Truyền thống lịch sử:
Trong sử sách đã ghi chép lại từ xưa người dân nơi đây đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ vùng lãnh thổ biên thùy của miền Tây nam xứ Nghệ “ Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Đến thời kỳ cách mạng thì Con Cuông là nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên của miền Tây nam xứ Nghệ.
“ Đầu năm 1931, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh tại các huyện miền xuôi bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Để đảm toàn lực lượng và duy trì cơ sở cách mạng, cơ quan của đảng
phải đi vào hoạt động bí mật và chuyển lên vùng rừng núi phía Tây Nam. Xứ uỷ Trung Kỳ cử đồng chí Chắt Lũ (tức Lê Xuân Đào); Tỉnh uỷ Nghệ An cử đồng chí Nguyễn Hữu Bình (tức Bình Định); Phủ uỷ Anh Sơn cử đồng chí Lê Mạnh Duyệt vào khu vực Đồng Khùa (Môn Sơn) để tuyên truyền và gây dựng cơ sở cách mạng. Các đồng chí cán bộ của Đảng đã tìm đến nhà ông Vi Văn Khang (ông Khang là người có học thức, hiểu biết rộng và con nhà khá giả, có lòng yêu nước). Được Đảng giác ngộ, hướng dẫn, tuyên truyền, ông Khang giác ngộ thêm các ông Vi Văn Hạnh, Vi Văn Quý, Vi Văn Lâm… là những thanh niên có học thức, giàu lòng yêu nước. Tháng 4 năm 1931, Chi bộ đảng Môn Sơn được thành lập gồm có 5 đảng viên: Vi Văn Khang, Lê Mạnh Duyệt, Vi Văn Quý, Vi Văn Hạnh, Trần Ngân, do đồng chí Vi Văn Khang làm Bí thư. Chi bộ đảng ra đời đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Cuối tháng 4/1931, chi bộ họp bàn và thống nhất thành lập các tổ Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ. Nông hội đỏ kêu gọi được 65 hội viên tham gia, chia làm 12 tổ, có phân công tổ trưởng chỉ huy; Tự vệ đỏ có 20 đội viên, đây là những tổ chức quần chúng đầu tiên ra đời dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng”.
Đồng hành với cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc, Con Cuông mảnh đất biên cương phên dậu của tổ quốc, mảnh đất ân tình thủy chung cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chỗng Mỹ, Con Cuông có hơn 500 người con ưu tú anh dũng hy sinh; 157 người là thương binh, gần 140 người bệnh binh và 7 bà mẹ Việt Nam anh hùng, có 1 anh hùng lực lượng vũ trang, 1 anh hùng lực lượng lao động. Năm 1972, nhân dân Con Cuông đón nhận hơn 4.200 đồng bào tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) về sơ tán tại Môn Sơn, Lục Dạ; tổ chức đưa đón 5 đoàn cán bộ Trung ương Lào đến hoạt động theo đường tiểu mạch một cách an toàn.
Với trí tưởng tượng phong phú, bàn tay khéo léo, cần mẫn và những bí quyết tạo màu tự nhiên, người dân bản địa đã sáng tạo dệt nên những mặt hàng thổ cẩm đậm đà bản sắc dân tộc. Những sản phẩm thêu, dệt như khăn, áo, gối, chăn, màn, chân váy với hoa văn đường nét kỷ hà màu sắc sặc sỡ, gam màu hài hoà, nghệ thuật tinh tế sinh động, sống mãi với thời gian.
Các nghệ nhân đã chế tác được nhiều nhạc cụ độc đáo. Bộ dây có đàn tập tinh, xì xò; bộ gõ có cồng, chiêng, trống, mõ khắc luống; bộ hơi có các loại sáo pi thiu (sáo dọc), khèn lá, khèn bè, khèn môi. Những nhạc cụ này khi tấu lên tạo ra những âm hưởng vừa hoang sơ thơ mộng, vừa trầm hùng thiết tha, vừa sôi động dịu dàng, gợi lên trong tâm thức người nghe những âm thanh của nắng núi, mưa ngàn, tiếng chim kêu vượn hót, tiếng suối ngàn ngân nga, tiếng thác đổ ào ào, tiếng chày giã gạo, tiếng xa quay thấp thoáng thoi đưa; những âm thanh làm say đắm lòng người.
Về văn hoá ẩm thực: Đồng bào chế biến được nhiều món ăn, uống mang đậm hương vị tự nhiên, có tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ cho con người như: Cơm lam, lạp pa, thịt chua, canh măng đắng, chúp (nộm hông), canh bon, canh ốt (gà bồi), rượu siêu, rượu trấu, chè đâm.
Có nhiều, làn điệu dân ca như khắp, xến, nhuôn, xuối, lăm; tục ngữ, ca dao, truyện, thơ, truyện cổ, câu đối phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân, phù hợp với tình cảm, tâm hồn của đồng bào miền núi, đậm tính nhân văn. Bên cạnh ca hát, múa là một bộ môn nghệ thuật được nhân dân rất ưa thích, như múa trống chiêng, múa xăng khàn, thường tổ chức ba ngày, ba đêm vào dịp cuối năm.
Ca dao Thái phong phú, đa dạng và rất đặc biệt, vừa tế nhị, tinh tế về nhận thức xã hội, tự nhiên vừa thể hiện trí tưởng tượng phong phú của con người. Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị ca dao Thái có sự kết hợp giữa lãng mạn trữ tình và hiện thực đời sống. Nó như dòng nước tươi mát ngọt ngào, tạo tình cảm xao
xuyến, bâng khuâng, dễ đi vào lòng người, trong đó "Có tiếng cười mà cũng có tiếng khóc, có đau khổ, hạnh phúc, chia ly, gặp gỡ, có đắn đo suy nghĩ, có cá nhân - gia đình, xã hội, lịch sử, dân tộc, có thiên nhiên cảnh vật" (Ninh Viết Giao).
Ví dụ :
"Khoong bọ dụ năm cồn ngoạ Vạ bọ dụ năm cồn lắc."
Hoặc "Cồn lắc bọ mi vạ
Cồn ngoạ bọ mi khoong" Nghĩa là:
(Của không ở với người dại Vạ không ở với người khôn Người khôn không có vạ Người dại không có của)
2.1.4. Tình hình dân số, phân bố dân cư và nguồn lực
Tính đến 2012 dân số huyện Con Cuông là 70257 người, với tổng số hộ là 15 432 , số hộ nghèo chiếm 42,3 %, nam chiếm 49,3 %, nữ chiếm 50,7% Thị trấn có : 5134 nhân khẩu = 10,2% ; Nông thôn có 65.123 nhân khẩu = 89,8% trong đó vùng đặc biệt khó khăn có 52.760 nhân khẩu = 75,09%
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển GD – ĐT
2.1.5.1. Thuận lợi
Huyện Con Cuông có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi; đây là địa danh có nền văn hoá lâu đời, có tinh thần yêu nước, có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó, hiếu học. Huyện Con Cuông có thể xem là trung tâm kinh tế - văn hóa của miền tây xứ Nghệ. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi, tạo chỗ dựa vững chắc về điều kiện tự nhiên - điều kiện xã hội và con người giúp cho giáo dục - đào tạo phát triển. Huyện luôn dẫn đầu trong 6 huyện miền núi cao về chất lượng giáo dục và quy mô trường lớp; hệ thống trường dạy nghề, mầm non, tiểu học , THCS, THPT được tư phát triển; học sinh thi đỗ vào các
trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 17%, cơ sở vật chất thiết bị được tăng cường, các trường học đã và đang được xây dựng kiên cố; đến nay đã có 27/ trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 55,12%. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; các xã có trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
2.1.5.2. Khó khăn
Trong những năm qua đời sống người dân được nâng lên, nhưng nhìn chung mặt bằng vẫn còn thấp, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, điều kiện sinh hoạt, ăn, ở của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho xã hội những khó khăn và thử thách mới.
Huyện đang tập trung xây dựng quy hoạch thị xã Trà Lân để hoàn thành trong năm 2015, chương trình xây dựng nông thôn mới được toàn Đảng toàn dân vào cuộc 12/12 xã đã tập trung triển khai xây dựng đường liên thôn,khu sinh hoạt cộng đồng. Được tỉnh đánh giá là huyện triển khai mạnh mẽ về công tác nôn thôn mới. Tuy nhiên sự chênh lệch về đời sống kinh tế và văn hóa giữa vùng trung tâm và vùng sâu vùng xã còn quá chênh lệch. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng thị xã còn nhiều yếu kém. Kết cấu hạ tầng thị xã phát triển chậm và thiếu đồng bộ. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học của các địa xã gần như không có, chỉ nhờ vào sự cấp vốn của các chương trình từ Trung ương. Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo huyện Con Cuông đang phải huy động đóng góp từ nhân dân nên công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, và các trường trọng điểm đang còn rất chậm.
Mặt bằng dân trí chưa đồng đều, nguồn đầu tư cho giáo dục đang còn hạn chế chính vì vậy mà GD-ĐT huyện đang còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC HUYỆN CON CUÔNG 2.2.1. Tình hình chung về GD-ĐT ở huyện Con Cuông
Là huyện miền núi vùng cao nhưng giáo dục Con Cuông luôn được xem là điểm sáng của các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi Con Cuông luôn đứng đầu bản B. Đặc biệt từ năm 2003 huyện Con Cuông thành lập trường trọng điểm THCS Trà Lân thì giáo dục Con Cuông đã có những bước tiến vượt bậc. Số học sinh đậu học sinh giỏi các các cấp tăng cao hàng năm có từ 20 đến 25 em thi đậu vào trường chuyên Phan Bội Châu và trường chuyên Đại học Vinh. Có nhiều em đã đạt học sinh giỏi Quốc gia, liên tục 2 năm 2009, 2010 Con Cuông có thủ khoa môn tiếng Anh thi vào trường chuyên Phan Bội Châu.
Giáo dục tiểu học Con Cuông luôn được đánh giá cao trong bậc học tiểu học cả tỉnh. Năm học 2011 – 2012 kỳ thi OLIMPIC toán tuổi thơ cho học sinh lớp 5 Con Cuông được giải nhất với vị thứ 4/20 huyện, thị.
Quy mô giáo dục không ngừng được nâng lên và được điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện kinh tế của các xã, thị trấn. Từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu cấp học, bậc học.
Năm 2000 huyện Con Cuông được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về công tác phổ cập giáo dục tiểu học, đến năm 2005 được công nhận phổ cập đúng độ tuổi. Năm 2006 được công nhận chuẩn quốc gia về công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Cơ sở vật chất từng bước được tăng cường và tiếp tục hoàn thiện theo hướng ổn định, kiên cố hóa và đảm bảo chất lượng. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhiều chương trình được đầu tư cho Giáo dục ( chương trình 135, chương trình kiên cố hóa trường lớp vv) cho nên các trường học ở Con Cuông đạt tỉ lệ kiên cố khá cao. Tỉ lệ trường chuẩn so với huyện miền núi rất đáng ghi nhận ( Mầm non 8/14 trường; Tiểu học 16/20 trường; THCS 3/13 trường). Hiện nay, trên địa bàn Huyện có 1 trường Trung cấp nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 2 trường trung học phổ thông, 13 trường THCS, 20 trường tiểu
học và 14 trường mầm non và đang tiến hành lập đề án xây dựng trường PTDT Nội trú Con Cuông, trường PTDT Bán trú THCS Thạch Ngàn theo Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2. Quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp.
2.2.2.1. Quy mô học sinh.
Từ năm 1991 - 1992, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới ánh sáng của Nghị quyết TW khóa VII, sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung và GD-ĐT Con Cuông nói riêng đã có nhiều khởi sắc, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Số học sinh tiểu học tương đối ổn định từ năm học 1987 - 1988 đến năm 2001 - 2002 dao động trong khoảng từ 11.500 đến 12.300 học sinh. Sau giảm dần và đi vào thế ổn định, điều này biểu hiện của chính sách sinh đẻ có kế hoạch. Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng cho đến 2007, sau đó giảm mạnh và chuẩn bị đi vào thế ổn định. Điều đó thể hiện trên những phương diện: Mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện ngày càng được củng cố để phù hợp với điều kiện của huyện miền núi, tất cả các trường đều thuộc hệ công lập.
Mặc dù cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được nâng lên rõ rệt thông qua việc xây dựng các trường chuẩn quốc gia và thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tư của các cấp, các ngành, các dự án phát triển giáo dục; Song vấn đề về quy mô trường lớp và các điều kiện đáp ứng nhu cầu dạy học ngày càng cao đang là vấn đề nan giải cần giải quyết của giáo dục - đào tạo huyện Con Cuông.
2.2.2.2. Mạng lưới trường lớp
Từ năm 1986 thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khi đó người dân mới có điều kiện để quan tâm đến giáo dục nhiều hơn. Đến năm học 1991 - 1992 số lượng học sinh của huyện Con Cuông bắt đầu phát
triển đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo phải có quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng thêm số lượng trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Do điều kiện vùng sâu vùng xa đường sá giao thông đi lại khó khăn ( đặc biệt vào mùa mưa lũ) cho nên các xã của huyện Con Cuông đều có ít nhất 2 trường tiểu học, có xã có đến 3 – 4 trường tiểu học.
Đến năm 2003 học sinh bắt đầu giảm
Thực trạng về quy mô học sinh và mạng lưới trường, lớp của giáo dục huyện Con Cuông được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, học sinh năm học 2011-2012 huyện Con
Cuông
Cấp học Số trường Số lớp Số Số trường đạt chuẩn
Số lượng Tỉ lệ % Mầm non 14 147 3437 8 57,14 Tiểu học 20 344 5327 16 80,0 THCS 13 140 3769 3 23,07 THPT 2 54 1985 0 TTGDTX 1 3 75 0 Tổng 50 689 14693 27 54,0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT, huyện Con Cuông) + Mầm non:
Số cháu ra nhà trẻ 618 đạt tỉ lệ 22,7 %. Số cháu học mẫu giáo 2819 đạt tỉ lệ 83,67 %. Trẻ 5 tuổi ra lớp 1060 đạt tỉ lệ 100 %.
+ Tiểu học:
Năm học 2011 – 2012 có 344 lớp, 5327 học sinh, ổn định so với 2 năm học liền kế.
Số trẻ 6 tuổi huy động ra lớp 1 là 1133 đạt tỉ lệ 100%. + THCS
Năm học 2011 – 2012 có 140 lớp, 3967 học sinh, đây là điểm cực tiểu của học sinh THCS sẽ đi vào ổn dịnh và tăng nhẹ từ năm học 2013 – 2014.
Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học tuyển sinh vào lớp 6 là 946 đạt tỉ lệ 98,4%.
+ THPT và GDTX-DN:
Số học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển sinh vào lớp 10 công lập là : 640/ 923 đạt tỉ lệ 69,3 % .
Bảng 2.2.Hệ thống trường lớp, học sinh tiểu học huyện Con Cuông
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Ghi chú 2002-2003 28 469 + 13 lớp ghép 9734 2003-2004 28 446 + 21 lớp ghép 8670 2004-2005 24 361 + 51 lớp ghép 7954 2005-2006 24 339 + 43 lớp ghép 6664 2006-2007 21 317 + 41 lớp ghép 5945 2007-2008 20 304 + 47 lớp ghép 5506 2008-2009 20 364 + 36 lớp ghép 5213 1 trường PTCS 2009-2010 19 350 + 26 lớpghép 4988 1 trường PTCS 2010-2011 20 339 + 30 lớp ghép 5248 2011-2012 20 344 + 29 lớp ghép 5327
(Nguồn từ phòng GD-ĐT huyện Con Cuông)
Bảng 2.3 Số liệu trường, điểm trường lẻ năm học 2002 – 2003
TT Đơn vị Số điểm trường HS điểm
trường lẻ Ghi chú 1 TH Thị Trấn 1 2 TH Chi Khê 1 5 4 3 TH Chi Khê 2 2 1 4 TH Chi Khê 3 2 1 5 TH Bồng Khê 1 4 3 6 TH Bồng Khê 2 3 2 7 TH Thạch ngàn 1 2 1 8 TH Thạch Ngàn 2 4 3 9 TH Đôn Phục 5 4 10 TH Môn Sơn 1 3 2 11 TH Môn Sơn 2 2 1 12 TH Môn Sơn 3 4 3 13 TH Môn Sơn 4 1 14 TH Yên Khê 1 2 1 15 TH Yên Khê 2 2 1 16 TH Lạng Khê 1 2 1 17 TH Lạng Khê 2 3 2 18 TH Cam Lâm 5 4 19 TH Mậu Đức 1 2 1 20 TH Mậu Đức 2 2 1 21 TH Lục Dạ 1 3 2