Thông thường, người tiêu dùng thường sợ rủi ro hơn là thích rủi ro. Chính vì vậy mà họ tìm mọi cách để giảm rủi ro. Có ba cách thông thường mà người tiêu dùng sử dụng để giảm rủi ro:Đa dạng hóa rủi ro, sử dụng bảo hiểm và nắm thêm nhiều thông tin về lựa chọn và lợi ích nhận được.
• Đa dạng hóa rủi ro: Giả sử rằng bạn là người sợ rủi ro và tìm mọi cách để tránh rủi ro. Bạn lập kế hoạch thực hiện bán hàng bán thời gian. Bạn có một lựa chọn để tiết kiệm thời gian của mình bằng cách giành tất cả thời gian cho việc bán máy điều hòa không khí hoặc lò sưởi hoặc dành một nửa thời gian cho việc bán từng loại máy một khi mà bạn không thể chắc chắn về thời tiết năm tới. Vậy làm thể nào để tối thiểu hóa rủi ro?
Câu trả lời là đa dạng hóa rủi ro, bằng cách bán cả hai sản phẩm và nhiều sản phẩm khác hơn là một sản phẩm. Giảđịnh rằng 50% cơ hội là năm nóng, 50% là năm lạnh. Bảng 3.7 cho ta thấy mức kiếm được vào từng thời kỳ khác nhau.
Bảng 3.4: Thu nhập từ bán trang thiết bị
Thời tiết nóng Thời tiết lạnh Bán điều hòa không khí lạnh $30.000 $12.000
Bán lò sưởi $12.000 $30.000
Nếu chỉ bán máy điều hòa hoặc lò sưởi, mức thu nhập chỉ có thể là 12.000$ hoặc 30.000$ và mức kỳ vọng thu nhập sẽ chỉ là 21.000$=[0,5($30.000) +0,5($30.000)]. Giả định chia thời gian để bán cả hai máy cùng một lúc, thì thu nhập của bạn sẽ là 42.000 $ trong bất kỳ thời tiết nào. Trời lạnh, bạn có thể thu được 30.000 $ từ bán lò sưởi và 12.000$ từ máy điều hòa và ngược lại với trời nóng. Như vậy, đa dạng hóa rủi ro khiến bạn có thể nhận được mức thu nhập chắc chắn như mong muốn.
Việc đa dạng hóa rủi ro (đa dạng hoá lựa chọn; đa dạng hoá sản phẩm) được áp dụng ở
mọi lĩnh vực. Ví dụ: Các nhà đầu tư luôn đa dạng hóa các hạng mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Nhưng tồn tại một nghịch lý là: Việc đa dạng hóa làm giảm rủi ro, nhưng lại dàn trải đầu tư nên hiệu quảđầu tư không thể cao. Trong thực tế thì đa dạng hóa ở mức
độ nào là câu hỏi không có một đáp án.
• Mua phí bảo hiểm:Bảo hiểm thực chất là bỏ một phần chi phí ở hiện tại để bù đắp vào khoản tiền sẽ bị mất trong tương lai nhằm đạt được mức thỏa mãn và lợi ích kỳ vọng ở
tương lai. Phí bảo hiểm bằng thu nhập dự tính trừđi tình huống rủi ro.
Chúng ta hãy giảđịnh rằng người chủ nhà phải đối mặt với 10% xác suất bị mất trộm và sẽ mất tới 10.000$. Giá trị tài sản của anh ta là 50.000$. Bảng 3.8 chỉ ra các trường hợp
Bảng 3.5: Thu nhập từ bán trang thiết bị Bảo hiểm Trộm (Pr=0,1) Không trộm (Pr=0,9) Giá trị kỳ vọng Không 40.000$ 50.000$ 49.000$ Có 49.000$ 49.000$ 49.000$ Ta thấy chủ nhà sẽ phải mua phí bảo hiểm là 1000$ (= 50.000$ - 49.000$) để bảo đảm tài sản của mình luôn ở
mức 49.000$. Như vậy, mua hay không mua bảo hiểm khác nhau ở chỗ làm ổn định tài sản chứ không mang lại mức tài sản lớn hơn so với trước. Chính vì mức ổn định
đó tạo ra cho chủ nhà mức lợi ích dự tính cao hơn.
Các công ty bảo hiểm là những người chịu kinh doanh loại hình dịch vụ này. Các công ty này là những hãng kinh doanh có lãi. Họđưa ra các chính sách bảo hiểm, vì họ biết rằng khi họ gặp rủi ro thì họ cũng phải chịu rủi ro. Khả năng tránh rủi ro bằng hoạt động trên quy mô lớn của các công ty bảo hiểm phụ thuộc vào luật đa số. Luật
đa số chỉ ra rằng có thể các trường hợp đơn lẻ có thể ngẫu nhiên và không dự đoán lớn được, trong khi các kết quả
trung bình của một lượng lớn các sự kiện lại có thể dựđoán được. Sử dụng luật này, các công ty bảo hiểm giảm rủi ro khách hàng.
Ví dụ: Thực tế cho thấy rằng 1.000 người thì có một người mắc một bệnh nan y. Do vậy nếu thu bảo hiểm từ 1.000 người thì các công ty bảo hiểm luôn có lãi. Nếu xảy ra bệnh tật thì họ chỉ phải trả viện phí cho một người từ số tiền của những người khác. Luật đa số giúp cho các công ty đưa ra các quyết định như vậy. Cần chú ý rằng các công ty bảo hiểm thường bán bảo hiểm với giá cao hơn giá trị mất mát dự tính vì họ phải chi trả các chi phí và phải kinh doanh có lãi.
Các quỹ bảo hiểm rất đa dạng. Từ bảo hiểm tài sản cho tới bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm an sinh xã hội. Ở một số quốc gia, việc đóng bảo hiểm là bắt buộc. Các tài sản có giá trị lớn bắt buộc phải mua bảo hiểm để tránh rủi ro.
• Giá trị thông tin: Quyết định mà một người tiêu dùng đưa ra khi kết quả chắc chắn là do thông tin bị giới hạn. Nếu có nhiều thông tin hữu ích hơn, người tiêu dùng có thể dựđoán tốt hơn và giảm rủi ro nhiều hơn. Bởi vì thông tin là có giá trị, nên mọi người phải trả chi phí. Giá trị của thông tin đầy đủ là sự khác biệt giữa giá trị kỳ vọng của một lựa chọn khi có thông tin đầy đủ với giá trị kỳ vọng khi có thông tin không đầy đủ. Như vậy, giá thông tin phải trảđể có được giá trị kỳ vọng cho một lựa chọn trong điều kiện thông tin đầy đủ
tính bằng chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng khi có thông tin đầy đủ và giá trị kỳ vọng khi không có đầy đủ thông tin. Mặc dù, thông tin không phải lúc nào cũng mang lại lựa chọn chắc chắn hoàn hảo, nhưng trả phí thông tin có thể giúp ta đầu tư và đưa ra lựa chọn giảm thiểu được rủi ro.