Chuyển giao HS-DSCH giữa hai ô (đoạn ô) thuộc hai RNC khác nhau

Một phần của tài liệu Công nghệ truy cập gói đường xuống tốc độ cao HSDPA luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 71)

NGUYÊN LÝ TRUY NHẬP HSDPA

2.4.3.Chuyển giao HS-DSCH giữa hai ô (đoạn ô) thuộc hai RNC khác nhau

Quá trình chuyển giao HS-DSCH giữa hai ô (đoạn ô) thuộc hai RNC khác nhau được minh họa trên hình 2.16. Sau khi SRNC đã quyết định chuyển giao, nó gửi bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến đã được đồng bộ đến các Node B liên quan đồng thời gửi bản tin RRC đặt lại cấu hình kênh vật lý đến UE để thực hiện chuyển giao. Trong trường hợp này bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến được SRNC gửi đến Node B đích thông qua DRNC [2].

Hình 2.15. Chuyển giao HS-DSCH giữa hai đoạn ô cùng một RNC [1]

65

Hình 2.16. Chuyển giao HS-DSCH giữa các đoạn ô hai RNC khác nhau [1] 2.4.4. Chuyển giao HS-DSCH sang ô chỉ có DCH

Hình 2.17 minh họa quá trình chuyển giao HS-DSCH từ ô (đoạn ô) có HS-DSCH sang một Node B chỉ có DCH. Sau khi SRNC đã quyết định chuyển giao, nó gửi bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến đã được đồng bộ đến các Node B liên quan và đồng thời gửi bản tin RRC về đặt lại cấu hình kênh vật lý đến người sử dụng để chúng thực hiện chuyển giao. Trong trường hợp này bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến được SRNC gửi đến Node B đích thông qua DRNC[3].

66

Hình 2.17. Chuyển giao HS-DSCH từ Node B có HS-DSCH sang một Node B chỉ có DCH[1]

Ta có bảng tổng quan về các loại chuyển giao HSDPA và các đặc tính của nó như bảng 2.5:

Bảng 2.5. Tổng quan về các loại chuyển giao trong HSDPA và các đặc tính của nó[1].

Chuyển giao HS-DSCH giữa hai ô (đoạn ô) thuộc cùng một Node B Chuyển giao HS- DSCH giữa các đoạn ô thuộc hai RNC khác nhau Chuyển giao HS-DSCH từ Node B có HS- DSCH sang một Node B chỉ có DCH Đại lượng chuyển giao

Đặc trưng bởi UE, nhưng cũng có thể đặc trưng bởi nút B Quyết định

chuyển giao

Bởi RNC cung cấp

Truyền lại Các gói được Các gói không được Truyền lại RLC

gói chuyển tiếp từ

MAC-hs nguồn đến MAC-hs đích

chuyển tiếp. Việc truyền lại RLC được dùng từ SRNC

được dùng từ SRNC.

Mất gói Không Không, khi mà chế độ báo nhận RLC được hoạt động, hoặc khi các gói bản sao được gửi đi trong chế độ không báo nhận RLC. Không, khi mà chế độ báo nhận RLC được sử dụng. HSDPCH đường lên HSDPCCH có thể sử dụng chuyển giao mềm. HSDPCCH được thu bởi một cell. 2.5. HSDPA MIMO

MIMO là một trong tính năng mới được đưa vào Re’7 để tăng tốc độ số liệu đỉnh thông qua truyền dẫn luồng. Nói một cách chặt chẽ, MIMO là một cách thể hiện tổng quát sự sử dụng nhiều anten ở cả phía phát và phía thu. Nhiều anten có thể được sử dụng để tăng độ lợi phân tập và vì thế tăng tỷ số sóng mang trên nhiễu tại máy thu. Tuy nhiên thuật ngữ này thường được sử dụng để biểu thị truyền dẫn nhiều lớp hay nhiều luồng như là một phương tiện để tăng tốc độ số liệu đến mức cực đại có thể trong một kênh cho trước. Vì thế MIMO hay ghép kênh không gian có thể nhìn nhận như một công cụ để cải thiện thông lượng người sử dụng đầu cuối giống như một “bộ khuếch đại tốc độ số liệu”. Về bản chất, cải thiện thông lượng của người sử dụng đầu cuối ở một mức độ nhất định sẽ dẫn đến tăng thông lượng hệ thống.

68

Các sơ đồ MIMO được thiết kế để khai thác một số thuộc tính của môi trường truyền sóng vô tuyến nhằm đạt được các tốc độ số liệu cao bằng cách phát đi nhiều luồng số liệu song song. Tuy nhiên để đạt được các tốc độ số liệu cao như vậy cần đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao tương ứng tại máy thu. Vì thế ghép kênh không gian chủ yếu được áp dụng cho các ô nhỏ hơn hay vùng gần với Node B, nơi mà thông thường tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao. Trong trường hợp không thể đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu đủ cao, nhiều anten thu mà UE có năng lực MIMO được trang bị có thể được sử dụng cho phân tập thu cho một luồng phát đơn. Vì thế một UE có năng lực MIMO sẽ đảm bảo tốc độ số liệu cao hơn tại biên ô trong các ô lớn so với một UE tương ứng chỉ có một anten[1].

HSDPA MIMO hỗ trợ truyền dẫn hai luồng. Mỗi luồng được xử lý lớp vật lý như nhau (mã hóa, trải phổ và điều chế giống như trường hợp HSDPA một lớp). Sau mã hóa, trải phổ và điều chế, tiền mã hóa tuyến tính dựa trên các trọng số phản hồi từ UE được sử dụng trước khi luồng số được sắp xếp lên hai anten hình 2.18.

Sơ đồ này cũng có thể hoạt động trong chế độ truyền dẫn một luồng. Trong trường hợp này chỉ có một luồng số liệu là được mã hóa và được truyền đồng thời trên cả hai anten giống như trường hợp phân tập phát vòng kín của W-CDMA.

69

Hình 2.18. Sơ đồ MIMO 2x2[1].

Sơ đồ MIMO với hai chế độ này được gọi là D-TxAA. Trong môi trường di động thực tế chế độ hai luồng được sử dụng khi UE xa trạm gốc (đường truyền có chất lượng xấu).

Việc đưa vào MIMO sẽ ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình xử lý lớp vật lý, ảnh hưởng lên lớp giao thức là nhỏ và các lớp trên chủ yếu nhìn MIMO như là một tốc độ số liệu cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6 cho ta thấy quá trình tăng tốc độ đỉnh HSDPA bằng việc sử dụng MIMO kết hợp với điều chế bậc cao 16-QAM/64-QAM đối với các loại đầu cuối UE khác nhau.

Bảng 2.6. Các loại đầu cuối HSDPA khác nhau[1]

Thể loại Số mã Điều chế MIMO Tỷ lệ mã hóa Tốc độ Bit đỉnh (Mbps) Phát hành của 3GPP 12 5 QPSK - 3/4 1,8 Re’5 5/6 5 16QAM - 3/4 3,6 Re’5 7/8 10 16QAM - 3/4 7,2 Re’5 9 15 16QAM - 3/4 10,1 Re’5 10 15 16QAM - Gần 1/1 14,0 Re’5 13 15 64QAM - 5/6 17,4 Re’7 70

14 15 64QAM - Gần 1/1 21,1 Re’7

15 15 16QAM 2x2 5/6 23,4 Re’7

16 15 16QAM 2x2 Gần 1/1 28 Re’7

Tính năng cải tiến kỹ thuật HSDPA cho phép cải thiện tốc độ truyền dẫn dữ liệu đường xuống và được xem như là sự phát triển mang tính cách mạng của mạng truy nhập vô tuyến W-CDMA. Đây được coi là sản phẩm của dòng 3.5G. Công nghệ này cho phép dữ liệu download về máy điện thoại có tốc độ tương đương với tốc độ đường truyền ADSL. HSDPA có tốc độ truyền tải dữ liệu lên tối đa gấp 5 lần so với khi sử dụng công nghệ W-CDMA. Về mặt lý thuyết HSDPA có thể đạt tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 8-10 Mb/s. Mặc dù có thể truyền tải bất cứ dạng dữ liệu nào song mục tiêu chủ yếu của HSDPA là dữ liệu dạng video và nhạc.

HSDPA giảm trễ truyền mạng, trung bình RTT dưới 100ms với đường xuống. HSDPA cải thiện dung lượng Cell với 1Mbps/Mhz/sector trên 3 sector của macrocell nhờ ưu điểm công nghệ, tính năng mới thiết bị đầu cuối và khả năng đa người dùng với lập biểu nhanh. Trên cùng giao diện Iub, tốc độ dữ liệu đỉnh cải thiện hơn WCDMA. Để có được điều đó, trước hết là do HSDPA không có chuyển giao mềm, và sử dụng kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao trên Iub.

71

Chương 3.

Một phần của tài liệu Công nghệ truy cập gói đường xuống tốc độ cao HSDPA luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 71)