- Họ và tên:
3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch CBQL
* Mục đích:
Công tác quy hoạch CBQL các trường THCS huyện Thọ Xuân nhằm : Tạo nguồn CBQL đáp ứng yêu cầu CBQL trước mắt cũng như lâu dài, định hướng nguồn đến năm 2020, đồng thời tạo sự chủ động trong việc bố trí sắp xếp CBQL theo một quy trình hợp lí trong từng thời gian làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, tránh việc hụt hẫng CBQL trong từng thời gian nhất định. Đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp liên tục vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.
Mặt khác, quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS giúp cho các trường có đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ; đội ngũ cán bộ kế cận dự nguồn được đào tạo bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, năng lực và nghiệp vụ quản lý, thành tạo về chuyên môn, được trãi
nghiệm thực tiễn đồng thời tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
*Kế hoạch xây dựng quy hoạch và quy trình thực hiện:
Căn cứ xây dựng quy hoạch:
Căn cứ vào Điều lệ trường học và các hướng dẫn của Bộ, của Tỉnh về công tác cán bộ, từ thực tế quá trình công tác, chúng tôi thấy để xây dựng quy hoạch CBQL trường THCS cần phải dựa trên các căn cứ sau:
+ Nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục, của địa phương, của nhà trường.
+ Tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường THCS theo quy định của ngành và của địa phương.
+ Thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có (thông qua khảo sát, đánh giá cán bộ của từng trường và các trường trong huyện Thọ Xuân).
+ Quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa, được bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lý và khả thi.
+ Dự báo được sự phát triển về quy mô, chất lượng, loại hình giáo dục trong các giai đoạn 2015 - 2020 - 2025
Xây dựng kế hoạch lập quy hoạch:
Các cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc công tác quy hoạch cán bộ. Rà soát lại việc thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn trước, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS giai đoạn tiếp theo.
Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch; kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch của cấp mình, đơn vị mình đảm bảo theo đúng tiến độ.
Quy trình thực hiện:
Theo chúng tôi, Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND Huyện xây dựng quy hoạch bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thông qua khảo sát, đánh giá CBQL của trường THCS trên
địa bàn toàn huyện Thọ Xuân tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, độ tuổi, chất lượng đội ngũ CBQL hiện có phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch.
Bước 2: Dự báo nhu cầu CBQL từng thời kỳ, 2010, 2015, 2025 căn cứ
dự báo về dân số, quy mô phát triển số học sinh, số trường lớp của THCS trong huyện để dự báo về các chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; yêu cầu về năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ quản lý so với tiêu chuẩn cán bộ đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục.
Bước 3: Xác định nguồn bổ sung cán bộ quản lý: tại chỗ, ở các trường
THCS khác trong huyện....
Bước 4: Lập danh sách cán bộ kế cận dự nguồn bổ sung hàng năm
những giáo viên có phẩm chất và năng lực tốt: Ban Giám hiệu, cấp uỷ của trường giới thiệu cán bộ dự nguồn các chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng (lấy phiếu tín nhiệm trong cán bộ, giáo viên). Phòng Giáo dục - Đào tạo, phòng Nội vụ lập danh sách quy hoạch đề nghị UBND huyện phê duyệt.
Bước 5: Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi
dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau.
Bước 6: Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy
hoạch, sau khi xây dựng quy hoạch cán bộ hàng năm cần định kỳ kiểm tra, đánh giá quy hoạch cán bộ và có biện pháp bổ sung quy hoạch.
3.2.2. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL
3.2.2.1. Tuyển chọn:
* Mục đích:
Tuyển chọn CBQL trường THCS nhằm lựa chọn CBQL có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng để tổ chức và quản lý trường học, đồng thời phát huy hết khả năng trong công tác điều hành và nâng cao vai trò trách nhiệm đối với các hoạt động của nhà trường.
* Yêu cầu:
Tuyển chọn CBQL trường THCS phải được dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục cần tuyển chọn.
Tuyển chọn CBQL trường THCS phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thật sự. Công khai hoá các tiêu chuẩn tuyển chọn nhằm làm cho mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo.
Tuyển chọn CBQL cần chú ý đến quá trình đào tạo, học tập và những thành tích đạt được trong quá trình ở diện trước và trong quy hoạch. Tuỳ theo tình hình cụ thể ở các trường mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp.
Khi xem xét tuyển chọn cán bộ cần chú ý: Cán bộ phải có trình độ kiến thức (kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học quản lý...) được huấn luyện, rèn luyện các kỹ năng quản lý, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt. Được nhào nặn và cọ sát trong thực tiễn.
* Quy trình thực hiện:
Theo chúng tôi để lựa chọn được CBQL thực sự khách quan, đúng người, đúng việc cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Rà soát toàn bộ đối tượng CBQL trong quy hoạch nguồn về
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, uy tín trong đồng nghiệp, thời gian công tác cọ sát thực tiễn, tuổi đời và giới tính...
Bước 2: Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ xét tuyển các đối
tượng được tuyển chọn đối chiếu với những tiêu chí như sau:
1. Tốt nghiệp ĐHSP, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý trường học.
2. Tuổi đời: Nữ dưới 45 tuổi, Nam dưới 50 tuổi, có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ.
3. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Không có thời gian vi phạm kỉ luật từ khiển trách trở lên. 5. Về chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động khác:
- Các thành tích trong 3 năm học liền kề: Cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Huyện. - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ, Đại học.
- Trình độ khác: Trình độ Tin học, trình độ ngoại ngữ, trình độ quản lý Nhà nước, QLGD...
- Đã từng trãi qua 1 trong các cương vị như: Bí thư đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Tổ trưởng bộ môn, Tổ phó tổ bộ môn, Tổng phụ trách Đội, Chủ tịch Công đoàn....
- Có sáng kiến kinh nghiệm được các cấp Bộ, Tỉnh, Huyện công nhận.
Bước 3: Những người được lựa chọn bổ nhiệm cần trình bày đề án
công tác trong nhiệm kỳ của mình để các cấp có thẩm quyền cùng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở xem xét, tham khảo. Các đề án có thể tập chung vào các đề tài sau:
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Các giải pháp xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I, giai đoạn II.
Các giải pháp thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện.
Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên...
Bước 4. Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ lập danh sách
những người được lựa chọn trình UBND huyện xem xét bổ nhiệm.
3.2.2.2. Bổ nhiệm và bổ nhiệm lại: a). Bổ nhiệm mới:
* Mục đích:
Bổ nhiệm CBQL các trường THCS là việc bố trí bổ nhiệm các CBQL đã được lựa chọn vào các vị trí chức danh cụ thể, giúp cho CBQL khi được bố trí vào các vị trí đó phát huy được hết tài năng trí lực, tâm lực... trong công tác quản lý và phát triển nhà trường.
* Yêu cầu:
Việc bổ nhiệm CBQL trường THCS phải xuất phát từ nhu cầu công tác của đơn vị, từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức mới bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, tránh tình trạng vì người mà lập ra tổ chức. Số cán bộ quản lý phải tương xứng với khối lượng công việc theo chức năng của nhà trường và số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định hiện hành.
Người được bổ nhiệm phải là cán bộ đã được tuyển chọn trong quy hoạch. Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, giáo viên trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà trường.
* Quy trình thực hiện:
Phòng GD&ĐT phối hợp phòng Nội vụ thống nhất lựa chon CBQL trong nguồn quy hoạch, hai phòng lập danh sách tham mưu đề nghị UBND huyện làm quy trình bổ nhiệm cán bộ.
Tiến hành bổ nhiệm CBQL phải thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm cán bộ đã quy định và làm thủ tục đúng theo từng bước quy định trong quy chế bổ nhiệm cán bộ.
trường về nguồn nhân sự và chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm, tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm tại đơn vị cơ sở nơi nhân sự đang công tác.
Sau khi có kết quả phiếu thăm dò hai phòng lập danh sách đề nghị UBND huyện, Huyện uỷ ra Quyết định bổ nhiệm.
b). Bổ nhiệm lai:
* Mục đích:
Bổ nhiệm lại nhằm đánh giá toàn bộ kết quả công tác quản lý của CBQL tại các đơn vị công tác khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định. Tiếp tục bổ nhiệm lại cho những CBQL có đủ điều kiện và tiêu chuẩn bổ nhiệm lại, đồng thời là cơ sở để miễn nhiệm CBQL không đáp ứng được yêu cầu công tác của ngành, không đảm bảo sức khoẻ, giảm sút uy tín...
* Yêu cầu:
Tiếp tục bổ nhiệm lại cho những CBQL hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, đơn vị có nhu cầu và có đủ sức khoẻ làm việc.
* Quy trình thực hiện:
Căn cứ vào điều lệ trường THCS chỉ bổ nhiệm lại cho CBQL giữ chức vụ Hiệu trưởng, nhiệm kì 5 năm (60) tháng.
Phòng Giáo dục và phòng Nội vụ rà soát lập danh sách các CBQL hết nhiệm kì, thống nhất cách thức làm việc, thống nhất cụ thể các trường hợp bổ nhiệm lại trình UBND huyện và Hội đồng xét bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo xem xét quyết định.
Phòng Giáo dục và phòng Nội vụ tiến hành làm quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại các đơn vị cơ sở, nghe báo cáo đánh giá công tác quản lý của CBQL và ý kiến phát biểu của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường. Lấy ý kiến đánh giá của địa phương nơi CBQL công tác. Báo cáo đề án công tác cho nhiệm kì tiếp theo.
Lập danh sách đề nghị ra Quyết định bổ nhiệm lại cho CBQL đủ điều kiện tiêu chuẩn.
Đối với cán bộ quản lý tuổi đời dưới 5 năm thì đủ tuổi nghỉ hưu nếu vẫn đáp ứng yêu cầu tốt, thì được kéo dài thời gian đến tuổi nghỉ hưu.
Để sử dụng cán bộ hợp lý, cần mạnh dạn thực hiện tốt việc miễn nhiệm cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3.2.2.3. Miễn nhiệm cán bộ quản lý
* Mục đích:
Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường THCS luôn được sàng lọc, được bổ sung, làm trong sạch, kiện toàn bộ máy; đem lại niềm tin cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; tạo ra một môi trường trong sạch, ổn định cho mọi người yên tâm công tác và cống hiến. Đồng thời còn có tác dụng giáo dục cán bộ, ngăn ngừa cái xấu, cái tiêu cực khiến cho cán bộ bị vấp ngã hoặc biến chất.
* Yêu cầu và quy trình thực hiện:
Những cán bộ quản lý sau khi được bổ nhiệm, vì lý do cụ thể như sức khoẻ không đảm bảo, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước thì lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.
Trong thời hạn giữ chức vụ nếu cán bộ quản lý có nguyện vọng xin từ chức thì làm đơn báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cán bộ sau khi từ chức sẽ bố trí công việc khác.
Cán bộ quản lý trường THCS được lựa chọn, bổ nhiệm theo những yêu cầu và tiêu chuẩn được Đảng, Nhà nước, địa phương và ngành quy định, khi họ không đảm đương nổi công việc, không làm tròn trách nhiệm hoặc có sai phạm, uy tín giảm sút, sức khoẻ không đảm bảo... Nếu CBQL không tự
nguyện từ chức thì các cấp quản lý có thẩm quyền phải có biện pháp kịp thời miễn nhiệm.
Muốn tiến hành tốt chế độ miễn nhiệm cần thu thập và xác minh đầy đủ các thông tin từ các nguồn, chú trọng thông tin từ cơ sở, đồng thời căn cứ vào các văn bản pháp quy của Nhà nước để thực hiện
Tuy nhiên công tác miễn nhiệm khi tiến hành phải hết sức thận trọng trên tinh thần dân chủ, khách quan, công khai, công bằng, tế nhị. Tránh nóng vội, trù dập cá nhân.
3.2.2.4. Về luân chuyển cán bộ quản lý:
* Mục đích:
Luân chuyển cán bộ khắc phục được tình trạng trì trệ, gia trưởng, chủ quan, tạo cho cán bộ một sức sống mới, chủ động rèn luyện, phấn đấu trong hoàn cảnh mới, môi trường mới
Công tác luân chuyển CBQL cũng rất quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBQL, bởi luân chuyển CBQL là việc sắp xếp, bố trí vào những vị trí công tác thích hợp nhằm rèn luyện thử thách qua những chức vụ để nâng cao năng lực và uy tín công tác, bồi dưỡng CBQL trong thực tiễn; giúp CBQL bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tiễn quản lý; Điều phối CBQL trong ngành học, cấp học, tăng cường cán bộ cho những vùng, những đơn vị khó khăn đang thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ.
*Yêu cầu:
Việc luân chuyển CBQL trường THCS phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng theo quy định hiện hành nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục.
Điều động luân chuyển CBQL phải căn cứ vào Điều lệ trường THCS, căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ;Tiến hành điều động phải dựa trên cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết, được lãnh đạo đơn
vị thông qua, phải giữ bí mật về thông tin để đảm bảo triển khai thuận lợi và có hiệu quả.
* Quy trình thực hiện:
Quy trình luân chuyển được thực hiện như sau:
Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ lập danh sách những đối tượng CBQL thuộc diện phải luân chuyển, lập phương án tham mưu cho UBND huyện xem xét;
Hai phòng phối hợp thực hiện quy trình; Sau khi thực hiện quy trình 2 phòng tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định điều động luân chuyển.
Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ cũng có những khó khăn riêng của nó, nếu thiếu thận trọng sẽ gây nên xáo trộn, công việc bị ngắt đoạn không liên tục trong một thời gian nhất định. Trong quá trình thực hiện luân chuyển có hiệu quả cần lưu ý đến thời gian luân chuyển phải trước năm học mới; đảm bảo chế độ chính sách tạo điều kiện cho CBQL được thuyên chuyển yên tâm