Ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK)

Một phần của tài liệu Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 26 - 27)

- Chỉ trong vòng chưa đầy 18 tháng, hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển với đà tăng trưởng mạnh mẽ nhất của năm 2006 đã hoàn toàn đảo ngược. Mức giảm 66% của chỉ số VN-Index trong năm 2008 khiến Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong khu vực.

- Khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hóa của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản,.. Khủng hoảng tài chính làm sức mua trên các thị trường giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi.

- Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế giới, theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn, dẫn đến các nhà đầu tư có thể bán ròng cổ phiếu, trái phiếu hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi các thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn và việc họ cơ cấu lại chứng khoán Việt Nam là điều có thể xảy ra. Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào sẽ làm giảm giá chứng khoán của Việt Nam. Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên tới 1.278 đến đầu tháng 10/2008. Đến cuối tháng 12/2009, tình trạng bán ròng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang còn tiếp diễn.

- Khủng hoảng tài chính tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. Yếu tố tâm lý đã làm cho TTCK bao phen lâm vào tình trạng mất cân đối cung và cầu: khi giá chứng khoán lên thì mua không được, ngược lại khi giá rớt thì chỉ toàn lệnh bán mà không có lệnh mua. Sở dĩ như vậy vì là do phần nhiều các nhà đầu tư Việt Nam chưa chuẩn bị kiến thức và bản

trường thông tin chưa thật sự đảm bảo cho thông tin đến với tất cả các nhà đầu tư cùng một lúc và chuẩn xác. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Việt Nam khi tiến hành đầu tư đã quan tâm đến diễn biến tình hình giao dịch ở các TTCK Mỹ, Anh, Nhật Bản,... Vì thế diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn cùng chiều với chỉ số của các thị trường trên. Vậy là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chuyển hướng tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam: từ đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước sang đầu tư theo các "nhà đầu tư ngoài nước". Tâm lý này trở thành một rào cản không nhỏ trong cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm vực dậy TTCK.

Một phần của tài liệu Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w