Đánh giá thực trạng 3G tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp và thực trạng triển khai 3g WCDMA tại việt nam luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 74)

Hiện nay 3G đã được triển khai thành công ở nước ta. Tại hội nghị tổng kết tình hình triển khai công nghệ 3G của các doang nghiệp do Bộ thông tin và truyền thông tổ chức ngày 20/7/2011 , đại diện bộ thông tin và truyền thông đánh giá cao việc thực hiện nghiêm túc việc cung cấp dịch vụ 3G của các doang nghiệp viễn thông.

Tại Việt Nam hiện nay mạng 3G của các doang nghiệp viễn thông (như Viettel, Vinaphone, Mobifone ) đã phủ sóng rộng trên toàn quốc , đáp ứng được khả năng truy cập internet của người dân.

Đến thời điểm hiện tại, các nhà mạng đã phát triển được 8 triệu thuê bao 3G, ngoài ra còn đưa dịch vụ đến vùng sâu, vùng xa góp phần xóa bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Theo đại diện Vinaphone cho rằng : với tổng số vốn đầu tư tới hơn 5.000 tỷ đồng , vinaphone hiện có khoảng 3,7 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng 3G. Phía Mobifone cũng cho hay : cuối năm nay, Mobifone dự kiến có 8.500 trạm thu phát sóng trên toàn quốc ( tăng so với cam kết với bộ thông tin và truyền thông là

7.600 trạm). 3G đã giúp đơn vị này phát triển thương hiệu , doanh thu dịch vụ dữ liệu tăng mạnh , tỷ trọng tải tăng gấp 10 lần.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai 3G , không chỉ mobifone mà EVN Telecom cũng đang phải đối mặt với khó khăn. “ Khi lắp đặt thêm thiết bị 3G , nhà dân cho thuê chỗ lắp đặt thường đòi tăng giá thuê mặc dù nhà mạng chỉ lắp đặt thiết bị nhỏ hơn hoặc giảm số lượng anten trên cột. Thời gian tới , mức tăng mật độ trạm 3G lắp đặt dày đặc hơn mà khó khăn không được bộ thông tin và truyền thông tháo gỡ, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn”, đại diện Mobifone chia sẻ.

Theo đánh giá của vụ viễn thông (Bộ thông tin và truyền thông) , trong giai đoạn đầu triển khai mạng 3G người sử dụng phản hồi về chất lượng dịch vụ còn chưa tốt , hay bị rớt mạng, ngắt quãng kết nối… Đến nay , chất lượng đã tốt hơn tuy nhiên vẫn chưa đồng đều ở các khu vực và giữa các doanh nghiệp. Các dịch vụ nội dung chưa được tích hợp phong phú và đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới các doang nghiệp sẽ tiếp tục tập trung chất lượng dịch vụ để đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội và tăng doanh thu của doanh nghiệp.

3.7. Xu hướng phát triển lên 4G

Sau khi các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai thành công mạng 3G thì hiện nay các doanh nghiệp viễn thông đang hướng đến công nghệ 4G đây là xu hướng tất yếu.

Hiện nay các nhà mạng đang phải đứng trước thách thức lớn khi mà các doanh nghiệp được cấp phép 3G vẫn chưa “ yên lòng và đau đầu ” với bài toán kinh doanh hiểu quả 3G. Để có được giấy phép 3G , các nhà mạng này đã cam kết với tổng số tiền đầu tư trong ba năm đầu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ một số chuyên gia viễn thông hiện nguồn thu từ 3G của các nhà mạng chỉ chiếm khoảng từ 2-3% còn lại là từ các dịch vụ truyền thống là gọi và nhắn tin. Thực tế cho thấy đã hơn một năm ra đời nhưng các dịch vụ trên nền tảng công nghệ 3G vẫn còn xa xỉ và chưa thực sự trở thành xu hướng tiêu dùng.

69

Nhiều dịch vụ như Mobile TV, Mobile Camera, Video Call vẫn còn èo uột, chỉ có dịch vụ truy cập Internet từ điện thoại di động và qua máy tính từ 3G có ưu thế hơn trong nhu cầu sử dụng và xu hướng tiêu dùng, nhưng số người dùng và tần suất sử dụng vẫn rất hạn chế, do giá cước vẫn còn đắt và tốc độ đường truyền còn chậm.

Một số chuyên gia trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin nhìn nhận, "con đường 4G" ở Việt Nam có thành công hay không vẫn còn còn là một dấu hỏi rất lớn, khi mà bài toán 3G vẫn chưa có lời giải thực sự.

Theo Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp, lộ trình phát triển 4G phụ thuộc rất lớn vào thiết bị đầu cuối, xu thế vận động của thế giới và năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng như cung cầu dịch vụ người dùng. Thời điểm thích hợp để triển khai mạng 4G không thể trước năm 2013 và chậm nhất sẽ vào năm 2015.

3.8. Kết luận chương

Qua chương này cho thấy được những giải pháp nâng cấp 2G lên 3G và việc triển khai 3G đã đạt được những kết quả đáng chú ý. Nhưng bên cạnh đó còn một số khó khăn còn gặp phải khi triển khai mạng 3G tại Việt Nam.

Để giải quyết vấn đề trên thì các nhà mạng đang bắt đầu hướng đến công nghệ mạng không dây 4G nhưng do lộ trình phát triển của 4G phụ thuộc rất lớn vào các thiết bị đầu cuối, xu thế vận động thế giới và năng lực tài chính cũng như cung cầu dịch vụ người dùng nên bây giờ chưa phải là thời điểm thích hợp để triển khai 4G tại Việt Nam.

71

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Trước sự bùng nổ về nhu cầu truyền thông không dây cả về số lượng, chất lượng và các loại hình dịch vụ, công nghệ GSM đang được phát triển để có thể hỗ trợ và đáp ứng. Tuy nhiên, tốc độ của mạng GSM hiện thời vẫn còn quá chậm và không đáp ứng được, điều này đòi hỏi các nhà khai thác phải có được công nghệ truyền thông không dây nhanh hơn và tốt hơn. Việc sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD) sẽ nâng được tốc độ dữ liệu trên mạng GSM lên đến 57.6KBps, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa đáp ứng thích đáng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Giải pháp GPRS, EDGE trên mạng GSM và sau đó nâng cấp lên W-CDMA là một giải pháp khả thi và thích hợp với các nước đang phát triển như nước ta vì có thể tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng GSM đồng thời có quỹ đầu tư để tiến lên 3G.

Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS tạo ra tốc độ cao chủ yếu nhờ vào sự kết hợp các khe thời gian, tuy nhiên kỹ thuật này vẫn dựa trên phương thức điều chế GMSK nên hạn chế tốc độ truyền. Giải pháp dịch vụ vô tuyến gói chung nâng cao EDGE đã khắc phục được hạn chế này bằng cách thay thế phương thức điều chế GMSK bằng 8PSK, điều này giúp nâng cao tốc độ của mạng GPRS lên 2 đến 3 lần. Khó khăn chủ yếu liên quan đến các kỹ thuật vô tuyến trên máy đầu cuối do việc thay đổi kỹ thuật điều chế. Tuy nhiên EDGE là vẫn hoạt động dựa trên trên cơ sở chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói hạn chế ở tốc độ 384KBps nên sẽ khó khăn trong việc ứng dụng các dịch vụ đòi hỏi việc chuyển mạch linh động hơn và tốc độ truyền dữ liệu lớn hơn. Lúc này giải pháp đưa ra là nâng cấp lên hệ thống WCDMA. Việc nâng cấp các hệ thống thông tin di động lên thế hệ ba có thể đáp ứng được các yêu cầu hiện tại. Trong tương lai, khi mà công nghệ 3G không đáp ứng được yêu cầu thì công nghệ thông tin di động thế hệ tư là giải pháp tiếp theo với tốc độ lên tới 34Mbps. Điểm mấu chốt trong thông tin di động thế hệ tư là thay đổi phương pháp đa truy cập kinh điển bằng các phương pháp đa truy cập cho hiệu suất cao hơn như phương pháp đa truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA), đa truy cập phân chia theo cơ hội

(ODMA)...

Trong khuôn khổ đề tài em tìm hiểu tổng quát giải pháp nâng cấp mạng GSM lên W-CDMA. Do có nhiều chuẩn nâng cấp cũng như nhiều giải pháp nâng cấp của các tập đoàn viễn thông khác nhau nên đề tài chỉ đưa ra được những bước cơ bản nhất trong lộ trình nâng cấp về kiến trúc hệ thống và kỹ thuật vô tuyến số trên cơ sở lý thuyết mà không thể đi sâu vào các giải pháp chi tiết. Đồng thời việc đưa ra giải pháp CDMA băng thông rộng tối ưu cho GSM Việt Nam chưa thực hiện được.

Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo

73

[1] LGIC - Tổng cục bưu điện, “Thông tin di động (2 tập)”, Nhà xuất bản KHKT, 1997.

[2] Minh ngọc – Phú Thành, “Mạng viễn thông chuyển giao dịch vụ trên mạng” ,Nhà xuất bản thống kê, 2002.

[3] Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Thông tin di động thế hệ 3 (2 tập)”, Nhà xuất bản bưu điện, 2001.

[4] Tổng cục bưu điện, “Thông tin di động số”, Nhà xuất bản KHKT, 1993. [5] Vũ Đức Thọ, “Thông tin di động số Cellular”, Nhà xuất bản giáo dục, 1997. [6] Clint Smith, Daniel Collins, “3G Wireless networks”, McGraw-Hill Telecom, 2002.

[7] M.R.Karim and M.Sarrap, “W-CDMA and CDMA 2000 for 3G Mobile

Networks”, McGraw-Hill Telecom professional, 2002.

[8] Hedberg, Tetal, “Evolving WCDMA”, Ericsson White Paper, March 2001. [9] Tommi Heikkilä, “WCDMA radio network planning”,

Một phần của tài liệu Giải pháp và thực trạng triển khai 3g WCDMA tại việt nam luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w