Là loại cáp đầu tiên đợc dùng trong các LAN. Cấu tạo của Cáp đồng trục gồm: • Dây dẫn trung tâm: lõi đồng hoặc dây đồng bện;
• Một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn trung tâm;
• Dây dẫn ngoài: bao quanh lớp cách điện và dây dẫn trung tâm dới dạng dây đồng bện hoặc lá. Dây này có tác dụng bảo vệ dây dẫn trung tâm khỏi nhiễu điện từ và đợc kết nối để thoát nhiễu;
• Ngoài cùng là một lớp vỏ nhựa-plastic bảo vệ cáp.
Cấu tạo của cáp đồng trục.
Có 2 loại cáp đồng trục: Cáp đồng trục mỏng và Cáp đồng trục dày. Cáp đồng trục mỏng (Thin cable/Thinnet):
• Đợc dùng trong mạng Ethernet 10Base2; • Có đờng kính khoảng 6 mm, thuộc họ RG-58; • Chiều dài tối đa cho phép truyền tín hiệu là 185m; • Dùng đầu nối: BNC, T connector;
• Số node tối đa trên 1 đoạn cáp là 30; • Tốc độ : 10Mbps;
• Chống nhiễu tốt; • Độ tin cậy: trung bình
• Độ phức tạp cho việc lắp đặt: trung bình; • Khắc phục lỗi kém;
• Quản lý khó;
• Chi phí cho 1 node kết nối vào: thấp;
Sơ đồ kết nối máy tính vào hệ thống dùng Thinnet.
• Để kết nối một máy tính vào 1 phân đoạn mạng dùng cáp đồng trục mỏng, ta phải thực hiện theo sơ đồ kết nối trên.
- Cáp đồng trục dày (Thick cable/Thicknet)
• Đợc dùng trong mạng Ethernet 10Base5; • Có đờng kính khoảng 13 mm, thuộc họ RG-8; • Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu: 500m; • Dùng đầu nối: N-series;
• Số node tối đa trên 1 đoạn cáp: 100; • Tốc độ: 10Mbps;
• Chống nhiễu tốt;
• Khắc phục lỗi kém; • Quản lý: khó;
• Chi phí cho 1 node kết nối vào: trung bình;
• ứng dụng tốt nhất: Dùng trong mạng đờng trục-Backbone.
N-series connector
Để kết nối máy tính vào một phân đoạn mạng dùng cáp đồng trục dày ta phải dùng một đầu chuyển đổi-transceiver thông qua cổng AUI của máy tính. Cách kết nối tham khảo ở phần Transceiver.