Ảnh hưởng tới thị trường hàng hoá và dịch vụ, việc làm

Một phần của tài liệu Khủng hoảng của các nước và bài học rút ra cho VN (Trang 27 - 28)

- Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải thiện nhưng nói chung vẫn còn nhiều

khó khăn. Trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô do chi phí sản xuất tăng, đặc biệt là lãi vay ngân hàng. Một số hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ giảm so với năm 2007. Năm 2008, Việt Nam đón được 4,235 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 0,15% so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009, theo ước tính, trong 11 tháng, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trên 3,4 triệu lượt khách giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008. Qua tháng 12, ước có khoảng 400.000 lượt khách quốc tế vào VN, nhờ vậy đã đưa mức giảm của cả năm xuống còn 11,5%.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn đã và đang có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, kênh lao động cũng là kênh bị ảnh hưởng, nhất là lao động làm trong các doanh nghiệp xuất khẩu. Tình trạng mất việc làm có xu hướng gia tăng nhanh trong các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như giày da, dệt may, chế biến thủy sản, chế biến gỗ, hay tại các làng nghề với nhiều lao động không có đăng ký đến từ các địa phương khác. Theo ước tính, năm 2008, Việt Nam chỉ tạo ra trên 800 nghìn việc làm mới (năm 2007 là 1,3 triệu); thất nghiệp tăng từ 4,64% (năm 20007) lên 5% (năm 2008). Xu hướng tác động của khủng hoảng đối với các nhóm doanh nghiệp như cầu lao động, tiền lương và đời sống của người lao động, quan hệ lao động trong doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động và chất lượng việc làm.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng của các nước và bài học rút ra cho VN (Trang 27 - 28)