Một số tấm gơng danh sỹ tiêu biểu của Nam Đàn.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử huyện nam đàn dưới thời nguyễn (1802 1919) (Trang 43 - 55)

98 Nguyễn Hữu Thành ất Mão Duy Tân 9 (1915) Trung Cần NamĐàn

3.3. Một số tấm gơng danh sỹ tiêu biểu của Nam Đàn.

+ Trớc hết là Nguyễn Đức Đạt. Ông tự là Khoát Nh, hiệu là Nam Sơn chủ nhân, Nam Sơn Dơng Tẩu và Khả Am Chủ nhân. Sinh năm 1824 ở làng Hoành Sơn, xã Nam Hoa Thợng, Tổng Trung Cần (nay là xã Khánh Sơn - Nam Đàn). Ông

sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống khoa bảng, là con của Cử nhân Nguyễn Đức Hiên, anh của Cử nhân Nguyễn Đức Huy, cháu của Cử nhân Nguyễn Đức Diệu, cha của Cử nhân Nguyễn Đức Đảng và có cháu là Phó bảng Nguyễn Đức Vận.

Từ nhỏ vốn nổi tiếng thông minh, học giỏi và uyên bác về mọi mặt. Ông đỗ Cử nhân khoa Đinh Mùi (1847) rồi đỗ Thám Hoa cùng Nguyễn Văn Giao, khoa Quý Sửu (1853). Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông đợc bổ làm ở Viện Tập hiền rồi bổ làm Cấp Sự Trung. Vì cha mẹ già yếu nên ông đã xin về quê phụng dỡng và mở trờng dạy học, các nho sỹ xa gần tìm đến học rất đông. Trớc danh tiếng và tài năng của ông, năm Tự Đức 16 (1863), triều đình đã bổ nhiệm ông làm đốc học Nghệ An, rồi thăng đến chức án Sát Thanh Hoá, Tuần Phủ Hng Yên Trong quá trình này… ông đã có điều trần với triều đình về kế hoạch và phơng pháp xây dựng bồi bổ đê điều ở các tỉnh phía Bắc.

Tháng 3-1876 vì ốm yếu nên ông cáo quan về dỡng bệnh và tiếp tục mở trờng dạy học. Học trò lại tấp nập kéo đến ngồi kín núi Nam Sơn để nghe thầy giảng bài. “Lời giảng của Tiên sinh cất cao giữa khoảng thiên nhiên đồi núi cây đá vang dội nghĩa lý văn chơng và đạo lý làm ngời” [4,67].

Nguyễn Đức Đạt dạy học rất nghiêm, rất tận tình. Phần lớn những kiến thức của ông truyền đạt cho học sinh bằng phơng pháp hỏi đáp. Đây là một phong cách ít thấy trong nền giáo dục xa của nớc ta. Trong quá trình dạy học, ông chăm lo cho bao lớp học trò, Nguyễn Đức Đạt luôn theo dõi tính cách của từng ngời để uốn nắn giáo dục. Có một anh học trò lời học, không bao giờ học thuộc bài, làm bài chỉ chăm chăm nhìn bài ngời khác, đã thế lại hay nói dối. Một buổi sáng, học trò đến trờng, thầy bảo cho nghỉ. Một học trò hỏi tại sao? Thầy bảo: "Cha mẹ tốn kém nuôi con ăn học, nhờ thầy dạy bảo. Thầy đêm ngày đèn sách để tìm nghĩa lý dạy

bảo các con. Thế mà có ngời không chịu học, thầy thấy việc dạy học của mình bấy lâu chỉ là vô ích" [4,81]. Nghe câu ấy, không chỉ ngời học trò kia biết lỗi mà nhiều học trò khác cũng nghe đó, sửa mình để thầy đợc vui lòng hơn.

Học sinh của ông có nhiều ngời đỗ đạt, nhiều ngời thành danh, nhiều ngời làm quan, nhng bất cứ ai khi trở về núi Nam Sơn đều một mực tôn kính thầy.

Nguyễn Đức Đạt có đóng góp rất lớn về giáo dục. Bên cạnh đó ông còn soạn ra rất nhiều bộ sách nhng đáng chú ý là “Nam Sơn Tùng Thoại”. Đây là bộ sách đồ sộ gồm 32 chơng, viết theo lối vấn đáp, phát triển bàn giải một số quan điểm trong các sách kinh điển của Nho gia. Công trình này đã nâng ông lên không chỉ là nhà giáo dục có tài mà còn là nhà triết học uyên thâm. Ông là nhà giáo mẫu mực tài giỏi, xứng đáng là niềm tự hào của quê hơng. Không những thế, ở con ng- ời Nguyễn Đức Đạt còn ẩn chứa lòng yêu nớc thơng dân sâu sắc.

Năm 1885 kinh thành thất thủ, Hàm Nghi xuất bôn ra Sơn phòng Hà Tĩnh, hạ chiếu Cần Vơng. Nguyễn Đức Đạt có đến hành tại và đợc phong là “ Lại bộ th- ợng th lĩnh chức An Tĩnh tổng đốc” để lo việc nớc. Về quê nhà, ông đã cùng với Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Quang dựng cờ khởi nghĩa tại núi Nam Sơn để chiêu… tụ nghĩa binh. Đình Hoành Sơn là nơi ông đóng đại bản doanh. Khi nghĩa quân phải rút lên miền thợng Thanh Chơng - vì già yếu nên Nguyễn Đức Đạt không đi theo mà ở lại quê nhà. Đến tháng 2-1887 ông mất, thọ 63 tuổi. Khi ông mất, học trò bao lớp, kẻ già ngời trẻ, ngời làm quan đến anh khoá, anh nho đều đến… Hoành Sơn, tố chức trọng thể lễ tang cho thầy. Khi đa cất ông, "nhiều ngời khóc nức nở, cả triền núi Nam Sơn trắng xoá khăn tang" [4,80].

Nguyễn Đức Đạt là nhà giáo tài giỏi, xứng đáng là niềm tự hào của nhân dân Nam Đàn.

+ Nguyễn Sinh Sắc hiệu là Trí Hiểu về sau đổi tên là Nguyễn Sinh Huy. Sinh năm 1863 tại làng Sen - thuộc xã Chung Cự, huyện Nam Đàn. Từ nhỏ, mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Sinh Sắc phải lao động vất vả. Không có điều kiện để đi học nhng Nguyễn Sinh Sắc là ngời ham học, ông thờng đứng ngoài để nghe thầy đồ giảng bài sau đó vừa làm việc vừa nhẩm bài. Khi chăn trâu ông thờng ngồi lên lng trâu để đọc sách. Thấy tinh thần ham học của Nguyễn Sinh Sắc, cụ Hoàng Đờng - một thầy đồ ở làng Hoàng Trù đã đem về nhà để nuôi dạy. Từ đó, Nguyễn Sinh Sắc có đủ điều kiện để học hành, chẳng bao lâu thiên t của Nguyễn Sinh Sắc bộc lộ ngày càng rõ, tiếng tăm học giỏi của ông đồn đại khắp vùng. Khoa thi Hơng Giáp Ngọ (1894), ông đỗ Cử nhân và khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông đỗ Phó Bảng. Nguyễn Sinh Sắc đợc vua Thành Thái tặng biển "Ân tứ ninh gia" (tức gia đình đợc hởng đầy đủ ơn huệ của nhà vua).

Đợc tin ông Sắc đỗ Đại khoa, đây là một vinh dự lớn của làng Kim Liên nên làng đã cắt 4 sào 14 thớc đất làm một nhà gỗ lợp tranh 5 gian, chuẩn bị một ít tiền, cắt một ít ruộng công điền để làm quà khi đón rớc ông. Nguyễn Sinh Sắc về Kim Liên nhng chỉ nhận vờn và nhà còn tiền và ruộng xin trả lại cho làng. Ông Sắc còn nói với mọi ngời rằng: " Tôi đậu, nếu có ích thì chỉ ích cho riêng tôi chứ có ích chi cho làng xã mà bà con phải rớc" [1,288].

Tuy đỗ Đại khoa nhng ông vẫn sống cuộc sống bình thờng. Thời gian này ông thờng hay đi đàm đạo với các nhà nho cùng thời nh Phan Bội Châu, Nguyễn Quý Song, Vơng Thúc Quý Ông cùng với các sỹ phu ở đây th… ờng hay phê phán lối học cử tử là học các "chí điệp", "chí văn" ( tức là lối học văn chơng nói những điều trên cành trên lá). Ông thờng khuyên học trò chăm học, học để hiểu đạo lý làm ngời chứ đừng đi thi. Vì thi đỗ thì dễ phải làm quan, mà làm quan thì áp bức đè nén dân. Nguyễn Sinh Sắc đã ghi lên xà nhà câu "Vật dĩ quan gia, về ngô phong

dạng" (nghĩa là đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình). Ông Sắc đã tìm thầy gửi con ăn học, đi đâu cũng chỉ một mình ông mà không bao giờ dùng cáng, dùng võng, không muốn gây phiền hà cho ai, ông sống chan hoà gần gũi với mọi ngời.

Trong những năm tháng đi đến nhiều nơi trên quê hơng để dạy học và tìm bạn tâm huyết, những ngời ông gặp đều có lòng yêu nớc, những nơi ông đến đều có phong trào chống Pháp hoặc những dấu vết lịch sử. Đi đâu ông cũng cho ngời con trai nhỏ Nguyễn Sinh Cung đi cùng và trong những lần đi nh vậy ông đã giúp Nguyễn Sinh Cung thu nhận đợc nhiều điều.

Nguyễn Sinh Sắc không lấy việc học trò thi cử đậu đạt cao làm quan to là dấu hiệu vinh hiển của ngời thầy giáo. Tuy nhiên, đối với bản thân ông thì bị triều đình gọi ra làm quan nhng ông từ chối lấy lý do: "bị bệnh ở lại quê quán uống thuốc" [22,22]. Sau nhiều lần nh vậy biết không thể từ chối Nguyễn Sinh Sắc phải từ giã quê hơng lên đờng đi nhận chức. Khi ông Sắc đi rồi nhân dân trong Làng Sen và cả xã Chung Cự nói với nhau: " Ngời ta đi làm quan để vinh thân, còn ông đi làm quan để che thân" [22,28].

Triều đình nhà Nguyễn đa Nguyễn Sinh Sắc về làm tri huyện Bình Khê - một huyện ở miền núi hẻo lánh. ở đây có phong trào đấu tranh của nhân dân mạnh mẽ nhất của tỉnh Bình Định, các tù nhân chính trị lần lợt đợc ông thả ra, su thuế ông để trễ. Nguyễn Sinh Sắc cực kỳ ghét bọn cờng hào ác bá ở địa phơng, chúng dựa vào thế lực của thực dân Pháp để áp bức dân chúng. Nhân có cái chết của một ngời trong huyện Bình Khê chúng đã quy tội cho ông lạm quyền rồi lập bản án giáng cấp và bị triệt hồi. Từ đó ông đi vào phía Nam làm nghề kê đơn bốc thuốc cho từng ngời bệnh.

Nguyễn Sinh Sắc đi đến Cao Lãnh - một miền quê có tinh thần đấu tranh kiên cờng anh dũng, có nhiều nhà yêu nớc nổi tiếng. ở Cao Lãnh hàng ngày ông bốc thuốc kê đơn trị bệnh cho đồng bào. Phong cách giản dị, tấm lòng thơng dân của ông Sắc đã chinh phục đợc tình cảm của bà con Cao Lãnh. Tiếng tăm tài chữa bệnh của ông vang khắp vùng, ai rớc về nhà xem bệnh dù xa hay gần, trời ma gió hoặc đêm khuya ông cũng đi. Những ngời nghèo mua thuốc ông không những không lấy tiền mà còn dặn dò bà con khi hết thuốc ông sẽ cho thêm. Những lúc rảnh rỗi ông thờng tiếp chuyện với các cụ phụ lão và các thanh niên trong làng, có khi ông đi vài ngày thăm đó đây trong vùng Nam Bộ để đàm luận thời cuộc, vận động yêu nớc.

Hành động yêu nớc, nghĩa cử thơng dân của ông đã phát huy mạnh mẽ truyền thống đạo lý làm ngời trong nhân dân. Nhân dân ngày càng yêu thơng quý trọng ông không phải chỉ vì một thầy thuốc giỏi, học rộng, giàu lòng thơng ngời mà còn là một nhà yêu nớc chân chính. Năm 1929 ông lâm bệnh và mất tại Cao Lãnh để lại niềm thơng tiếc cho nhiều ngời.

"Từ mồ côi thất học vơn lên một trí thức khoa bảng. Làm quan mà không làm hại dân. Làm dân thì biết sống có ích cho ngời khác Trọn một đời yêu n… ớc thơng dân, Nguyễn Sinh Sắc là một nhân cách rất đáng quý" [1,309].

Trong bối cảnh đất nớc có nhiềù biến động, xã hội Việt Nam trong những năm nửa sau thế kỷ XIX đứng trớc nguy cơ xâm lợc, thực tế từ 1858 thực dân Pháp đã nổ súng xâm lợc nớc ta. Trong hoàn cảnh đó, triều đình nhà Nguyễn bạc nhợc đã lần lợt ký các hiệp ớc đầu hàng Pháp, phong trào chống Pháp của các sỹ phu văn thân, của nhân dân ta theo con đờng phong kiến lần lợt bị dìm trong biển máu. Không chịu đầu hàng giặc, nhân dân Nam Đàn cũng nh nhân dân cả nớc đã

đứng lên đấu tranh để đánh đuổi đế quốc xâm lợc, trong phong trào đó tiêu biểu là nhà yêu nớc Phan Bội Châu.

+ Phan Bội Châu hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26-12-1867 tại làng Đan Nhiễm - xã Xuân Liễu - huyện Nam Đàn trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nớc. Cha là Phan Văn Phổ - một nhà nho nghèo sống bằng nghề dạy học, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn - một bà mẹ rất mực hiền hậu.

Từ nhỏ Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh học giỏi “sáu tuổi theo cha đi học, ba ngày thuộc hết quyển Tam Tự Kinh. Bảy tuổi đã hiểu kinh truyện, đã có thể sử dụng chữ Hán. Đùa nghịch viết Phan Tiên Sinh chi Luận ngữ để chế diễu bạn bè. Tám tuổi đã làm thông thạo các loại văn cử tử. Mời ba tuổi đi học ở huyện đỗ đầu, làm đợc thơ văn theo lối cận cổ, các thầy đồ ít sách trong các địa phơng không hiểu nổi. Mời sáu tuổi đã đỗ đầu xứ nên cũng có tên là đầu xứ San" [1,315]. Khoa thi năm Canh Tý - Thành Thái 12 (1900), ông đã đậu đầu kì thi Hơng. Việc thi đỗ Giải nguyên rất đặc biệt có lẽ là độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử đó là trong kì thi này trờng Nghệ lấy đậu 30 cử nhân trong đó Nam Đàn chiếm đến 9 ngời, Phan Bội Châu đợc quan chánh chủ khảo yết tên riêng một bảng còn 29 cử nhân khác thì cho yết chung vào một bảng. Đây là một việc cha hề có từ trớc đến giờ mà cử nhân Đào Tấn lúc đó làm Tổng đốc An Tĩnh đã có câu đối mừng Phan Bội Châu:

Ba nhất hai năm thiên hạ có Riêng tên một bảng thế gian không

ở Phan Bội Châu lòng yêu nớc đã sớm đợc hình thành. Sinh ra và lớn lên trong cảnh quê hơng bị giặc ngoại xâm đàn áp, khi phong trào của các văn thân sỹ phu phong kiến và phong trào Cần Vơng lần lợt bị thất bại - con đờng cứu nớc giải phóng dân tộc cha có lối ra. Vì vậy sau khi đỗ đầu thi Hơng, Phan Bội Châu đã

không chọn con đờng tiến thân bằng nghiệp khoa cử, mặc dù ông đã khoác áo thầy đồ đi khắp các vùng quê xứ Nghệ. Ngay chính trong việc dạy học trò, Phan Bội Châu đã không dừng lại ở việc truyền thụ cho học trò của mình những “Tứ Th”, “Ngũ Kinh” một cách thụ động mà ông còn dạy cho học trò về những điều thực tế đau lòng về cảnh nớc mất nhà tan, về những gơng anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Ông “Đầu xứ Nghệ” còn ngấm ngầm truyền thụ cho học trò một luồng t tởng yêu nớc và chống Pháp. Phan tiếp tục rèn tâm luyện chí, ngày đêm chuyên tâm đọc sách, nhất là tân th tân sách từ Trung Quốc vào và tìm hiểu các binh th, binh pháp xa để lại chuẩn bị mô phỏng thực hiện trong tơng lai.

Từ năm 1900, Phan Bội Châu chính thức bớc vào cuộc đời hoạt động cách mạng, từ đây việc dạy học của Phan chỉ là để che mắt địch. Ông mang bầu nhiệt huyết của mình để đi khắp mọi miền tổ quốc vận động cách mạng: “Phan đã mang bầu nóng đi khắp Trung, Bắc, Nam một mặt dùng thơ văn để cổ động lòng yêu n- ớc, mặt khác kết nạp thêm đồng chí tập hợp thêm lực lợng” [1,317]. Chẳng bao lâu Phan đã chiếm đợc lòng tin yêu của quốc dân đồng bào. "Lu cầu huyết lệ Tân th " ra đời liền đợc sự đồng tình của đông đảo sĩ phu trong nớc nhất là sĩ phu ở Trung Kì. Năm 1904 Phan Bội Châu cùng với một số đồng chí thành lập Hội Duy Tân với chủ trơng chống Pháp kịch liệt.

Đầu 1905 Duy Tân hội cử Phan Bội Châu sang Nhật, là con ngời đang hăm hở tìm đờng cứu nớc nên ở Nhật, Phan đọc thêm sách báo qua lại trao đổi với nhiều chính khách Nhật Bản, Trung Hoa. Tại đây Phan Bội Châu viết "Việt Nam vong quốc sử " để nói lên nỗi đau xót vì mất nớc của ngời con yêu nớc đã hiệp lực đứng dậy chống Pháp cứu nớc. Những vần thơ đầy máu và nớc mắt đã khơi dậy

bầu nhiệt huyết đối với non sông của biết bao sĩ tử Nam Đàn, nhiều ngời đã từ bỏ học hành và công danh, từ biệt quê hơng xuất dơng sang Nhật.

Đi theo tiếng gọi của Phan nhân dân Nam Đàn đã đồng lòng quyết tâm chống Pháp. Bà con Nam Đàn đã che chở bảo vệ đùm bọc các đồng chí của Phan Bội Châu. Chính cô Thanh, chị ruột của Bác Hồ cũng đã từng che dấu những thủ lĩnh của Duy Tân hội qua lại hoạt động ở Nam Đàn.

Phan hoạt động ở Nhật Bản không đợc bao lâu, do âm mu của thực dân Pháp và dã tâm của đế quốc Nhật đã cấu kết với nhau trục xuất Phan Bội Châu ra khỏi đất nớc và giải tán tổ chức Đông Du. Phan phải sống ẩn trên đất của Trung Quốc, nhng rồi ở Trung Quốc cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi. Hớng theo cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu đã lập " Việt Nam Quang Phục hội" bỏ quân chủ lập hiến tiến lên dân chủ t sản, với đờng lối chính trị là đánh đuổi giặc Pháp khôi phục Việt Nam thành lập nớc Cộng hoà dân quốc. Việt Nam Quang Phục hội ra

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa cử huyện nam đàn dưới thời nguyễn (1802 1919) (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w