho rằng, cần xem xét những nguyên tắc này đã đủ chặt chẽ để hạn chế các hoạt động trợ cấp thương mại bất hợp pháp hay chưa.
Phần 3: Sự cần thiết phải thay đổi chính sách trợ cấp gạo của Mỹ
Vấn đề trợ cấp nông sản của Mĩ đã gây ra nhiều bất lợi và khó khăn cho nông dân các nước nghèo, đẩy họ vào tình cảnh điêu đứng, Nhưng liệu những nước nghèo có cách gì để phản ứng lại trước những trợ cấp vô lý này của Mỹ không? Liệu việc Mỹ bị kiện ra Tổ