Phát triển hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Cty cổ phần Phát triền Truyền thông - Truyền hình (Trang 41 - 48)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1.3Phát triển hoạt động marketing

Hiện nay, công ty CTC vẫn chưa có phòng ban marketing với các chức năng chuyên biệt mà hầu hết, hoạt động liên quan đến tìm hiểu thị trường do Phòng Dự án – kinh doanh đảm trách luôn. Nhận rõ được vai trò đó, công ty cần thành lập

một Phòng Marketing với chức năng chuyên đi sâu về tìm hiểu thực tế, nhu cầu, khả năng khai thác của các thị trường mà công ty đang hướng tới.

3.2.1.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

Chiến lược kinh doanh của bất kỳ công ty nào cũng phải dựa vào khả năng tài chính và mục tiêu hoạt động của mình. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Công ty cần biết được thế mạnh của mình và tập trung làm nổi các ưu điểm đó, tạo ưu thế với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng kinh doanh khác. Đồng thời, Phòng Marketing cần quảng bá rộng rãi sản phầm của công ty đến các đối tác có nhu cầu mua bán và khách hàng có nhu cầu sử dụng. Phòng Dự án – kinh doanh cần chuẩn bị các chiến lược kinh doanh khác nhau để phù hợp với từng trường hợp cụ thể và có những phương án phòng bị khi xảy ra những tình huống ngoài dự tính.

3.2.1.5 Đa dạng hóa thị trường, đối tác, mặt hàng nhập khẩu nhưng chú trọng những thị trường lớn, mặt hàng chất lượng

Hiện nay, thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu nằm tại các nước trong khu vực và có trình độ công nghệ kỹ thuật, trình độ sản xuất cao. Nhưng công ty cũng đang định hướng nhập khẩu từ các nước ngoài khu vực như một số nước châu Âu và Mỹ. Trước hết, công ty có thể tận dụng những ưu đãi khi tham gia làm đối tác mới và không bị lệ thuộc vào một nhóm thị trường nào để tránh rủi ro khi thị

trường hoặc nhóm thị trường đó liên kết lại, đưa ra những điều kiện gây khó dễ cho doanh nghiệp nhập khẩu. Đặc biệt, công ty có thể đa dạng hóa đồng ngoại tệ khi thanh toán, tránh những rủi ro khi một đồng ngoại tệ thay đổi tỷ giá làm bất lợi đối với người nhập khẩu. Ở các doanh nghiệp hiện nay, nhìn chung dù giao dịch với đối tác ở bất cứ quốc gia nào thì đồng tiền thanh toán vẫn thường được sử dụng là đồng USD. Tỷ giá USD so với VNĐ là không thống nhất mà đang tồn tại nhiều tỷ giá khác nhau như: giá niêm yết của nhà nước, giá của ngân hàng thương mại, giá “chợ đen”... Trước thực trạng trên, để giảm mức độ rủi ro, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải đa dạng hóa ngoại tệ. Việc đa đạng hóa cũng cần được áp dụng

rộng rãi trong lĩnh vực dự trữ quốc gia cũng như những người có ngoại tệ và có nhu cầu nắm giữ ngoại tệ như một hình thức đầu tư,...

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, việc xuất khẩu hiện nay cần tập trung cao hơn đối với những thị trường có sử dụng các đồng ngoại tệ có liên quan đến các đồng tiền đang lên giá so với USD như đồng CAD, AUD, EUR, GBP, JBY và kể cả đồng CNY… Các doanh nghiệp không nên tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ vì theo cảnh báo của các chuyên gia, Mỹ vẫn đang đứng trước các nguy cơ suy thoái về kinh tế và lạm phát. Và nguy cơ lạm phát sẽ làm đồng USD tiếp tục bị sụt giảm so với các đồng tiền khác. Đây là vấn đề các doanh nghiệp cần phải cân nhắc. Nhưng trước hiện tượng “Đôla hóa” tại Việt Nam và việc thanh toán theo tỷ giá niêm yết của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong thời gian qua, một lần nữa cho thấy chúng ta chưa tôn trọng pháp luật. Trường hợp tỷ giá biến động theo nhiều chiều hướng và như thực tế đang diễn ra cũng đã chứng minh mức độ, khả năng can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực này vẫn còn chưa hiệu quả. Từ đây có quá nhiều việc phải làm cho các cơ quan chức năng và cần phải giải được những bài toán này thì mới có thể đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia nói chung và sự ổn định cho các doanh nghiệp trong nước nói riêng.

Việc đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu giúp công ty không bị phụ thuộc vào khi nguồn sản phẩm khan hiếm hoặc giá thành sản phẩm bị các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy lên quá cao – gây khó cho cả doanh nghiệp nhập khẩu lẫn người sử dụng sản phẩm. Việc đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm được nguồn hàng ổn định và tìm hiểu, lựa chọn những sản phẩm tương thích và có thể dễ dàng thay thế cho nhau trong những trường hợp cần thiết. Ở công ty CTC, hoạt động này có thể coi là khá thành công vì tuy hoạt động trong lĩnh vực truyền thông truyền hình nhưng công ty đã chia lĩnh vực kinh doanh của mình thành nhiều mảng bao gồm cả sản phẩm hàng hóa (thiết bị truyền thông truyền hình, thiết bị y tế, thiết bị chuyên dùng,…) và cả sản phẩm dịch vụ (chương trình Game, sản phẩm văn hóa,…).

3.2.2 Giải pháp từ phía nhà nước

3.2.2.1 Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp

Nhà nước cần tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp được cổ phần hoá. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn cho bản thân các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tăng khả năng huy động vốn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Việc cổ phần hoá còn giúp nền kinh tế khắc phục được tình trạng khép kín các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; giúp liên kết, gắn bó các tập đoàn kinh tế trong nội địa và xuyên quốc gia. Nhà nước cần đảm bảo việc cổ phần hoá không được biến thành tư nhân hoá, cần khuyến khích tư nhân mua cổ phần. Bên cạnh đó, nhà nước cần thường xuyên sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp nhà nước; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp nhà nước. Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cần được công khai, minh bạch.

3.2.2.2 Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ thông tin

Xã hội càng phát triển đồng nghĩa với việc trình độ công nghệ thông tin ngày càng cao. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho quá trình tìm kiếm và hoạt động kinh doanh lại càng trở nên quan trọng. Công nghệ thông tin giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có một lợi thế quan trọng so với các đối thủ cạnh tranh khác bởi thực trạng ở Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp vẫn còn chưa cao. Vì vậy, nhà nước cần sớm có quy hoạch dài hạn và cụ thể cho từng giai đoạn, đối với từng loại hình doanh nghiệp. Nhà nước cần tạo một môi trường pháp lý thuận lợi với các cơ chế, chính sách, khuyến mại phù hợp với đặc thù trên từng lĩnh vực công nghệ thông tin; cần có biện pháp thu hút vốn đầu tư trong nước lẫn ngoài nước nhằm xây dựng nguồn vốn lớn, huy động nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng cho mỗi doanh nghiệp, tạo sự phát triển cho toàn xã hội. Nó cũng góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiến gần hơn tới trình độ của các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

3.2.2.3 Bình ổn thị trường

Nhà nước cần có chính sách phát triển thị trường, kết cấu hạ tầng thương mại; trong đó, công cụ chính là các doanh nghiệp đóng vai trò chính để bình ổn thị trường. Ngoài ra, nhà nước cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bằng các văn bản pháp luật để quản lý hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện nay, cơ quan nhà nước trung ương còn yếu cả về khung pháp luật lẫn kiểm tra, kiểm soát và quản lý. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cần cung cấp thông tin liên quan đến xúc tiến thương mại và xác định những chiến lược trọng tâm, khuyến khích xúc tiến thương mại với liên ngành, liên địa phương, xúc tiến đầu tư cùng các hoạt động văn hoá để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Cơ quan nhà nước cần phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện quy định của nhà nước về việc quản lý, cung cấp thông tin, định hướng cụ thể cho từng mặt hàng ở các địa phương, các doanh nghiệp; xác định thị trường và mặt hàng trọng tâm; tìm kiếm kinh nghiệm thực tế để có những sáng kiến kết hợp giữa các loại hình đầu tư với nhau; cần dứt khoát với cơ chế bao cấp, mạnh dạn chuyển sang cơ chế thị trường; cho phép các cán bộ công tác trong lĩnh vực hoạt động xúc tiến thương mại có cơ hội học hỏi kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh nghiệm từ nước ngoài.

KẾT LUẬN

Công ty cổ phần Phát triển Truyền thông – Truyền hình (CTC) đã cơ bản hoàn thành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu. Mặc dù bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn gặp một số khó khăn nhưng với đội ngũ cán bộ và công nhân viên trẻ, tài năng, ham học hỏi và nhiệt huyết, say mê với công việc; trong tương lai, công ty có khả năng phát triển lớn mạnh hơn nữa, trau dồi thêm kinh nghiệm để tạo được một chỗ đứng vững chắc trong khối các doanh nghiệp cổ phần.

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng tại công ty CTC, nhiệm vụ đặt ra trước mặt ban lãnh đạo công ty là cần tích cực hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu để việc kinh doanh hàng hoá không chỉ đạt chỉ tiêu về số lượng mà còn cả về chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nâng tầm của công ty trước thềm hội nhập kinh tế thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo của công ty CTC năm 2005, 2006, 2007 và 2008 [2] Báo cáo tài chính công ty CTC năm 2005, 2006, 2007 và 2008 [3] Giáo trình Kinh tế quốc tế. NXB Lao động xã hội

Chủ biên: GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng [4] Giáo trình Marketing quốc tế. NXB Giáo dục Hà Nội – 1997 Chủ biên: PGS. Nguyễn Cao Văn

[5] Hồ sơ giới thiệu công ty CTC

[6] Tạp chí Thương mại số 34/2004: Cổ phần hoá các Tổng công ty – lợi ích và những vấn đề đặt ra

Tác giả: TS. Nguyễn Minh Phong

[7] Tạp chí Thương mại số 39/2004: Hoàn thiện các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng hoá đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả: PGS.TS.Đinh Văn Thành [8] Trang web http://ctcbro.com.vn

[9]: Trang web: http://luat.xalo.vn/phap-luat/linh-vuc/B%C6%B0u-ch

%C3%ADnh-vi%E1%BB%85n-th%C3%B4ng/linh-vuc/Xu%E1%BA%A5t-nh %E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u/1.html (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[10] Trang web: http://www.toquoc.gov.vn/Print/Article/Giam-Nhap-Sieu/pdf [11] Trang web: http://vietbao.vn/Kinh-te/Bo-thue-nhap-khau-37-mat-

hang/20336316/87/

[12] Trang web: http://www.viticomm.com/index.php? idpage=CTHTKH&lang=vn&idsupp=9

[13] Trang web: http://vneconomy.vn/20100108041541516P0C10/cam-nhap- khau-8-loai-ma-hang-cong-nghe-da-qua-su-dung.htm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động NK ở Cty cổ phần Phát triền Truyền thông - Truyền hình (Trang 41 - 48)