Th Xuân, t nh Thanh Hoá. ọỉ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 61)

CHƯƠN G2 THC TR NG Q UN LÝ CÔNG TÁC CH NH IM CÁC ỆỞ TRƯỜNG THPT HUYN TH XUÂ NT NH THANH HOÁ ỌỈ

Th Xuân, t nh Thanh Hoá. ọỉ

liền với trung du và miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Phía Bắc - Tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc, phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây giáp huyện Thường Xuân, phía Đông - Đông bắc giáp huyện Yên Định, phía Đông - Đông nam giáp huyện Thiệu Hoá.

Từ thành phố Thanh Hoá, theo trục đường 47 đến huyện lị Thọ Xuân chỉ có 36 km. Từ Thọ Xuân lên biên giới Na Mèo gần 150km. Toàn huyện có 38 xã và 3 thị trấn nằm dọc đôi bờ hữu ngạn và tả ngạn sông Chu. Chính vị trí địa lí đặc biệt như vậy đã tạo cho Thọ Xuân nhiều thế mạnh và sắc thái riêng mà nhiều vùng đất khác không có. Trong suốt trường kì lịch sử, vùng đất của “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” này đã trở thành điểm hẹn lí tưởng để các dòng người từ khắp mọi phương đổ về khai phá, lập nghiệp, sinh tồn và phát triển thành một huyện Thọ Xuân giàu đẹp như hôm nay.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 30.035,58 ha với dân số tính đến năm 2009 khoảng 300.000 người, thuộc ba dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng sống hoà thuận bên nhau. Có thể nói Thọ Xuân là nơi có nền kinh tế - văn hoá, chính trị ổn định và phát triển, là vùng đất, lịch sử, văn hoá giàu truyền thống cách mạng.

Về cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực cố gắng của nhân dân trong huyện, kinh tế có nhiều chuyển biến tích

cực. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vật nuôi cây trồng đã đem lại hiệu quả phát triển rõ nét. Đặc biệt khu vực kinh tế Lam Sơn-Sao Vàng phát triển khá năng động. Trên khu vực này có nhà máy đường Lam Sơn một trong những đơn vị dẫn đầu phong trào mía đường của cả nuớc.

Theo báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXV thì:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong huyện đạt 13%/năm - GDP bình quân đầu người: 940 USD/năm

- Bình quân lương thực: 495 kg/người/năm.

Vùng đất Thọ Xuân được biết đến với tư cách là quê hương của nhiều danh nhân đất nước, nhiều hào kiệt qua các thời đại và đặc biệt là đất phát tích của hai vương triều Tiền Lê (Lê Hoàn) và Hậu Lê (Lê Lợi) hiển hách. Người dân Thọ Xuân có truyền thống hiếu học từ lâu đời, luôn được giữ gìn và phát triển.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT của huyện Thọ Xuân

Hiện nay, huyện Thọ Xuân có 89 trường phổ thông, trong đó 41 trường Tiểu học, 42 trường THCS, 6 trường THPT. Ngoài ra còn có 1Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 1Trung tâm giáo dục kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề và có 42 trường Mầm non ngoài công lập.

Nhìn chung mạng lưới trường lớp được sắp xếp một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng GD & ĐT.

2.1.2.1. Quy mô phát triển giáo và chất lượng giáo dục THPT.

Tình hình giáo dục THPT huyện Thọ Xuân được thể hiện rõ qua các bảng 2.1 và 2.2 sau:

Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, HS và chất lượng HS THPT. Năm học Số trường THPT Số lớp Số HS Chất lượng HS Hạnh kiểm (tỉ lệ %) Học lực (tỉ lệ %)

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu, kém

2007-2008 6 186 8950 79.1 15.1 5.1 0.7 2.2 46.4 46.1 5.3 2008-2009 6 183 8974 80.1 14.7 4.7 0.5 2.4 45.4 47.1 5.1 2009-2010 6 182 8454 79.5 15.3 4.6 0.6 2.3 43.4 49.8 4.5 1010-2011 6 180 8364 80,0 15,0 4,0 1,0 3,0 49,0 44,0 4,0

(Số liệu của các trường THPT từ 2007-2011. Nguồn sở GD&ĐT T.Hoá)

Bảng 2.2. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT và đậu ĐH.

Năm học Số HS lớp 12 Kết quả thi tốt nghiệp và ĐH

Tỉ lệ tốt nghiệp (%) Tỉ lệ đậu ĐH (%)

2007-2008 2856 92.0 25.8

2008-2009 2845 90.0 27.5

2009-2010 2825 98.7 29.6

1010-2011 2792 99.0 32,1

(Số liệu của các trường THPT từ 2008-2011. Nguồn sở GD&ĐT T.Hoá)

Nhìn chung các bậc học, ngành học có quy mô trường lớp ổn định, đảm bảo chất lượng, trong đó bậc THPT nằm trong tốp đầu của tỉnh. Toàn huyện có 6 trường THPT công lập, ngoài ra có 1 TTGDTX và 1 TTHN-DN. Tỉ lệ tuyển sinh vào 10 hàng năm đạt hơn 80%.

đối. Như năm 2010-2011 vừa qua, tỉ lệ tốt nghiệp là 99% và tỉ lệ học sinh đậu ĐH là 32,1 %, trong đó dẫn đầu là trường THPT Lê Lợi.

2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ, GV trường THPT thuộc huyện Thọ Xuân.

Đội ngũ cán bộ QL, GV THPT huyện Thọ Xuân thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL, GV các trường THPT huyện Thọ Xuân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm học Cán bộ QL (%) Đội ngũ GV(%) Số lượng Trên ĐH Chuẩn QLNN LL chính trị Số

lượng Trên ĐH Đạt chuẩn

Cao cấp Trung cấp 2008-2009 19 15.8 94.7 26.3 73.7 321 5.6 94.4 2009-2010 19 15.8 100.0 26.3 73.7 323 6.2 93.8 2010- 2011 18 22.2 100.0 38.9 61.1 341 7.5 92.5 Nhận xét về đội ngũ cán bộ QL và CBGV:

Trình độ chuyên môn cũng như lý luận chính trị của các nhà quản lý đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Hiện nay, tất cả CBQL các trường THPT huyện Thọ Xuân đều đạt chuẩn về quản lý nhà nước. Trong số 18 CBQL thì có 1 người đã có bằng thạc sỹ 5 người đã tốt nghiệp Cử nhân QLGD, còn lại đều có chứng chỉ về QL nhà nước. Đây là yếu tố thuận lợi để các nhà QLGD đổi mới QL và để QL sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay, trong đó có QL công tác chủ nhiệm lớp. Đội ngũ GV đều đạt chuẩn và trên chuẩn về CM. Tỷ lệ GV có chứng chỉ tin học tăng dần qua các năm do sở GD&ĐT Thanh Hoá tăng cường công tác bồi dưỡng tin học cho CBGV, coi đây là yêu cầu bắt buộc.

Với chất lượng đội ngũ CBQL và GV như vậy, có đủ cơ sở để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.

2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THPT huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.

2.2.1. Thực trạng nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm về công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THPT huyện Thọ Xuân Thanh Hoá.

- Để đánh giá thực trạng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết chúng tôi khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của chủ nhiệm lớp trong các trường THPT huyện Thọ Xuân.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 15 cán bộ quản lý và 95 giáo viên của 6 trường THPT: Lê Lợi; Lê Hoàn, Lê Văn Linh, Lam Kinh, Thọ Xuân 4, Thọ Xuân 5.

Kết quả: cho ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên đối với vai trò của chủ nhiệm lớp

TT Nội dung khảo sát Các mức độ đánh giá x Thứ

bậc CBQL Giáo viên

1

Đội ngũ GVCN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc THPT, nhiệm vụ năm học.

1,8 1,7 1,75 2

2

Hiện nay đội ngũ gv trong các trường đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng đứng trước yêu cầu mới đang bộc lộ sự hẫng hụt về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có năng lực.

1,9 1,5 1.7 3

3

Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao.

2 2 2 1

Chú thích: Đồng ý: 2 điểm; phân vân: 1 điểm; không đồng ý: 0 điểm

Cả ba nội dung được hỏi về sự cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp, đều được đa số ý kiến đã khảo sát tán thành sự cần thiết của chúng. Trong đó nội

dung thứ ba: ĐTB: x=2, xếp thứ bậc 1, có tới 100% ý kiến được hỏi đồng ý, chứng tỏ rằng chúng ta phải tăng cường việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo các tiêu chí: có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm ứng xử, có lòng tâm huyết, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao.

Nội dung 1: Đội ngũ GVCN lớp có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc THPT, nhiệm vụ năm học. Có ĐTB x = 1,75; xếp thứ bậc 2.

Nội dung 2: Hiện nay đội ngũ GV trong các trường đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng đứng trước yêu cầu mới đang bộc lộ sự hụt hẫng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, có ĐTB: x = 1,7; xếp thứ bậc 3. Điều đó thể hiện chúng ta phải đầu tư bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp.

Kết quả khảo sát đó phản ánh rằng, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên đã nhận thức tương đối đúng đắn về vai trò quan trọng của hoạt động chủ nhiệm lớp trong các nhà trường, thể hiện trong ba nội dung nêu trên đều có ý kiến được hỏi đồng ý cao, thấy được mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh, với học sinh, với nhà trường, với xã hội.

- Nội dung công việc của chủ nhiệm lớp phải làm, đánh giá thực trạng nhận

thức của giáo viên về những việc đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khảo sát 15 cán bộ quản lý và 95 giáo viên của 6 trường THPT: Lê Lợi; Lê Hoàn, Lê Văn Linh, Lam Kinh, Thọ Xuân 4, Thọ Xuân 5 về công việc của giáo viên chủ nhiệm, kết quả cho ở bảng 2.5.

Bảng2.5: Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên đối với công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp.

TT Nội dung công việc Các mức độ đánh giá x Thứ bậc CBQL Giáo viên

1 Tìm hiểu đánh giá tình hình lớp, tìmhiều lý lịch hoàn cảnh từng học sinh 2 1,98 1,99 1 2 Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp 2 1,92 1,96 4

3 Làm công tác tổ chức lớp 2 1,97 1,99 1

4 Làm công tác tư tưởng, chính trị, động

viên học sinh 2 1,92 1,96 4

5 Chỉ đạo các hoạt động tháng, tuần, năm 2 1,90 1,95 6 6 Chỉ đạo các hoạt động của lớp trong

từng thời kỳ 2 1,82 1,91 8

7

Phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục

2 1,94 1,97 3

8 Tìm hiểu tâm lý, tâm tư nguyện vọngcủa học sinh 2 1,8 1,90 9 9 Tổ chức giáo dục đạo đức, giáo dụctruyền thống nhà trường cho học sinh 2 1,84 1,92 7

10 Tổ chức kiểm tra 2 1,64 1,82 11

11 Điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra 2 1,7 1,85 10

Chú thích:

Đồng ý: 2 điểm; Đồng ý 1 phần: 1 điểm; Không đồng ý: 0 điểm

Xét về tỷ lệ phần trăm số người được hổi ý kiến cho thấy cả 11 nội dung công việc của GVCN lớp đều được đại đa số giáo viên cho rằng đó là những việc cần thiết (nội dung được nhiều ý kiến đánh giá là cần thiết chiếm tới 1,99 điểm nội dung được ít ý kiến cho là cần thiết cũng chiếm 1,82 điểm). Điều đó chứng tỏ tuyệt đại đa số giáo viên đều đánh giá các công việc trên là rất cần thiết đối với công tác chủ nhiệm lớp.

Xét theo điểm số ta có thể phân tích mức độ cần thiết của các công việc như sau:

từng học sinh; điểm TB x = 1,99 xếp thứ bậc 1, điều này thể hiện tất cả giáo viên chủ nhiệm đều làm và làm tốt, thấy được tầm quan trọng của công tác này.

Công việc 3: Làm công tác tổ chức lớp; điểm TB x = 1,99; xếp thứ bậc 1, thể hiện giáo viên chủ nhiệm xác định phải làm tốt công tác tổ chức lớp như: xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, xây dựng chi đoàn học sinh, việc phân chia tổ, ổn định chỗ ngồi, trang trí lớp...

Công việc 7: Phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục, điểm TB x=1,97 xếp thứ bậc 3. Có làm tốt công tác này chính là làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, vận động mọi người trong và ngoài xã hội ủng hộ các phong trào thi đua của lớp.

Công việc 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, điểm TB x=1,96; đứng xếp hạng thứ bậc 4, là công việc bắt buộc của giáo viên chủ nhiệm lớp, qua tìm hiểu thực tế, có kế hoạch phấn đấu để đạt được mục tiêu của trường đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học.

Công việc 4: Làm công tác tư tưởng, chính trị, động viên học sinh; ĐTB x

=1,96; xếp thứ bậc 4. Làm tốt công tác này để động viên học sinh hăng hái thi đua học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong, giải quyết tốt các mâu thuẫn nội tại để mọi người hiểu nhau, đoàn kết thi đua xây dựng lớp, trường thành tập thể tiên tiến.

Công việc 5: Chỉ đạo các hoạt động tháng, tuần năm, ĐTB x=1,95; xếp thứ bậc 6. Để phù hợp với các hoạt động chung của trường, giáo viên chủ nhiệm lớp xác định các hoạt động của lớp trong từng tuần, tháng, năm phải làm gì để có những quyết sách đúng đắn trong từng công việc.

Công việc 9: Tổ chức giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống nhà trường , ĐTB x=1,92; xếp thứ bậc 7. Giáo viên chủ nhiệm phải xác định phải làm công việc gì để giáo dục đạo đức, thông qua các giờ sinh hoạt lớp, thông qua các hoạt

động tập thể để học sinh thấy yêu trường, yêu lớp, thông qua các câu chuyện, qua giao tiếp... để tuyên truyền về truyền thống nhà trường.

Công việc 6: Chỉ đạo các hoạt động của lớp trong từng thời kỳ, ĐTB x

=1,91; xếp thứ bậc 8. Điều này thể hiện giáo viên phải xác định được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của lớp trong từng thời kỳ, xác định những việc phải làm ngay của lớp để làm sao phối hợp nhịp nhàng các công việc của trường, của lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công việc 8: Tìm hiểu tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của học sinh, ĐTB x

=1,90; xếp thứ bậc 9. Đây là công việc bất cứ giáo viên chủ nhiệm nào cũng phải thực hiện, có hiểu được tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của học sinh thì mới đề xuất biện pháp giáo dục quản lý học sinh phù hợp. Đặc biệt có làm tốt điều này thì công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt mới có hiệu quả.

Công việc 11: Điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra, ĐTB x =1,85; xếp thứ bậc 10. Đây là công việc bắt buộc phải làm của giáo viên chủ nhiệm lớp, sau kiểm tra phát hiện mặt làm tốt thì phát huy, mặt làm chưa tốt phải rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân để khắc phục và điều chỉnh các biện pháp quản lý học sinh, các biện pháp quản lý lớp.

Công việc 10: Tổ chức kiểm tra, ĐTB x = 1,82; xếp thứ bậc 11, có hoạt động phải có kiểm tra để thấy hiệu quả của công việc giáo viên chủ nhiệm đã làm, thấy ưu, tồn tại của các biện pháp đã đưa ra, thấy kế hoạch vạch ra có tính khả thi không? kiểm tra để thấy thực hiện các mục tiêu đặt ra đạt mức độ nào để có điều chỉnh các hoạt động.

Như vậy trong khi đánh giá mức độ cần thiết của công việc chủ nhiệm lớp, đều cho thấy, người giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều việc phải làm và những công việc đó đều rất cần thiết.

2.3. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá.

2.3.1. Thực trạng quảng lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Quản lý về số lượng: Nhìn chung định biên biên chế giáo viên trong trường THPT được thực hiện theo thông tư liên tịch số 35 /2006/TTLT-BGDĐT-BNV

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 39 - 61)