đoạn 2008 – 2010
1 - Đẩy mạnh CNH-HĐH đặc biệt trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, phát triển nghành nghề phi nông nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển các nghành công nghiệp, dịch vụ, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề và trang trại.
2 - Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động để tăng mức cầu lao động CN, XD và DV trên thị trường lao động, thu hút mạnh mẽ lao động nông thôn.
- Đầu tư phát triển những ngành mà VN có lợi thế, những ngành nghề kinh tế mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật cao song song với những ngành CN đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều nhưng thu hút được nhiều lao động.
- Hình thành khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế mở.
- Đổi mới, sắp xếp lại DN nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống của người lao động
- Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân (bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp) nhằm phát huy mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư, đẩy mạnh các ngành dịch vụ và thương mại, khai thác tiềm năng du lịch của đất nước.
3 - Thực hiện tốt các chương trình có trọng điểm của đất nước, gắn các dự án tạo việc làm như một bộ phận không thể thiếu trong các chương trình dự án này.Tăng cường đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề trong cả nước. Đồng thời đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị cho đội ngũ doanh nhân. Nắm bắt tín hiệu của thị trường lao động đã qua đào tạo để đảm bảo gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu về lao động, đảm bảo đồng bộ giữa các yếu tố lao động, vốn, đất đai, công nghệ, …trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, thúc đẩy CNH-HĐH đất nước.Thực hiện các chính sách khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất, chú trọng khuyến khích phát triển ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều lao động.Có các chính sách và dự án tạo việc làm cho nông dân, đặc biệt là nông dân ở các vùng thu hồi đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm cho lao động thanh niên nông thôn.
4 - Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 đã được thủ tướng phê duyệt.Tập trung nguồn vốn của quỹ cho vay giải quyết việc làm đối với dự án thu hút nhiều lao động, đối với khu vực nông thôn, vay vốn để phát triển kinh tê gia đình, tạo nhiều việc làm tại chổ, góp phần giảm bớt áp lực lao động nông thôn ra
thành phố làm việc. Đẩy mạnh thực hiện các dự án tạo việc làm, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả, chất lượng của hệ thống dịch vụ việc làm gắn với việc triển khai các chính sách thị trường lao động trong biểu hiện thất nghiệp, chính sách tiền lương, đảm bảo sự bình đẳng về quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế.Tổ chức tốt thông tin thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, phục vụ yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động.
5 - Cải cách toàn diện, sâu sắc cơ chế thu hút vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở (giao thông, điện lưới, trường học, chợ, hệ thống thông tin liên lạc…) tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
6 - Quan tâm tới công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đưa chương trình xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, đồng bộ theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt chú ý cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng người lao động xuất khẩu để tham gia vào thị trường lao động có giá trị cao tạo nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội trong nước và nâng cao mức sống của người dân.Có giải pháp chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và tạo cơ hội cho người lao động có cơ hội tham gia vào thị trường này. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo nguồn lao động có tác phong công nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật, có văn hoá ứng xử, hiểu rõ phong tục tập quán của nước sở tại và trình độ ngoại ngữ tốt.
*/Các kiến nghị
Đối với nhà nước :
-Có chính sách giải quyểt việc làm đối với các khu vực bị mất đất do giải phong mặt bằng để phát triển kinh tế
-Xây dựng chính sách bảo hộ quyền lao động
- Phân bổ họp lý các nguồn ngân sách cho các vùng để đào tạo nguồn nhân lực
- Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động - Có các chính sách mở rộng quy mô sản xuất.
Đối với doanh nghiệp
-Tận dụng hết khả năng của mình để giải quyết tạo việc làm cho ngưòi lao động
-Thu hút vốn đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp. -Có chính sác hỗ trợ và bảo hộ cho người lao động. -Tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động.