GIỚI THIỆU VỀ KIẾN TRÚC MẠNG VOIP ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giao thức sử dụng trong mạng voip (Trang 75 - 77)

CỨU

Trước khi đi vào giới thiệu về việc thiết lập cuộc gọi SIP - PSTN, ta đi vào giới thiệu các thành chính trong mạng mà chúng ta tiến hành khảo sát như sau:

Hình 5.1. Kiến trúc mạng VoIP nghiên cứu

+ Các thiết bị cần thiết cho mạng VoIP:

- Media Gateway: là thiết bị Audio Codec Mediant 1000 có 2 giao diện mạng:

o Giao diện FXO kết nối với PSTN qua số thuê bao 7689333.

o Giao diện Ethernet kết nối với mạng nội bộ được cấp IP là 172.16.0.22/24.

- SIP Server: đóng vai trò ở đây vừa là Proxy Server, Registrar Server, Location Server. Sip Server có địa chỉ IP public là 221.148.96.65.

- SIP Phone: điện thoại Softphone có hỗ trợ giao thức SIP, được đăng kí với SIP Server với số thuê bao 7004 và có địa chỉ IP là 172.16.0.99. - Chương trình gọi điện thoại VoIP hỗ trợ giao thức SIP X-Lite, được đăng kí với Sip Server với số thuê bao là 7010 và có địa chỉ IP là 172.16.0.98.

+ Các thiết bị mạng IP:

- Router: được cấu hình với địa chỉ IP là 123.30.4.2/25 được nối với ISP VDC thông qua modem ADSL.

- Firewall: nhằm bảo vệ mạng VoIP khởi bị tấn công từ bên ngoài. Firewall có 3 giao diện mạng khác nhau

o Giao diện với mạng Internet với địa chỉ 123.30.4.5/25 kết nối với Router để định tuyến gói tin ra ngoài.

o Giao diện với mạng DMZ (mạng vùng biên): với dải địa chỉ 172.16.0.1/24

o Giao diện với mạng nội bộ (được bảo vệ): với dải địa chỉ 192.168.1.0/24 (nhưng không được nghiên cứu nên sẽ không được vẽ trong mô hình).

- Hub: Vì muốn bắt gói tin gửi trong mạng giữa các thiết bị VoIP một các đơn giản nên ở đây ta sử dụng một Hub. Vì nếu thay Hub bằng Switch thì chúng ta sẽ không thực hiện được do Switch là thiết bị có xử lý địa chỉ MAC nên ta chỉ có thể bắt được các gói tin trên Card mạng của thiết bị hiện tại.

Một phần của tài liệu Giao thức sử dụng trong mạng voip (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w