Khuôn dạng và chức năng TLV

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 66 - 68)

7. Ngày hoàn thành đồ án:

3.3.5.4.Khuôn dạng và chức năng TLV

- FEC : TLV mang FEC được thay đổi giữa các LSR. MPLS và LDP chỉ dùng địa chỉ cho một FEC mà không có chỉ số cổng hoặc PID. FEC có thể là tiền tố địa chỉ hoặc địa chỉ host đầy đủ. Nó có thể chứa địa chỉ gắn với mạng khác (như IPX) nhưng nhỏ hơn bất cứ địa chỉ nào trong IP.

- Address list : Danh sách địa chỉ TLV xuất hiện trong bản tin thu hồi địa chỉ.

- Hop count : TLV này xuất hiện trong bản tin thiết lập LSP. Nó đếm số hop LSR dọc theo một LSP từ khi LSP bắt đầu được thiết lập. Nó có thể được dùng cho phát hiện vòng.

- PATH vector : TLV này cũng được dùng cho phát hiện vòng với TLV Hop count trong bản tin yêu cầu nhãn và bản tin trao đổi nhãn. Nó dùng trong bản tin yêu cầu nhãn để ghi lại các tuyến của LSR mà yêu cầu đi qua.

- Generic label : TLV này chứa các nhãn để dùng cho các liên kết mà các giá trị là độc lập của kỹ thuật liên kết cơ bản như PPP và các liên kết Ethernet.

- ATM label : Nếu ATM được dùng như một dịch vụ mang thì TLV này chứa các giá trị ATM VPI/VCI.

- FR label : Nếu FR được dùng như một dịch vụ mang thì TLV này chứa các giá trị FR DLCI.

- Status : TLV này được dùng cho mục đích phán đoán giống như thành công hoặc thất bại của hoạt động.

- Extended Status : TLV này mở rộng trạng thái TLV bằng việc cung cấp các byte truyền thống cho thông tin trạng thái.

- Returned PDU : TLV này có thể hoạt động với TLV trạng thái. Một LSR dùng tham số này để gửi lại LDP PDU cho LSR đã gửi nó. Giá trị của TLV

này là mào đầu PDU và càng nhiều mào đầu theo sau dữ liệu PDU càng thích hợp cho điều kiện bắt đầu tín hiệu bởi bản tin Notification.

- Returned massega : TLV này có thể được dùng với TLV trạng thái. Một LSR dùng tham số này để gửi lại phần bản tin LDP tới LSR đã gửi nó.

- Common Hello parameters : Nhắc nhở các LSR lân cận có thể định kì gửi bản tin Hello tới mỗi LSR khác để chắc chắn chúng đang chạy. TLV này chứa các tham số chung để quản lý hoạt động này như các bản tin Hello có thường xuyên được gửi và nhận không và có bao nhiêu bản tin được gửi và nhận trong thời gian này.

- IPv6/IPv4 transport address : Nếu địa chỉ IPv6 được sử dụng, TLV này cho phép một IPv6 được dùng khi TCP mở cho một phiên LSP. Nếu nó không được dùng thì địa chỉ nguồn trong mào đầu IP được sử dụng. Với IPv4 cũng tương tự.

- Common session parameters : TLV này chứa các giá trị được đưa ra bởi việc gửi cho LSR các tham số được dùng cho mọi phiên LDP.

Các tham số đó là:

a. Label advertisement discipline : dòng xuống không yêu cầu và dòng xuống dựa trên yêu cầu.

b. Keep alive time : chỉ định lượng thời gian lớn nhất trôi qua khi nhận thành công các PDU từ LDP ngang cấp trên phiên kết nối TCP. Keep alive time được cài đặt lại mỗi khi PDU đến đích.

c. Loop detection : chỉ thị nếu phát hiện vòng là được phép hoặc không được phép.

d. PATH vector limit : chỉ thị độ dài vector đường dẫn dài nhất.

e. Maximum PDU length : chỉ thị độ dài tối đa của LDP PDU. - ATM session parameters : TLV này chỉ rõ dung lượng ATM merge của ATM-LSR.

Các lựa chọn là:

b. VP merge được hỗ trợ

c. VC merge được hỗ trợ

d. VC và VP được hỗ trợ

TLV này cung cấp thông tin về VC trực tiếp, nghĩa là dùng một VCI trong một hướng hoặc cả 2 hướng trên liên kết. Nó cũng chứa một trường chỉ rõ phạm vi các nhãn ATM được hỗ trợ bởi việc gửi LSR.

- FR session parameters : TLV chứa kiểu thông tin giống như ATM session parameters, ngoại trừ FR gắn với các DLCI.

- Label Request message ID : giá trị của tham số này là ID của bản tin Label Request tương ứng.

- Private : Các TLV cá nhân và các bản tin được dùng để truyền thông tin cá nhân giữa các LSR.

Một phần của tài liệu Chuyển mạch nhãn đa giao thức luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 66 - 68)