Biện pháp đối phó với KHTC và suy giảm kinh tế của Chính phủ Việt Nam 1 Các giải pháp của chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Khủng hoảng của các nước và bài học rút ra cho VN (Trang 28 - 30)

3.2.1 Các giải pháp của chính phủ Việt Nam

Ngày 28-5-2008, một chuyên gia phân tích ngoại hối của ngân hàng Mỹ Morgan Stanley đã đưa ra một báo cáo gây chấn động cộng đồng tài chính tại Việt Nam. Theo báo cáo này, với nạn lạm phát và thâm hụt thương mại tăng vọt, đồng tiền Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng, tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng USD sẽ rơi mạnh trong vòng 12 tháng, khi 23.000 đồng đổi lấy một USD, cao hơn 50% giá chính thức là 16.600 đồng vào thời điểm đó. Nếu Việt Nam không nhanh chóng phá giá đồng tiền của mình, thì đồng bạc Việt Nam sẽ có thể sụp đổ vào cuối năm.

Báo cáo của Morgan Stanley nằm trong một loạt những dự báo bi quan về Việt Nam vào giữa năm. Ngân hàng Đức Deutshe tiên đoán đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá đến 30%; Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch thì nói đến “một cú sốc lạm phát” có thể dẫn đến hiện tượng thất thoát vốn ồ ạt.

Nhưng 6 tháng sau, Merril Lynch đã phải tự bán mình cho Ngân hàng Bank of America để tránh phá sản, trong lúc Morgan Stanley và Deutsche Bank bị thua lỗ nặng phải cắt giảm tiền lương của những người điều hành. Trong khi đó, Việt Nam đã giảm được lạm phát trong vòng 3 tháng đồng thời bảo vệ được tiền đồng không suy sụp và vẫn giữ được mức giá của tháng 5.

Nỗ lực của Việt Nam trong việc chống lạm phát và đồng thời duy trì chính sách tiền tệ của mình giống như một tiền lệ đối với sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, một hành động đã từng xảy ra trên thế giới.

Thay vì đứng ngoài việc điều hành lĩnh vực tài chính, Chính phủ Việt Nam lại can thiệp mạnh tay. Và trong khi giới phân tích còn tranh cãi về hiệu quả của biện pháp này thì phương thức Việt Nam áp dụng đã tỏ ra đủ hiệu nghiệm để tránh được một cuộc khủng hoảng tài chính trong nước.

các nhà đầu tư thế giới, nhận được hơn 20 tỷ USD tiền cam kết đầu tư trực tiếp trong năm 2007, với hơn 6 tỷ USD đã được giải ngân. Trong một nền kinh tế trị giá 80 tỷ USD, khoản tiền như thế rất lớn.

Nhưng ngoại tệ đổ vào Việt Nam khiến đồng bạc tăng giá, đe dọa sức cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam. Ngân hàng nhà nước kiềm chế tỷ giá hối đoái bằng cách tung tiền đồng mua USD. Điều này khiến các ngân hàng thương mại tràn ngập tiền đồng, tạo sức ép lên nền kinh tế, dẫn đến lạm phát. Vào tháng 2, lạm phát tăng lên 15%, qua tháng 5, giá cả tăng 3,9% trong vòng 1 tháng. Giá cả tăng còn do giá dầu và lương thực thế giới tăng lên.

Chính phủ Việt Nam đã tìm cách làm giảm giá, khống chế giá cả các mặt hàng cơ bản như xăng dầu và thép; nâng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để thu hồi lượng tiền dư; đồng thời nâng lãi suất, bước đầu lên 12% vào tháng 5, sau đó lên 14% vào tháng 6. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại lên đến 21%.

Chính phủ Việt Nam ra lệnh cho ngân hàng ngưng cho vay quá nhiều, đồng thời yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ngưng đầu tư vào các dự án không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của họ - một viêc mà nhiều Chính phủ các nước phương Tây cho là kỳ quoặc.

Các nhà phân tích kinh tế đã chỉ trích cách làm của Việt Nam. Tuy nhiên, dù chưa rõ là có phải vì các tập đoàn Nhà nước đã đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ và giảm các chi tiêu không cần thiết, hay là vì giá lương thực và giá dầu thế giới đã giảm đi, hoặc đơn giản là lãi suất cao đã khiến tín dụng hiếm đi, nhưng lạm phát bắt đầu giảm.

Trong tháng 9, tỷ lệ lạm phát hàng tháng chỉ còn là 0,2%. Qua tháng 10 và 11, giá cả thực sự đã giảm.

Tín dụng khó khăn cũng đã giúp Việt Nam giảm được thất thu thương mại. Vào mùa hè, thâm hụt mậu dịch được ước tính 20 tỷ USD cho năm 2008. Bây giờ người ta nói đến con số không đầy 17 tỷ USD. Kiềm hãm lạm phát, duy trì thâm hụt thương mại ở mức vừa phải đã giúp Việt Nam ngăn chặn sự sụp đổ niềm tin của giới đầu tư. Tỷ giá đồng tiền Việt Nam vẫn ở mức như vào tháng 5, tức khoảng 16.600 đến 17.000 đồng một USD.

Nhưng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam sẽ phải đương đầu với những áp lực mới. Ông Võ Trí Thành, chuyên viên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nói rằng Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi sự bất ổn ở cấp độ kinh tế vĩ mô.

Ngày 11-12-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đây cũng chính là nội dung của gói kích cầu lần thứ nhất với giá trị lên đến 8 tỷ đola Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm:

Thứ nhất, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.

Thứ hai, tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.

Thứ ba, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. Thứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.

Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.

Thứ tám, các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng của các nước và bài học rút ra cho VN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w