Hiệu quả ký sinh của ong M.manilae ở mật độ 30 sâu non sâu

Một phần của tài liệu Hiệu quả ký sinh sâu khoang (spodoptera litura f ) của ong mocroplitis manilae trong điều kiện thực nghiệm (Trang 49)

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ ong M. manilae đến hiệu quả ký sinh ở mật độ 30 vật chủ sâu khoang Số công thức thí nghiệm 1 cặp ong (1 đực : 1 cái) Số sâu bị ký sinh trung bình (con) Tỷ lệ ký sinh (%) 1 2 3 17,33 17,00 23,00 57,78 56,67 76,67

4 5 21,00 22,67 70,00 75,56 Ghi chú: -Thời gian tiếp xúc 48 giờ

-Thí nghiệm (TN) lặp lại 3 lần mỗi lần 30 vật chủ sâu khoang tuổi 2

Hình 3.18. Ảnh hưởng của mật độ ong M. maniale đến hiệu quả ký sinh trên 30 vật chủ sâu khoang

Trong trường hợp mật độ vật chủ sâu khoang ổn định 30 sâu mật độ ong ký sinh tăng từ 1 cặp đến 5 cặp tỷ lệ ký sinh biến đổi không theo quy luật cao nhất ở mật độ 3 cặp/30 sâu (76,67%)và thấp nhất ở mật độ 2 cặp/30 sâu.

Mặt khác, mật độ ong M. maniale có tương quan chặt với tỷ lệ ký sinh (r = 0,81) được thể hiện qua hàm. Chứng tỏ mật độ 30 vật chủ sâu khoang mật độ ong là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ ký sinh của ong Microplitis manilae. Mật độ ong có ý nghĩa nhất với 25 sâu là 3 cặp ong.

Hình 3.19. Mối tương quan giữa mật độ ong M. maniale và tỷ lệ ký sinh ở mật độ 30 vật chủ sâu khoang

3.3. Tổng hợp hiệu quả ký sinh ở các mật độ vật chủ sâu khoang và mật độ ong khác nhau

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp về tỷ lệ ký sinh của ong Microplitis manilae ở các điều kiện mật độ ong và vật chủ sâu khoang khác nhau

Số lượng Vật chủ

Số cặp ong Microplitis manilae

(1 cặp ong, 1 đực : 1 cái) Sâu khoang (con) 1 2 3 4 5 10 43,33 c 70,00 ab 80,00 a 70,00 ab 66,67 b 15 73,33 b 71,11 b 80,00 ab 80,00 ab 88,89 a 20 83,33 a 63,33 b 71,67 ab 83,33 a 85,00 a 25 64,00 b 68,00 b 84,00 ab 85,00 ab 88,00 a 30 57,78 b 56,67 b 76,67 a 70,00 a 75,56 a Ghi chú: LSD 5% = 10,63 a,b là các mức sai khác

Các chữ cái giống nhau có mức sai khác gióng nhau

Ở các mật độ ong Microplitis manilae khác nhau cho tỷ lệ ký sinh là khác nhau (Fradio = 21,34 > Flý thuyết = 5,68).

Ở mật độ sâu khác nhau cho tỷ lệ ký sinh khác nhau (Fradio = 21,34 > Flý thuyết = 5,68).

Tương tác giữa mật độ ong và sâu có liên quan đến tỷ lệ ký sinh của chúng (Fratio = 4,26 > Flý thuyết = 2,09).

Khả năng ký sinh của ong Microplitis manilae thay đổi theo mật độ ong và vật chủ sâu khoang nên phải căn cứ vào số lượng vật chủ sâu khoang để xác định số lượng ong ký sinh Microplitis manilae thả thích hợp.

Khi ở mật độ 10 sâu thì nên thả ở 3 cặp ong là cho tỷ lệ ký sinh cao nhất 80,00%. Mật độ ong tăng từ 1 đến 3 căp thì tỷ lệ ký sinh tăng nhưng nếu tăng đến 4, 5 cặp thì tỷ lệ ký sinh giảm. Điều cho chúng ta thấy để giảm được hiện tượng ký sinh lặp ở ong Microplitis manilae do ong cái không nhận biết được những sâu khoang đã bị ký sinh và tăng hiệu quả ký sinh trên đồng ruộng thì mật độ ong thích hợp nhất cho mật độ sâu này nên thả là 3 cặp ong.

Khi ở mật độ 15 sâu thì ta có thể thả ở 3 mức 3, 4, 5 cặp ong đều cho tỷ lệ ký sinh cao trên 80,00%. Tỷ lệ ký sinh này có thể kiểm soát được mật độ sâu rất tốt ở 15 vật chủ sâu khoang. Nhưng ở mật độ này để vừa bảo đảm được hiệu quả ký sinh vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế chúng ta chỉ nên sử dụng ở mức 3 cặp ong.

Khi ở mật độ 25 vật chủ sâu khoang cho tỷ lệ ký sinh cao nhất ở các mật độ ở mức 3, 4, 5. Nên trong phòng trừ khi ở mật độ sâu nay chúng ta chỉ nên thả 3 cặp ong vừa đảm bảo tỷ lệ ký sinh vừa cho hiệu quả kinh tế cao nhất (giảm số ong sử dụng).

Khi ở mật độ 30 sâu thì số cặp ong cho tỷ lệ ký sinh cao nhất 3, 4, 5 đều cho cùng một mức sai khác. Vì vậy khi mật độ sâu khoang đến 30 sâu thì chúng ta có thể thả từ 3, 4, 5 cặp ong. Nhưng trong nhân nuôi và lây thả để tiết kiệm ong mà vẫn đảm bảo hiệu quả ký sinh chúng ta chỉ nên thả 3 cặp ong.

Ba cặp ong là số cặp ong là số cặp ong kiểm soát được số lượng sâu tốt nhất ở các mật độ sâu 10, 15, 25, 30 sâu non sâu khoang, nó bảo đảm được tỷ lệ ký sinh

và hiệu quả kinh tế (giảm số lượng ong sử dụng). Điều này chứng tỏ mật độ này là mật độ thích hợp nhất cho việc tăng hiệu quả ký sinh mật độ sâu ở 10, 15, 25, 30 sâu non sâu khoang nên trong nhân nuôi và lây thả thì chúng ta nên thả 3 cặp ong khi sâu hại ở các mật độ này.

3.4. Ảnh hưởng “độ già” tuổi của ong M. manilae đến hiệu quả ký sinh

Số lượng côn trùng luôn biến động theo thời gian thường hoạt động của côn trùng ký sinh và vật chủ lệch pha nhau, nên trong thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn vật chủ trên đồng ruộng để ong đẻ trứng ký sinh. Bởi vậy, sau khi vũ hoá phải mất thời gian chờ đợi và tìm kiếm vật chủ nên ong mẹ bị “già” đi. Độ già hay tuổi của ong ký sinh được tính theo ngày kể từ thời điểm ong vũ hoá. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.12.

Số liệu thu được cho thấy tỷ lệ ký sinh giảm dần theo “độ già” của ong ký sinh, đạt cao nhất ở ngày thứ nhất sau vũ hóa với tỷ lệ ký sinh 55,00% và giảm dần ở các tuổi tiếp theo, ong ngày thứ 6 chỉ còn 28,67%.

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Tùng (2007) thì “ong Microplitis manilae sau vũ hóa thì tiến hành giao phối ngay và chúng để trứng trên vật chủ sau 0,19 ± 0,027 ngày”. Và theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12 cho thấy ong

Microplitis manilae cho hiệu quả ký sinh cao nhất sau ngày thứ nhất vũ hóa. Điều này chứng tỏ trong nhân nuôi và lây thả nên sử dụng ong ký sinh Microplitis manilae từ ngày thứ nhất sau vũ hóa để đạt hiệu quả ký sinh cao.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng “độ già” tuổi của ong Microplitis manilae đến hiệu quả ký sinh

Ngày sau Số sâu Số sâu Tỷ lệ vũ hoá khoang bị ký ký sinh TN sinh (%) (con) (con) Ngày 180 99 55,00 thứ 1

thứ 2 Ngày 180 81 45,00 thứ 3 Ngày 180 78 43,33 thứ 4 Ngày 160 51 31,87 thứ 5 Ngày 150 43 28,67 thứ 6

Ghi chú: - TN lặp lại 3 lần, sâu khoang tuổi 2 - 3 - Thời gian tiếp xúc 24 giờ

- Nhiệt độ TB 280C, ẩm độ TB 72%

Bảng 3.13. Vị trí số luợng và chất lượng của “độ già” tuổi của ong

Microplitis manilae ảnh hưởng đến hiệu quả ký sinh

TT Ngày sau Tỷ lệ vũ hoá ký sinh (%) 1 Ngày thứ 1 55,00 2 Ngày thứ 2 48,33 3 Ngày thứ 3 45,00 4 Ngày thứ 4 43,33 5 Ngày thứ 5 31,87 6 Ngày thứ 6 28,67

3.5. Tỷ lệ vũ hoá của ong Microplitis manilae

Theo dõi tỷ lệ vũ hoá đối với loài Microplitis manilae trong tháng IV,và V (bảng 3.14) cho thấy: Ở điều kiện nhiệt độ không khí từ 22 - 330C, ẩm độ từ 44 -

90% (trong phòng thí nghiệm), tỷ lệ vũ hoá của loài này đạt ở mức cao 91,00%. Vào tháng IV (26,90C) thì tỷ lệ vũ hoá của loài Microplitis manilae đạt (93,00%) cao hơn so với tháng V (89,00%), dường như nhiệt độ tăng cao của tháng V đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ký sinh giảm xuống chỉ đạt 89,00%.

Kết quả trên cho thấy khả năng vũ hóa cao là một điều kiện thuận lợi trong quá trình nhân nuôi và lây thả ra ngoài đồng ruộng. Mặt khác, đây là điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phổ biến ở Nghệ An và điều này giải thích tại sao ong Microplitis manilae có khả năng phát triển mạnh vào nửa cuối vụ Xuân và vụ Hè Thu tại khu vực này.

Bảng 3.14. Tỷ lệ vũ hoá của ong Microplitis manilae nội ký sinh sâu non sâu khoang trong phòng thí nghiệm

Tháng Tổng số Tỷ lệ Tỷ lệ Nhiệt độ Độ ẩm theo dõi nhộng vũ hoá không TB TB

theo dõi (%) vũ hoá (0C) (%) (cái) (%)

IV 139 93,00 7,00 26,9 72,4 V 263 89,00 11,00 28,5 71,68 TB 91,00 9,00 27,7 72,04

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Tùng (2007) trong điều kiện nhiệt độ 28,50, độ ẩm 73% cho tỷ lệ vũ hóa ong Microplitis manilae đạt tới 91,41%. Với điều kiện nhiệt độ từ 260C đến 280C, độ ẩm từ 71 – 73% là khoảng nhiệt độ rất phổ biến ở Nghệ An trong vụ Xuân và vụ Hè Thu. Điều này chứng tỏ ong

Microplitis manilae thích hợp với điều kiện khí hậu Nghệ An cho tỷ lệ vũ hóa khá cao ở trong 2 vụ Xuân và vụ Hè Thu, 2 vụ trồng lạc chính của vùng. Đó là một điều kiện rất thuân lợi trong nhân nuôi và lây thả ngoài đồng ruộng. Như vậy điều

kiện khí hậu ở đây cho phép chúng ta có thể nhân nuôi và lây thả ong Microplitis manilae trên diện tích trồng lạc ở Nghệ An trong 2 vụ này.

3.6. Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis manilae trong phòng thí nghiệm

Trong các loài côn trùng bộ cánh màng Hymenoptera, tỷ lệ giới tính (cái: đực) ở các loài ký sinh có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi loài.

Trong quần thể loài ký sinh nào đó, nếu có sự thiếu hụt cá thể đực hoặc ít có cơ hội gặp gỡ thì hiện tượng đơn tính đực xuất hiện ở các con cái không được ghép đôi giao phối và kết quả là cá thể đực ở thế hệ sau tăng lên.

Bảng 3.15. Tỷ lệ giới tính của ong Microplitis maniale nội ký sinh sâu non sâu khoang trong phòng thí nghiệm

Tháng IV V Tổng theo dõi TB±S Tổng số 129 235 364 ong vũ hoá Số 71 122 193 Ong lượng Cái Tỷ lệ 55,04 51,91 53,48 ± 1.57 (%) Số 58 113 171 Ong lượng đực Tỷ lệ 44,96 48,09 46,53 ± 1,57 (%) Tỷ Cái: 1 : 0,82 1 : 0,93 1 : 0,88 lệ đực

Nhiệt độ 26,86 28,51 27,69 (0C) (22,4 - 32,1) (21,7 - 32,6)

Ẩm độ TB 72,37 71,68 72,03 (%) (44 - 90) (57 - 82)

S là phương sai ngẫu nhiên

Qua bảng số liệu thu được (bảng 3.15) cho thấy, ở nhiệt độ và ẩm độ là 26,860C, ẩm độ 72,37% thì tỷ lệ ong cái nhiều hơn so với ở nhiệt độ 28,510C, ẩm độ 71,88%. Khi tăng nhiệt độ lên làm tỷ lệ ong cái xu hướng giảm xuống và tỷ lệ ong đực tăng lên. Tỷ lệ ong cái cao hơn rất có lợi cho việc nhân nuôi. Trong nhân nuôi số lượng ong cái nhiều cho tỷ lệ ký sinh cao hơn so với khi nhiều ong đực. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu mới chỉ theo dõi được tỷ lệ vũ hóa và tỷ lệ giới tính ong Microplitis manilae trong 2 tháng nên chưa thể có kết luận chính xác tác động của yếu tố nhiệt độ độ ẩm đến 2 chỉ tiêu trên. Vì vậy cần nghiên cứu ở nhiều điều kiện trong thời gian dài hơn để đưa ra ngưỡng nhiệt độ ẩm độ thích hợp cho nhân nuôi ong Microplitis manilae.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Kết luận

1. Hiệu quả ký sinh của ong Microplitis manilae thay đổi theo mật độ ong và vật chủ sâu khoang. Để vừa đảm bảo được hiệu quả ký sinh và vừa đảm bảo được hiệu quả kinh tế mật độ ong thích hợp nhất là 3 cặp ong với các mật độ vật chủ sâu khoang là 10, 15, 25, 30 sâu non. Tỷ lệ ký sinh trung bình ở mật độ này đạt 78,47%.

2. “Độ già” của tuổi ong mẹ Microplitis manilae ảnh hưởng đền tỷ lệ ký sinh, trong đó ong cái trưởng thành ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 đều có khả năng ký sinh cao và tỷ lệ ký sinh cao nhất vào ngày thứ nhất sau vũ hóa (55,00%) và thấp nhất ở ngày thứ 6 là 28,67%.

3. Trong điều kiện nhiệt độ ẩm độ trung bình 27,690C, 72,03% từ tháng IV đến tháng V tỷ lệ giới tính cái : đực của ong ký sinh Microplitis manilae khá cân

bằng đạt 1 : 0,88 tỷ lệ vũ hóa của ong Microplitis manilae đạt ở mức rất cao (trên 90,00%).

Kiến nghị

Ong Mcroplitis manilae là loài ong dễ nhân nuôi trong thực nghiệm. Vì vậy có thể nhân nuôi ong Microplitis manilae để phòng trừ sâu khoang hại lạc. Tuy nhiên, cần đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, thí nghiệm ở nhiều điều kiện và phạm vi khác nhau thêm để từng bước xây dựng quy trình nhân nuôi và lây thả, sử dụng chúng trong đấu tranh sinh học phòng trừ sâu khoang hại lạc ngoài đồng ruộng.

[1] Cục thống kê Nghệ An (1999), Số liệu cơ bản KT-XH 1996-1998 tỉnh Nghệ An, tr. 1-11.

[2] Đặng Thị Dung (1999), Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu hại chính trên đậu tương vùng Hà Nội và phụ cận

[3] Đặng Trần Phú và nnk (1997) Tư liệu về cây lạc, Nxb. Khoa học kỷ thuật

[4] Đặng Lệ Thủy (2007) Côn trùng ký sinh sâu cuốn lá hại lạc tại Nghi Lộc - Nghệ An, vụ xuân 2007.

[5] Http://www.Thongtinnghean.vn / Báo cáo tổng kết năm 2006, nhiệm vụ chủ yếu năm 2007 Ngành Nông Nghiệp và PTNT Nghệ An. [6] Http://www.Thongtinnghean.vn / Phát triển vùng nguyên liệu

lạc phục vụ chế biến và xuất khẩu.

[7] Khuất Đăng Long (1995), Phân loại ong ký sinh kén trắng thuộc hoc Apanteles sp. ở Miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỷ thuật Hà Nội, Tr 412 - 462

[8] Hồ Khắc Tín và ctv (1982), Giáo trình côn trùng chuyên khoa, tập I. Nxb. Nông Nghiệp. Hà Nội

[9] Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn(1979), Giáo trình cây lạc, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr 5 - 99

[10] Lê Văn Thuyết và nnk (19930, Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại lạc ở tỉnh Hà Bắc và Nghệ Tĩnh năm 1991 - 1992. Tạp chí BVTV, 3 (123)

[11] Ngô Thế Dân (chủ biên), Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Vũ Thị Đào, Phạm Văn Toàn, Trần Đình Long, C.L.L. GOWDA (2000), Kỹ thuật đạt năng suất cao ở Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp.

[12] Nguyễn Thị Hiếu (2004), Côn trùng ký sinh của sâu non bộ cánh phấn hại lạc ở Diễn Châu, Nghi Lộc – Nghệ An. Luận văn thạc sĩ sinh học, tr. 1-86.

[13] Nguyễn Thị Thanh (2005) – Bài giảng côn trùng nông nghiêp, tr.187

[14] Nguyễn Thị Thúy (2007) Đặc điểm sinh học, sinh thái ong Euplectrus sp1 ngoại ký sinh sâu khoang hại lạc trong điều kiện thực nghiêm.

[15] Nguyên Văn Tùng (1999).Báo cáo kết quả thứ nhất IPM trên cây lạc (1998-1999). Viện nghiên cứu cây có dầu, hương liệu, mỹ phẩm thành phố Hồ Chí Minh

[16] Phạm Bình Quyền (1992) , Sinh thái học côn nông nghiệp, Nxb. Khoa học kỷ thuật

[17] Phan Thanh Tùng (2007), Đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân thả ong Microplitis manilae Ashmead ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc trong điều kiện thực nghiệm.

[18] Phạm Thị Vượng và Cộng sự (1996) Nhận xét về sâu non sâu khoang tại Nghệ An-Hà Tịnh-Hà Bắc Tạp chí BVTV, 4/1996, tr. 26-28. [19] Phạm Văn Lầm và ctv. Một số kết quả điều tra ảnh hưởng của

bẫy đèn và viêc sử dụng thuốc trừ sâu lên các loài ký sinh ăn thịt sâu hại. Tạp chí Bảo vệ thực vât, số 3/1995, tr. 5.

[20] Phạm Văn Thiều (2000), Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội

Thông báo khoa học, Trường Đại Học Vinh số 29/2002

[22] Viện BVTV (1976), Kết quả điều tra côn trùng 1967 - 1968, nxb.Nông Nghiệp TR 1 – 597

[23] Vũ Quang Côn (2007), Mối quan hệ ký sinh vật chủ ở côn trùng trên điển hình các loại ký sinh của cánh vảy hại lúa ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỷ thuật. Hà Nội , 278 tr

Tài liệu tiếng Anh

[24] And Ken, Inoue Riyohei, Maeto Kaoru, Tojo Sumio, 2006, Effects of Temperature on the Life History Traits of Endoparasitoid,

Microplitis manilae Ashmead (Hymenoptera: Braconidae), Parasitizing the Larvae of the Common Cutworm, Spodoptera litura Fabricius (Lepidoptera: Noctuidae), Japanese Journal of Applied Entomology and Zoology, Vol.50,No.3, 201 - 210

[25] AVRDC, 2007, Rearing Diadegma, Cotesia and Microplitis,

Rearing of Diamondback Moth Parasites, 2pp.(http://www.avrdc.org) [26] Ranga Rao, GV., Wightman J. A (1996), Ground nut. Pest,p.395

- 479. In the Groung nut Grop (Smartf, J., ed) London, U. K. Chapman and Hal.

[27] Said Mir Khan, 1999, Effectiveness of Microplitis mediator (HYmennoptera: Braconidae) Against its Host Agotis segetum and A ipsilon (Leppidoptera: Nocutuidae), Pakistan Journal of Biological Sciences, VoL. Issue2, 344 – 346.

[28] Waterhouse, D.F, 1993 – The major arthropod pest anh Weees of Agricuture in southeast Asia. Distri bution, improtace and Origin. ACIAR. Canberra – Australia, 10 – 44

Một phần của tài liệu Hiệu quả ký sinh sâu khoang (spodoptera litura f ) của ong mocroplitis manilae trong điều kiện thực nghiệm (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w