Thực trạng nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên

Một phần của tài liệu Phát triển nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 32 - 40)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1 Thực trạng nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên

Để làm rõ thực trạng lực lượng sản xuất ở huyện tiên phước thì ta cần phân tích một cách rõ nét những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước.

2.2.1 Thực trạng nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước. Tiên Phước.

Thực tiễn đã chứng minh coi trọng nhân tố con người và phát triển nguồn lực con người là bí quyết đi đến thành công và là điều kiện quan trọng nhất quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của các nước. Ở nước Mỹ, công nhân Mỹ được đầu tư một khoản tiền lớn để đào tạo bổ túc về toán, tiếng Anh, cách phát âm...vậy đội ngũ công nhân ở Mỹ không ngừng nâng cao trình độ của mình, ngoài làm việc ra họ còn được trao dồi kiến thức cho bản thân mỗi ngày.

Đối với huyện Tiên phước hiện nay, cần có cái nhìn đúng đắn hơn về vị trí và vai trò của nhân tố người. Phát triển nhân tố người là việc làm hết sức cần thiết, phát triển nhân tố người có nghĩa là phát triển về mặt chất lượng đào tạo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con người phát triển. Nhưng cũng phải xét trong mối quan hệ tương hỗ với các điều kiện hoàn cảnh khác như: kinh tế, xã hội... Con người là cơ quan đầu não của mọi việc, do đó nếu không phát huy một cách có hiệu quả nguồn lực con người thì sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển của tất cả các mặt khác trong đời sống xã hội. Nắm được ý nghĩa của việc phát huy nhân tố con người cũng như từ việc tổng kết lý luận của chủ nghĩa Mac - Lênin, từ thực trạng của lực lượng sản xuất của huyện Tiên Phước ta thấy rằng, sự phát triển của nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước đóng vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất của huyện.

Tính quyết định của nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước thể hiện ở chỗ nếu nhân tố người được đầu tư phát triển thì sẽ tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển và thiết thực nhất là sẽ tạo ra

nguồn sản phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu của người dân nơi đây. Tuy mảnh đất Tiên Phước chứa nhiều tiềm năng, nhưng do điều kiện tự nhiên cũng như trình độ khai thác nơi đây chưa được phát huy nên những nguồn lợi nơi đây chủ yếu còn ở dưới dạng tiềm ẩn. Chỉ có nâng cao trình độ trí tuệ của con người, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực thì mới có thể biến mảnh đất này thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước thể hiện tính đa dạng phong phú cả về mặt trình độ cũng như về sự phân bố trong cơ cấu giữa các ngành và lĩnh vực sản xuất. Theo số liệu thống kê năm 2010 thì lực lượng lao động trên địa bàn huyện là 37.596 người, được phân bố không đồng đều trên mười lăm đơn vị xã. Như số liệu cho thấy, lực lượng lao động của huyện dồi dào, đảm bảo cho sản xuất của huyện được diễn ra thông suốt, sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện mà còn xuất khẩu sang các vùng khác.

Nguồn lao động phân bố không đồng đều trong các ngành sản xuất chủ yếu là tập trung trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tình hình trên được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Nông, lâm, thủy sản 64,31 %

Công nghiệp, xây dựng 14,63 %

Dịch vụ 21,06 %

Số liệu cơ cấu lao động việc làm phân theo ngành kinh tế [23, 147].

Đối với huyện Tiên Phước trong chiến lược phát triển kinh tế, chính sách của huyện là ưu tiến phát triển, tập trung nguồn lao động trong nông, lâm nghiệp chủ yếu là đúng đắn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là việc thực hiện chính sách của người dân trên địa bàn huyện. Chỉ có một bộ phận người dân là hiểu và làm theo chính sách một cách khoa học, còn bộ phận lớn người dân chưa hiểu đúng chính sách và thực hiện một cách máy móc. Một ví dụ cụ thể là: Nếu như chính sách của huyện đưa ra là người dân cần

đầu tư trồng các loại cây như Keo, Gió, và nếu như hộ ông A trồng được cây Keo thu đươc nguồn lợi cao thì hộ ông B cũng lập tức trồng Keo, nếu như ông B trồng trên mảnh đất trống thì không nói làm gì, đằng này nếu trong vườn có các loại cây khác như Cau, Quế đều bị chặt phá hết để trồng Keo. Như vậy, lợi đâu chưa thấy mà chỉ thấy hại trước mắt về nguồn vốn, về công sức...và chưa nói đến việc cây Keo trồng đại trà nên mất giá, có những hộ không thu được lại nguồn vốn ban đầu.

Một thực trạng nữa cũng tương tự như trường hợp trên là việc nuôi Trùn Đất ở huyện, người dân tiến hành nuôi mà không biết nó có thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây hay không, đồng thời họ không khảo sát thị trường tiêu thụ trước khi nuôi nên sản phẩm làm ra không được tiêu thụ, hoặc bán không được giá.

Từ những dẫn chứng trên ta thấy người dân trên địa bàn huyện còn bộ phận lớn còn mù mờ về việc làm kinh tế, họ làm theo phong trào, làm theo kiểu bắt chước chứ không có định hướng tính toán trước về nguồn vốn, về điều kiện đất đai thổ nhưỡng cũng như không quan tâm đến đầu ra của sản phẩm, do đó chất lượng của việc làm kinh tế kém hiệu quả. Vậy vấn đề đặt ra là thực trạng của vấn đề trên là do đâu. Thực trạng của vấn đề trên không phải là do chính sách, chính sách đúng nhưng việc ban hành chính sách đến người dân chưa có phương pháp, chưa có khoa học nên người dân không hiểu, thêm vào đó trình độ của người dân còn thấp, không đủ để tiếp thu và vận dụng một cách linh động việc thực hiện chính sách. Trước thực trạng này đòi hỏi những cán bộ chủ chốt của huyện cần phải trăn trở hơn nữa trong việc đào tạo đội ngũ tuyên truyền các chính sách đề ra, và cần phải đi sâu, đi sát vào thực tế của nhân dân để biết được cần phải phát huy nguồn nhân lực này sao cho hợp lý, có như vậy mới đảm bảo nâng cao mức sống cho toàn huyện.

Con người Tiên Phước cần cù, thông minh, nhanh nhẹn nhưng để hòa nhập với nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập quốc tế thì đây thực

sự là một trở ngại lớn. Phải nâng cao trình độ kỹ thuật, xây dựng một đội ngũ lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật đáp ứng cho từng ngành, lĩnh vực lao động cho toàn huyện. Như vậy chiến lược phát triển nhân tố con người được huyện Tiên Phước xác định là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu hiện nay.

Nguồn lao động của huyện dồi dào nhưng phần lớn là chưa qua đào tạo nghề, nếu như qua đào tạo thì phần lớn nguồn lao động chủ yếu ở trình độ tốt nghiệp cấp 2,3. Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, cuộc sống làm nông không đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời những bậc cha mẹ hầu như chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học của con mình, gia đình lại đông con (hầu như gia đình nào cũng bình quân từ 3 - 4 người con trở lên), nên các em đến tuổi 15, 16 là bỏ học để đến những xí nghiệp làm việc để kiếm sống. Vậy chất lượng lao động ở đâu khi hàng năm trên địa bàn huyện tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên. Chưa nói tới một bộ phận người ở độ tuổi từ 16 - 22, bỏ học sớm, ở nhà không có việc làm, do họ không chủ động tìm việc làm cho mình, nên dễ dẫn đến những thói hư tật xấu, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp...đây là mối lo ngại lớn của xã hội.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện Tiên Phước như sau:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng số (đơn vị tính: người) Lao động phổ thông Sơ cấp, trung cấp

Đại học Trên đại học

5.450 4.118 1112 157

Tiên phước có địa hình thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, con vật nuôi, huyện có chính sách phát triển kinh tế vườn và chăn nuôi trang trại, trong những năm qua đạt được nhiều thành quả. Nhưng thực tế đáng lo ngại ở đây là đội ngũ cán bộ phục vụ trong việc chăm sóc cây trồng con vật nuôi còn rất ít, mỗi xã chỉ có từ một đến hai cán bộ. Dịch bệnh thì thường xuyên xảy ra, do đó khi dịch bệnh xuất hiện sẽ không được chữa trị kịp thời

làm cho bệnh dễ lây lang trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân.

Đồng thời lực lượng lao động của huyện chủ yếu tập trung đến các thành phố khác để làm việc như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... vì những nơi đây có nhiều công ty, xí nghiệp đồng thời tiền lương cũng đáp ứng được nhu cầu chi tiêu trang trải cuộc sống của họ. Những người có học vấn từ trung cấp trở lên hầu như không thích về làm việc tại huyện vì họ cho rằng không có điều kiện để phát triển, vậy nguồn lực đưa đi đào tạo lần lược rời xa quê hương. Vấn đề cấp thiết đặt ra là huyện cần phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực, để nguồn nhân lực sau khi được đào tạo này trở về phục vụ cho huyện, có như vậy mới tạo được cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội lâu dài của huyện, đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại ngày nay.

Nhân tố người trong lực lượng sản xuất có một bộ phận quan trọng, nếu bộ phận này đủ năng lực trình độ thì sẽ đề ra những chính sách đúng đắn cho sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đội ngũ này sẽ tiến hành triển khai có hiệu quả các chính sách vào trong đời sống nhân dân. Đó chính là đội ngũ cán bộ đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi việc” [19, 487], “Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [19, 492].

Nắm được tình hình đó, hằng năm huyện ủy, Ban thường vụ huyện ủy đã tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, kiểm tra giám sát cán bộ đảng viên. Hiện nay, Đảng bộ huyện Tiên Phước có 51 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc huyện ủy, trong đó có 17 đảng bộ, 34 chi bộ cơ quan, tổng số đảng viên là 1546 đồng chí. Lực lượng cán bộ đảng viên của huyện đảm bảo công tác lãnh đạo trên địa bàn huyện, luôn được tỉnh ủy đánh giá cao. Trong tám năm liền (2003 - 2010) Đảng bộ huyện Tiên Phước luôn là ngọn cờ đầu của phong trào thi đua ngành kiểm tra khu vực miền núi toàn tỉnh. Để đội ngũ này không ngừng lớn mạnh, hằng năm Đảng bộ huyện luôn thực hiện các

đợt thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện bồi dưỡng, nâng cao chính trị để giữ vững lập trường quan điểm của Đảng.

Nhân tố người trong trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước có một bộ phận là đồng bào dân tộc Kor sinh sống ở hai xã Tiên An, Tiên Lập, có trình độ nhận thức còn thấp, đời sống kinh tế rất khó khăn. Họ quen sống với lối sản xuất cũ đồng thời cùng với những tập tục của họ nên để phát huy nguồn nhân lực này thực sự là việc làm đầy khó khăn và phức tạp.

Nhân tố người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, do vậy, trong những năm qua huyện Tiên Phước đã không ngừng phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng xây dựng hệ thống trường lớp một cách quy cũ, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy để đáp ứng với sự nghiệp giáo dục mới. Số học sinh trên toàn huyện như bảng số liệu sau: Tổng số(người) 17.269 Tiểu học 5.868 Trung học cơ sở 6.018 Trung học phổ thông 2.999 Mẫu giáo 2.384

Bảng số liệu học sinh ở huyện Tiên Phước năm 2010 [23,141]

Huyện có hơn 1000 cán bộ giáo viên, cứ bình quân 3 người dân thì có 1 người đi học. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, toàn huyện tiến hành xong phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, nhiều trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, hàng ngàn học sinh Tiên Phước theo học ở các trường đại học, cao đẳng, hàng chục người đã đạt được các học vị cao như tiến sĩ, thạc sĩ...

Đội ngũ cán bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh được tăng cường. Mạng lưới y tế từ huyện đến xã thôn được phát triển nhanh. Đội ngũ cán bộ y, bác sỹ trên toàn huyện theo bảng số liệu sau:

Tổng số(người) 240

- Chuyên khoa cấp II 21

- Bác sỹ 74

- Y sỹ 47

- Kỹ thuật viên Đại học y 38

- Y tá 8

- Nữ hộ sinh 32

2. Ngành dược 7

- Dược sỹ trung cấp 5

- Dược tá 2

Đội ngũ cán bộ y tế huyện Tiên Phước năm 2010 [23, 145]

Đội ngũ cán bộ y, bác sỹ này sẽ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe trên địa bàn huyện, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước chỉ được phát huy toàn diện khi trên địa bàn huyện giảm tới mức tối đa và đi đến xóa sạch hộ nghèo. Trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao:

Tổng số(người) 5.561

Nghèo phát sinh 1.824

Thiếu kinh nghiệm 390

Thiếu lao động, thiếu việc làm 1.090

Đông người ăn theo 1.781

Già cả 506

Thiếu vốn 478

Thiếu đất sản xuất 50

Có người mắc tệ nạn xã hội,lười lao động 99 Có người ốm tàn tật,mất khả năng lao động 1167

Bảng số liệu hộ nghèo trên địa bàn huyện Tiên Phước năm 2010[23, 145].

Để phát triển nhân tố người trong lực lượng sản xuất trước hết phải nâng cao đời sống của những hộ nghèo. Huyện Tiên Phước cũng đã có rất nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo như đầu tư nguồn vốn làm ăn cho những hộ nghèo, cung cấp cây trồng, con vật nuôi để tăng gia sản xuất, hay xây nhà ở cho những hộ quá khó khăn, trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên sau nhiều lần chứng kiến những buổi họp thôn

xét hộ nghèo ở xã mình (xã Tiên Lãnh thuộc huyện Tiên Phước) em thấy một thực trạng đáng lo ngại ở đây là: Nhiều hộ nghèo không muốn mình thoát khỏi nghèo, sau khi điều tra mới biết được rằng, vì thoát khỏi hộ nghèo họ sẽ không được nguồn viện trợ của Nhà nước nữa do đó họ phải đấu tranh cho bằng được để vào hộ nghèo. Một thực trạng đáng lưu ý nữa là sau khi nhận nguồn viện trợ của Nhà nước thì một số hộ nghèo chuyên tâm làm ăn, sản xuất, nhưng có nhiều hộ thì sử dụng nguồn vốn đó sai mục đích, chi tiêu phung phí nên năm này qua năm nọ nghèo vẫn hoàn nghèo. Ở đây ta thấy ý thức tự giác lao động sản xuất của một bộ phận người dân chưa cao. Do vậy, muốn hoàn thành tốt công tác phát triển nhân tố người thì phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng như trong lao động sản xuất.

Từ việc phân tích thực trạng nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước ta có thể đưa ra những mặt tích cực và hạn chế của nhân tố người nơi đây như sau:

Mặt tích cực:

- Tiên phước có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu cho việc sản xuất không những trên địa bàn huyện mà còn lao động, làm việc sang các vùng khác trên cả nước.

- Con người Tiên Phước thông minh, cần cù, chịu thương chịu khó có thể vượt qua mọi khó khăn để nâng cao đời sống của mình.

- Nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước về cơ

Một phần của tài liệu Phát triển nhân tố người trong lực lượng sản xuất ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w