4.) Khả năng mang lại hiểu quả rỏ rệt:

Một phần của tài liệu phân tích dự án (Trang 25 - 27)

III. NHÓM C Trên 200 tỷ

2.3.3. 4.) Khả năng mang lại hiểu quả rỏ rệt:

Trong dự cần để một phần quan trọng để chứng minh hiệu quả của dự án về mặt tài chính cũng như về mặt kinh tế xã hội, thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu này phải đúng học thuật. Tránh tình trạng cố tình phóng đại các chỉ tiêu hiệu quả, làm cho dự án mất tính trung thực. Ngoài ra cần xem xét các chỉ tiêu an toàn về đầu tư khả năng trả nợ, phân tích độ nhạy của dự án.

Như vậy để có một dự án được tính khả thi, cần có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận. Do đó đối với các dự án lớn, phức tạp, những dự án có yêu cầu đặc biệt ta phải tiến hành theo hai bước: nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Còn đối với các dự án tương đối đơn giản ta chỉ cần tiến hành một bước là nghiên cứu khả thi mà không cần lập nghiên cứu tiền khả thi.

2.3.4.) MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DƯNG: 2.3.4.1.) Phương pháp quản lý dự án xây dựng trên thế giới: 2.3.4.1.) Phương pháp quản lý dự án xây dựng trên thế giới:

°Phương pháp quy ước:

Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất.

Chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm lập dự án, thiết kế và soạn thảo các văn bản đấu thầu, giúp cho chủ đầu tư tổ chức việc đấu thầu và giám sát công trình thi công xây lắp của nhà thầu.

°Phương pháp quản lý theo dự án:

Chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn thay mình đứng ra giao dịch với các đơn vị thiết kế, cung ứng vật tư và đơn vị nhận thầu thi công.

Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm giám sát mọi mặt nhưng không phải là người tổng thầu xây dựng.

°Phương pháp chìa khoá trao tay:

Chủ đầu tư chỉ quan hệ với một đơn vị tổng thầu chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình lập dự án, thiết kế đến thi công xây lắp hoàn chỉnh để giao cho chủ đầu tư vận hành sử dụng.

°Phương pháp tự quản:

Sử dụng lực lượng nội bộ trong đơn vị của chủ đầu tư tiến hành mọi việc liên quan đến xây dựng công trình từ việc lập dự án, thiết kế đến thi công rồi đưa vào sử dụng.

Người ta thường sử dụng phương pháp này chủ yếu trong lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt: dầu khí, năng lượng, nguyên tử…

2.3.4.2.) Phương pháp quản lý dự án xây dựng ở Việt Nam:

°Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án:

Chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát, quản lý quá trình thi công đảm bảo tiến độ chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đã lựa chọn đảm nhận.

°Chủ nhiệm điều hành dự án:

Chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức tư vấn thay mình làm chủ nhiệm điều hành dự án chịu trách nhiệm giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư, trang thiết bị xây lắp để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án. Đồng thời chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án chỉ áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian xây dựng dài.

Các tổ chức tư vấn khảo sát thiết kế, mời thầu,

đấu thầu… CHỦ ĐẦU TƯ Ban quản lý dự án Nhà thầu Dự án Hợp đồng Hợp đồng Thực hiện Giám sát

°Chìa khoá trao tay:

Chủ đầu tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn một nhà thầu (tổng thầu xây dựng) thực hiện dự án (thiết kế, mua sắm vật tư, trang thiết bị xây lắp…)

Một phần của tài liệu phân tích dự án (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)