Nguồn nhân lực, tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ hùng vương, thành phố hồ chí minh (Trang 29)

nước.

Khi nói đến thế mạnh của Việt Nam đế phát triển nền kinh tế người ta thường nhắm tới nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng và lực lượng lao động dồi dào. Thực tế hai nhóm nhân tố trên chỉ đáp ứng được điều kiện cần cho sự phát triển nền kinh tế. Với thế mạnh về lực lượng hiện nay chúng ta mới chỉ chiếm ưu thế về mặt số lượng nhưng lại yếu nghiêm trọng về mặt chất

lượng. Trong khi đó yêu cầu lao động có chất lượng trong nước và thế giới có chiều hướng tăng lên. Sự phát triển của khoa học – công nghệ và việc áp dụng các thành tựu đó vào trong sản xuất đang dần dần thay thế sức lao động của con người, đặc biệt là lao động ít hàm lượng chất xám, không được qua đào tạo bài bản.

Theo dự báo nếu không có cải biến lớn trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, khoảng 8 – 10 năm nữa chúng ta phải nhập khẩu lao động, đương nhiên đó là lao động qua đào tạo, có chất lượng, nếu điều này xảy ra sẽ gây hiệu ứng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Lực lượng lao động qua đào tạo của chúng ta hiện nay chỉ chiếm khoảng 27% tổng số lao động hiện có, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ tăng lên từ 40 – 50% số lao động qua đào tạo. Nếu đạt được mục tiêu tuyển sinh đề ra, chúng ta sẽ có một đội ngũ lao động có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về nhân lực góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước.

b. Vai trò của các trường dạy nghề trong quá trình đào tạo nhân lực

Ngày 11/4/2002 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt “ Quy hoạch mạng lưới dạy nghề”. Đây là một Quyết định quan trọng khẳng định sự chuyển biến, phát triển công tác đào tạo nghề từ nay đến năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KH – KT, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH, từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tạo. Cơ hội cho người lao động được trang bị những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự làm việc, tìm kiếm cơ hội lập nghiệp.

Phát triển giáo dục đào tạo trong đó có đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu, phát triển đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của đào tạo nghề và

được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể: Tăng cường đầu tư tạo mọi thuận lợi cho phát triển đào tạo nghề, bằng việc thể chế hoá các chính sách về đào tạo nghề, đặc biệt là chính sách đầu tư phát triển, chính sách thu hút, khuyến khích đối với người dạy, người học nghề.

Tầm quan trọng của công tác dạy nghề, học nghề đã lan toả toàn xã hội. Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành và toàn xã hội đang củng cố cùng với sự nỗ lực của hệ thống dạy nghề. Chúng ta tin tưởng rằng hệ thống dạy nghề sẽ được củng cố phát triển góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội thứ X của Đảng về phát triển nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Chương 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ HÙNG

VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội, và nhu cầu lao động của Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Tổng quát về quy mô và tốc độ phát triển kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Với vị trí là đầu mối giao thông, cửa ngõ quốc tế quan trọng đồng thời là trung tâm văn hóa-giáo dục, khoa học công nghệ, Thành phố Hồ chí Minh hiện là đầu tàu kinh tế của cả nước, là thành phố năng động với nền tảng chính trị-xã hội ổn định, các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng và lực lượng lao động dồi dào.

Hiện nay, thành phố đóng góp 30% giá trị sản xuất công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; 20% về GDP, đứng đầu về mức bình quân GDP trên đầu người, đạt 2800 USD/năm, gần 3 lần mức bình quân cả nước. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ với tốc độ tăng trưởng đạt 11,8%, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp đạt 10,1% và các ngành dịch vụ đạt 12,2%.Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng (Thống kê năm 2010).

Thành phố Hồ chí Minh cũng đứng đầu cả nước về tổng lượng vốn đầu tư và dự án nước ngoài với số dự án chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Theo Cục thống kê TPHCM, trên địa bàn thành phố có trên 3.000 dự án đầu tư nước ngoài đã và đang được triển khai với xu thế chuyển

dịch cơ cấu đầu tư chú trọng các ngành nghề tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám và giá trị kinh tế cao.

Theo định hướng phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 vẫn là một trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi có nhiều lợi thế trên nhiều mặt so với các vùng khác của Việt nam.

Về định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao với công nghệ tiên tiến, thời gian qua đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư với khoa học công nghệ mới.

Tính đến nay, các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút vốn đầu tư đạt 7,7 tỷ USD trong đó các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật, chất xám cao như ngành điện- điện tử chiếm 25,47% tổng vốn đầu tư; hóa nhựa chiếm 14,9%, cơ khí chiếm 13,1%. Kim ngạch xuất khẩu lũy kế đạt 23.211 triệu USD, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Thành phố.

Đến nay, các KCX- KCN đã thu hút được 255.855 lao động, trong đó 70% lao động từ các tỉnh và hơn 20.000 chuyên gia nước ngoài.

2.1.2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu lao động phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp tại TP Hồ chí Minh

Tuy vậy, với tỷ trọng các ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 47,7%, nền kinh tế đa dạng về nhiều lĩnh vực của TP Hồ chí Minh hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp thường xuyên đứng trước nguy cơ không hoàn thành kế hoạch sản xuất, không đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của Thành phố và của Quận đề ra.

Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng đến khả năng kêu gọi và thực hiện đầu tư: nhiều dự án đầu tư đã chậm triển khai

hoặc có nguy cơ dừng lại hay tạm ngừng do thiếu nguồn nhân lực phù hợp. Bài toán nguồn nhân lực vẫn còn là vấn đề tồn tại chưa được giải quyết triệt để trên các mặt: cơ cấu ngành nghề, các cấp trình độ, số lượng và chất lượng toàn diện.

Trước xu thế cạnh tranh, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn chuyển đổi công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất.

Theo khảo sát, có đến 68% doanh nghiệp công nghiệp không hài lòng với chất lượng của cán bộ kỹ thuật. Song, vì không tuyển được nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề để vận hành, thích nghi với công nghệ mới và làm việc trong môi trường công nghiệp nên đa số doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phải lệ thuộc chuyên gia nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho việc tái cơ cấu đầu tư, tăng ngành nghề có hàm lượng chất xám, công nghệ kỹ thuật cao, đặc biệt khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế.

Số liệu của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết, từ năm 2011, lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, được đào tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất theo công nghệ hiện đại càng ngày càng khan hiếm và sẽ tiếp tục gia tăng theo từng năm

Theo định hướng phát triển các ngành công nghiệp tại Tp Hồ chí Minh, từ nay đến năm 2015 phải chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên cơ sở thực hiện đổi mới công nghệ, phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, chuyển từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được định hướng này, bên cạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại còn phải có nguồn nhân lực phù hợp, chính xác hơn là cần phải có nguồn nhân lực được đào tạo đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu ngành nghề, đáp ứng đủ các cấp trình độ, có kiến thức và kỷ năng nghề ở trình độ để có khả năng tiếp nhận các kiến thức và công nghệ mới.

Khi nói đến thế mạnh của Việt Nam đế phát triển nền kinh tế người ta thường nhắm tới nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng và lực lượng lao động dồi dào. Thực tế hai nhóm nhân tố trên chỉ đáp ứng được điều kiện cần cho sự phát triển nền kinh tế. . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước đây Việt Nam cạnh tranh với thế giới bằng lao động dồi dào, giá cả rẽ nhưng lợi thế này hiện đang mất dần đi do sự phát triển công nghệ và sự hình thành thị trường lao động quốc tế, mà một trong những nguyên nhân căn bản là cấp trình độ và chất lượng lao động qua đào tạo. Với thế mạnh về lực lượng hiện nay chúng ta mới chỉ chiếm ưu thế về mặt số lượng nhưng lại yếu nghiêm trọng về mặt chất lượng Vì vậy, nếu không kịp thời giải quyết bài toán về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, lao động Việt nam sẽ có nguy cơ đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế.

2.1.3. Nhu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề

Theo Mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển với tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Yêu cầu của một đất nước công nghiệp đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải sở hữu một đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp. Mục tiêu nầy là thách thức to lớn đối với ngành dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn mới này.

Theo dự báo nếu không có cải biến lớn trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, khoảng 8 – 10 năm nữa chúng ta phải nhập khẩu lao động, đương nhiên đó là lao động qua đào tạo, có chất lượng, nếu điều này xảy ra sẽ gây hiệu ứng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

Do đó, để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thể hiện tiềm năng phát triển của Thành phố Hồ chí Minh và cả nước theo định hướng chiến lược của Trung Ương và Thành phố, công tác đào tạo nghề phải chủ động tạo ra một lực lượng lao động kỹ thuật được đào tạo chính quy, có chất lượng theo đúng chuẩn mực được quốc tế công nhận

Thống kê năm 2011 cho thấy hiện có trên 60% sinh viên theo học các ngành kinh tế trong khi định hướng phát triển kinh tế-xã hội của TP năm 2011 đến 2015 tập trung vào các nhóm ngành kỹ thuật, điều nầy đã gây nên những nghịch lý về cơ cấu nguồn nhân lực, lãng phí nguồn lao động, làm cho thị trường lao động thành phố thiếu ổn định. Nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay cần rất lớn nguồn nhân lực giỏi nghề, đó là những kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật có trình độ Cao đẳng,Trung cấp; công nhân lành nghề các ngành kỹ thuật cao.Trong xã hội đã có nhiều người thành đạt lớn từ khởi nghiệp học nghề. Hiện nay sinh viên các trường nghề ra trường thuận lợi, dễ tìm việc làm, nhiều nghề kỹ thuật đang có nhu cầu cao, nhưng thiếu lao động cung cấp. Vì vậy học nghề là hướng đi chủ yếu để người lao động, thanh niên học nghề lập nghiệp có điều kiện tiếp tục học tập trong suốt cuộc đời lao động của mình vớihệ thống đào tạo liên thông từ trung cấp đến cao đẳng và liên thông đại học sẽ tăng cường khả năng thu hút sinh viên vào các trường nghề, góp phần tích cực thay đổi tư duy về học nghề, dạy nghề trong toàn xã hội.

Sự thành đạt của đội ngũ sinh viên các trường nghề sẽ góp phần nâng cao nhận thức toàn xã hội, tạo sự đồng thuận về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực, tăng cường khả năng thu hút sinh viên, học sinh vào các trường nghề, góp phần tạo nên thang giá trị xã hội ,tác động đến định hướng học tập và lập nghiệp của thanh niên và người lao động.

2.2. Giới thiệu về trường TCN KTCN Hùng Vương 2.2.1. Tổng quát về trường :

Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương tiền thân là Trung tâm Dạy nghề Quận 5 thành lập từ năm 1985, năm 2002 được nâng cấp thành Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương theo Quyết định số 1662/QĐ- UB ngày 18/04/2002 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2007, được chuyển đổi thành Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương theo Quyết định số 2470/QĐ-UBND ngày 5/6/2007 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường KTCN Hùng Vương có trụ sở đặt tại số 161 – 165 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5. Vị trí nhà trường nằm trong khu vực dân cư, cách xa khu công nghiệp, không ô nhiễm, đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh, an toàn, cho giảng dạy và học tập, phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới cơ sở dạy nghề, giao thông thuận tiện vì toạ lạc tại vị trí tiếp giáp giữa quận 5, quận 10, quận 4, quận 8 và đầu đường giao thông đi các tỉnh phía Tây nam bộ.

2.2.2. Mục tiêu đào tạo:

Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết đảm bảo học viên sau khi tốt nghiệp có thể hoàn thành được các công việc của lao động kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới công nghệ của các thành phần kinh tế trong và ngoài quận kể cả các ngành công nghệ hiện đại.

2.2.3. Qui mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo :

Trường có các chức năng và nhiệm vụ chính sau:

Hệ dài hạn: Đào tạo học sinh ở cấp độ lành nghề và trình độ cao với khối lượng kiến thức và kỹ năng nghề được trang bị một cách sâu rộng, có khả năng

đảm nhận những công việc phức tạp, có thể vận hành các thiết bị hiện đại, có khả năng suy luận, phán đoán nguyên nhân hư hỏng và xử lý các tình huống phức tạp, đa dạng trong dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại.

Bảng số liệu

STT Nghề đào tạo Năm học

2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 TRUNG CẤP NGHỀ 1 Cơ điện tử 71 46 46 2 Công nghệ ô tô 53 85 101 3 Cắt gọt kim loại 94 51 30 4 Thiết kế đồ họa 210 144 110

5 Thiết kế trang web 0 0 0

6 Lập trình máy tính 35 27 32

7 Điện công nghiệp 121 28 31

8 Quản trị mạng máy tính 176 111 133

9 Vận hành sửa chữa, thiết bị lạnh 135 116 108

10 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính 140 124 106

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở trường trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ hùng vương, thành phố hồ chí minh (Trang 29)