0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Hình 3.3. Thiết bị đầu cuối ngoài trời

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ WIMAX VÀ MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Ở VIETETL LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 83 -92 )

vật cản là các toà nhà tại các thành phố lớn, giúp loại bỏ tình trạng sóng yếu. Thiết bị này có thể sử sụng cho một hoặc nhiều máy tính (10/100 base-T LAN hoặc NIC) qua khe cắm RJ-45. Nguồn điện sử dụng là 110/220V cùng với dây nối đất chống sét phục vụ cho những khu vực ở vị trí cao. Nó có các đặc điểm sau:

- Tốc độ truy cập tối đa 10Mbps (download và upload).

- Phạm vi bắt sóng từ trạm gần nhất 32km trong điều kiện tầm nhìn tốt, khoảng 2km trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế với nhiều nhà cao tầng, …

- Tích hợp modem và radio.

- Gắn dễ dàng trên tường hoặc cột. - Chịu đựng tốt các yếu tố thời tiết. - Phủ sóng đến 32km.

- Điều chế linh hoạt 4/16/64QAM. - Không cần cài đặt riêng cho máy tính. - Sử dụng cho các doanh nghiệp.

- Thích hợp với khu dân cư đông, thành thị.

3.4. Kết quả thử nghiệm

Đối với tiêu chí vật cản, nhà cao tầng: Với khoảng cách 2-3km so với trạm, chất lượng dịch vụ đạt chất lượng tốt. Tốc độ download/upload có thể đạt được là: 3Mbps/1Mbps. Đối với tiêu chí ảnh hưởng của thời tiết và can nhiễu của các loại sóng vô tuyến khác: Dịch vụ vẫn được đảm bảo. Đối với tiêu chí kiểm tra dung lượng trạm: Đã tập trung gần 30 thiết bị đầu cuối tại cùng một toà nhà, hoạt động liên tục, ngay tại giờ cao điểm, chất lượng WIMAX vẫn đảm bảo tốc độ ổn định không bị nghẽn. Trên nền WIMAX, Viettel đảm bảo triển khai cung cấp đầy đủ các ứng dụng băng rộng tốc độ cao, với chất lượng khá tốt: VoIP, VideoConference, Multimadia Streaming, Truy nhập Internet tốc độ cao, Mobility. Tất cả các ứng dụng này không những thực hiện tốt ở các thiết bị cố định (di động hạn chế) mà đặc biệt còn được ứng dụng thiết bị di động (Mobility).

3.5. KẾT LUẬN

Chương này đã nêu khái quát tình hình phát triển WIMAX ở Việt Nam trong những năm vừa qua và mô hình thử nghiệm WIMAX của Công ty Viettel.Với những ưu điểm của WIMAX và những nỗ lực đưa WIMAX vào thực tiễn của các doanh nghiệp, hi vọng trong những năm tiếp theo WIMAX sẽ được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. WIMAX hiện đang là giải pháp tối ưu cho nhiều loại ứng dụng băng rộng tốc độ cao với khoảng cách xa và cho phép các nhà khai thác dịch vụ hội tụ tất cả các dịch vụ như dữ

liệu, thoại và video... WIMAX được đánh giá là công cụ bổ sung cho các mạng di động sẽ hỗ trợ và tương tác với mạng 3G vì cung cấp băng thông rộng lớn hơn có khả năng truyền được nhiều dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường di động và hỗ trợ các mạng WI-FI cung cấp kết nối băng rộng ở các khu vực lớn hơn.

Theo nhiều nhà quan sát tại Việt Nam thì WIMAX sẽ phát triển theo hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là dành cho các thiết bị cố định. Giai đoạn thứ hai là khi WIMAX di động phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ không chỉ dừng lại ở việc truy nhập Internet tốc độ cao nữa mà nhu cầu sử dụng dịch vụ thoại cũng tăng cao. Lúc đó, diện phủ sóng sẽ phải tăng theo". Để đánh giá tình hình triển khai thử nghiệm của công nghệ WIMAX và khả năng triển khai công nghệ tiên tiến này tại Việt Nam, em cũng đã tìm hiểu khả năng triển khai thực tế công nghệ WIMAX di động của Viettel, một doanh nghiệp viễn thông đang phát triển tại Việt Nam và tình hình triển khai phát triển công nghệ WIMAX trên thế giới.

WIMAX cũng giống như mạng WI-FI đã có một nền tảng tốt nhờ nhận được sự hỗ trợ từ các công ty sản xuất thiết bị và hạ tầng như Motorola, Samsung, Nokia và cả Intel. Các “đại gia” này sẽ tung ra thị trường các sản phẩm WIMAX ngay trong năm nay. Samsung dự kiến khai trương một bộ thiết bị hỗ trợ công nghệ không dây này, trong đó có cả máy cầm tay, máy tính siêu di động và USB để kết nối không dây với laptop. Tuy nhiên, xây dựng hạ tầng mạng mới chỉ là thách thức nhỏ trong việc triển khai WIMAX, việc thay đổi hình thức kinh doanh mới là vấn đề mà các nhà cung cấp dịch vụ không dây đang phải đối mặt vì công nghệ tiên tiến này sẽ được dùng trong điện thoại di động và cả những thiết bị cầm tay khác, như máy nghe nhạc MP3, máy ảnh số.

Theo các nhà phân tích, khi mà đồng thời cùng lúc nhiều thiết bị có thể truy cập vào mạng thì các công ty sẽ phải thích ứng với hình thức thu phí dịch vụ theo thuê bao trọn gói. Hiện nay, người dùng phải thuê bao từng dịch vụ riêng rẽ nếu muốn truy cập mạng di động. Nhưng, trong thế giới WIMAX, khi người dùng sở hữu đến 3 hoặc 4 thiết bị kết nối WIMAX thì việc thuê bao cho từng sản phẩm sẽ không khả thi.

Không chỉ công ty Viettel mà còn rất nhiều công ty khác thử nghiêm nhưng đều có một nhận xét chung là WIMAX rất khó để có thể thương mại hoá được. Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC hiện đang cung cấp thử nghiệm Wimax tại Lào Cai. Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC thử nghiệm Wimax với chuẩn 802.16d tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. FPT Telecom sẽ cung cấp cả hai dạng là WIMAX cố định và WIMAX di động, còn Viettel Internet thử nghiệm thêm công nghệ WIMAX di động vì WIMAX cố định đã có nhiều DN thử nghiệm thành công.

Qua thời gian thử nghiệm VNPT cho rằng, công nghệ WIMAX cố định đã chín muồi để đưa vào triển khai trong thực tế và dễ dàng triển khai một cách nhanh chóng cho bất kỳ địa điểm vùng sâu vùng xa nào. Ngoài ra WIMAX có thể kết hợp tốt với nhiều công nghệ truyền dẫn khác nhau (giai đoạn 1 sử dụng công nghệ truyền dẫn qua ADSL, giai đoạn 2 sử dụng công nghệ truyền dẫn qua VSAT-IP). Tuy nhiên, do trong quá trình thử nghiệm chưa có hệ thống quản lý và tính cước và giá thiết bị còn cao nên chưa có khả năng đưa vào khai thác thương mại. Bên cạnh đó, hệ thống tường lửa chưa được trang bị chuyên nghiệp nên dễ bị tấn công, ảnh hưởng đến hoạt động của mạng. Ngoài ra, do số lượng trạm thu phát còn ít nên hạn chế khả năng phủ sóng, do đó thử nghiệm chưa thực sự đánh giá được tiềm năng thật của hệ thống.

Hiện nay, hầu hết các hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn (Alcatel, Siemens, Motorola…) có xu hướng đầu tư nghiên cứu sản xuất thiết bị theo hướng WIMAX di động ở chuẩn 802.16e. Trong khi đó, ở Việt Nam các doanh nghiệp lại thử nghiệm WIMAX chuẩn d, tại tần số 3,3 GHz. Cho nên, số lượng đối tác có thiết bị thử nghiệm rất ít làm cho giá thiết bị và đầu cuối cao, khó thực hiện ở quy mô lớn.

Ngoài Viettel, còn có VTC, VNPT và FPT đã tiến hành thử nghiệm WIMAX ở Hà Nội. Cũng như VNPT, các doanh nghiệp đều "kêu" khó khăn về giá thiết bị.

Viettel cho biết, việc thử nghiệm WIMAX cố định ở tần số 3,3 - 3,4 GHz gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thiết bị sử dụng, giá thiết bị đắt đỏ nên chưa thể mở rộng quy mô thử nghiệm. Bên cạnh đó, việc triển khai WIMAX cố định trong phạm vi băng tần này là rất hẹp không đủ cho việc phát triển quy mô lớn.

Theo FPT Telecom, thực tế thử nghiệm cho thấy, hệ thống IPTV, VoD hiện có của FPT Telecom chạy trên nền WIMAX tốt, hình ảnh không bị giật, chơi game online không bị dừng hình, đặc biệt khi sử dụng điện thoại VoIP thông qua hệ thống WiMAX âm thanh không bị nhiễu. Tuy nhiên báo cáo của FPT Telecom không có nhận xét đánh giá về kết quả thử nghiệm và chưa có ý kiến gì về vấn đề cấp phép cũng như thử nghiệm công nghệ này.

Sau khi thử nghiệm, phía VTC cho biết chất lượng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, VoD, VoIP tốt, dễ triển khai và ổn định. VTC cũng đang xin phép tiếp tục thử nghiệm ở các thành phố khác ngoài Hà Nội như: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và tăng thêm số lượng khách hàng tham gia thử nghiệm dịch vụ WiMAX. VTC xin phép được triển khai thử nghiệm WiMAX tại băng tần 2,3 GHz với độ rộng dải tần số 30 MHz.

Qua việc thử nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy WIMAX ở Việt Nam vẫn là câu chuyện của thì tương lai. Các nhà khai thác viễn thông cho thấy họ đã "ngán ngẩm" với chuẩn được thử nghiệm là chuẩn WIMAX cố định 802.16d và băng tần 3,3 - 3,4 GHz. Các nhà khai thác này muốn chuyển sang cung cấp dịch vụ này ở chuẩn Mobile WIMAX 802.16e ở băng tần 2,3 - 2,5 GHz. Tuy nhiên, hiện chuẩn này vẫn chưa thực sự hoàn thiện và chưa có thiết bị để thử.

Có quá nhiều rào cản đặt ra cho việc đem công nghệ WIMAX vào Việt Nam như giá thiết bị và các dịch vụ cung cấp mà doanh nghiệp cung cấp chưa phong phú mà chỉ mang tính cầm chừng để đợi hoàn thiện chuẩn. Các dịch vụ thử nghiệm còn đơn điệu, chủ yếu là dịch vụ VoIP nội mạng và truy nhập Internet vô tuyến. Hơn nữa, mô hình thử nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam theo báo cáo là rất nhỏ nên việc đánh giá thực sự chất lượng chưa hoàn toàn chính xác.

KẾT LUẬN CHUNG

Hiện nay mạng không dây WIMAX vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm nghiên cứu trong diễn đàn WIMAX. Trong đó, chuẩn WIMAX cố định đã có những sản phẩm được cấp phép. Đối với chuẩn WIMAX di động, ở Việt Nam đã có 4 doanh nghiệp được cấp phép thử nghiệm.

Trong ngành viễn thông đang có hai xu hướng phát triển mạnh mẽ là công nghệ thông tin di động thế hệ 3, 4 và mạng máy tính không dây. Trong khi thông tin di động với ưu thế về tính di động cao cố gắng tích hợp thêm khả năng truyền dữ liệu, truy cập Internet, thì mạng không dây với lợi thế sẵn có về truy cập Internet và truyền dữ liệu lại phát triển thêm khả năng thoại. Hai công nghệ này sẽ song song phát triển và tiến gần đến nhau, trong tương lai sẽ là một sản phẩm cung cấp cả hai ứng dụng thoại và dữ liệu với tính di động cao.

Đồ án nghiên cứu sự dụng có dựa trên một số tài liệu tiếng Anh trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông nên không tránh khỏi những sai sót trong việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành nên em rất mong nhận được sự đóng góp, sự chỉ bảo của các thầy, các bạn để mình có thể hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hoa Lư

cùng các thầy cô giáo trong khoa ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm đồ án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].ThS. Nguyễn Quốc Khương, TS. Nguyễn Văn Đức, ThS. Nguyễn Trung Kiên, KS. Nguyễn Thu Hà. “WIMAX – Công nghệ truy nhập mạng không dây băng rộng”. Tạp chí BCVT&CNTT kì 1(12/2005).

[2].Trần Việt Hưng. “WIMAX công nghệđích thực cho cuộc sống”. Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. 2006.

[3].Phan Hương. “Công nghệ OFDM trong truyền dẫn vô tuyến băng rộng điểm - đa điểm tốc độ cao (54 Mbit/s)”. Tạp chí BCVT&CNTT kì 1 (12/2005).

[4].Lê Văn Tuấn. “Các băng tần WIMAX”. Tạp chí BCVT&CNTT kì 1

[5]. IEEE 802.16 – 2004, (October, 2004), Air Interface for Fixed Broadband Wireless Access Systems.

[6]. IEEE 802.16e, (February, 2005), Air Interface for Fixed and Mobile Broadband Wireless Access Systems.

[7]. Hassan Yagoobi, Intel Technology Journal, (Vol 08, August 2004)

Scalable OFDMA Physical Layer in IEEE 802.16 WirelessMAN4.

[8]. WIMAX Forum, (2006), Mobile WIMAX – Part I: A Technical Overview and Performance Evaluation.

[9]. WIMAX Forum, (March, 2006) Mobile WIMAX – Part II: A Comparative Analysis.

[10]. 3GPP TS 25.308, (Sep. 2004), High Speed Downlink Packet Access (HSDPA) Overall Description.

[11]. 3rd Generation Partnership Project 2 “3GPP2”, (March 2004)

CDMA2000 High Rate Packet Data Air Interface Specification . [12]. John Wiley & Sons, Ltd, (2006), The Business of WIMAX

[13]. WIMAX Forum white paper, WIMAX’s technology for LOS and NLOS environments.

[14]. WIMAX Forum white paper, The business case for Fixed Wireless Access in Emerging countries.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ WIMAX VÀ MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Ở VIETETL LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 83 -92 )

×