Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn tính hưởng trợ cấp hàng tháng cho người bị ta

Một phần của tài liệu Giải đáp tất cả các trường hợp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế của người lao động (Trang 28 - 61)

tính hưởng trợ cấp hàng tháng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) theo mức lương tối thiểu mới 1.050.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/5/2012.

Đối với người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng (kể cả trợ cấp phục vụ), đến ngày 1/5/2012 còn đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp phục vụ hàng tháng thì từ ngày 1/5/2012 mức trợ cấp được điều chỉnh như sau:

Mức trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng từ ngày 1/5/2012 = Mức trợ cấp TNLĐ - BNN tháng 4/2012 x 1,265

Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng từ ngày 1/5/2012 được điều chỉnh: Đối với người hưởng trợ cấp phục vụ trước ngày 1/1/2007, mức trợ cấp hàng tháng bằng 840.000 đồng (mức hưởng bằng 80% mức lương tối thiểu chung); Đối với người hưởng trợ cấp phục vụ từ ngày 1/1/2007 trở đi, mức trợ cấp hàng tháng bằng 1.050.000 đồng (mức hưởng bằng 100% mức lương tối thiểu chung).

Đối với chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả trường hợp giám định lại và giám định tổng hợp) giải quyết từ ngày 1/5/2012 trở đi thì tiền lương tối thiểu chung để tính khoản trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động (kể cả trợ cấp phục vụ, nếu có) căn cứ vào thời điểm bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội tính theo mức tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị (nếu thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính theo hệ số lương và mức lương

tối thiểu chung của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị).

Trường hợp thời điểm bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng (kể cả trợ cấp phục vụ, nếu có) trước ngày 1/5/2012 thì mức hưởng được điều chỉnh theo quy định của từng thời kỳ và từ ngày 1/5/2012 được điều chỉnh theo cách tính nêu trên.

Lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng tính hưởng từ 1/5/2012

(Chinhphu.vn) - Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung vừa được Chính phủ ban hành hôm nay (12/4), mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000 đồng/tháng hiện đang áp dụng.

Mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ,

công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu chung quy định trên được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định. Bên cạnh đó, còn dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2012 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2011 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.

Kinh phí thực hiện đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn:

- Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2012 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2012 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế, sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).

- Sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, không kể tăng thu tiền sử dụng đất (bao gồm 50% nguồn tăng thu hiện so với dự toán thu năm 2011 Thủ tướng Chính phủ giao và 50% tăng thu dự toán năm 2012 so với dự toán thu năm 2011 Thủ tướng Chính phủ giao).

- Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2011 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các cấp ngân sách địa phương.

- Ngân sách trung ương bổ sung nguồn kinh phí để thực hiện mức lương tối thiểu chung trong trường hợp các Bộ, cơ quan

Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đúng các quy định nêu trên nhưng vẫn còn thiếu. - Ngân sách trung ương hỗ trợ những địa phương khó khăn, chưa cân đối được nguồn với mức bình quân 2/3 so với mức lương tối thiểu chung đối với người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố được xác định theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp do công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2012. Các quy định nêu tại Nghị định được tính hưởng từ ngày 1/5/2012.

Loại thuốc nào được quỹ BHYT thanh toán?

(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Thủy (bomeducquang@...), năm 2009 bà bị bệnh ung thư phổi, đã được phẫu thuật và điều trị hoá chất tại Bệnh viện K. Đến năm 2011, bệnh di căn lên não, bà được Bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật Gama và cho dùng thuốc Tarceva. Từ tháng 9/2013 bà Thủy không được bệnh viện cấp thuốc điều trị.

Bà Thủy được giải thích với lý do, theo quy định mới phải có kết quả thử đột biến gien. Tuy nhiên, sau 5 năm chữa bệnh, đến nay bệnh phẩm của bà Thủy tại bệnh viện không

còn được lưu giữ.

Bà Thủy hỏi, trường hợp của bà đang điều trị, bệnh ổn định, đáp ứng thuốc tốt thì có tiếp tục được cấp thuốc theo chế độ BHYT không?

Trường hợp của bà Thủy, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Thuốc Tarceva (thành phần hoạt chất là Erlotinib) thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT từ ngày 25/8/2011 đến nay. Tuy nhiên, thuốc chỉ có hiệu quả đối với bệnh nhân bị ung thư phổi thể không phải tế bào nhỏ có EGFR (+).

Nếu kết quả xét nghiệm đột biến gen trên tế bào ung thư của bà Thủy có EGFR (+) được lưu trong hồ sơ bệnh án, không có phản ứng phụ khi sử dụng thuốc, bác sĩ không thay đổi phác đồ điều trị thì bà vẫn tiếp tục được dùng Tarceva.

Danh mục thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi được BHYT trả

(Chinhphu.vn) - Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp về danh mục thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh.

Bà Lê Hương (TP. Hà Nội) đưa con dưới 6 tuổi đi khám bệnh tại một Bệnh viện công và được chẩn đoán bị viêm họng. Sau khi khám, bác sĩ kê đơn thuốc cho con bà Hương với 5 loại thuốc nhưng lại chia làm 2 đơn, một đơn thuốc được phát miễn phí còn đơn thuốc thứ hai có 3 loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh thì phải mua.

Bà Hương đề nghị được giải đáp về danh mục thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi được BHYT thanh toán.

Về vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT - Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định hiện hành, thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi đều thuộc Danh mục thuốc ban hành kèm Thông tư 31/2011/TT- BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn

thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán, mà không có danh mục riêng (do Thông tư số 02/2010/TT- BYT ban hành danh mục thuốc bổ sung sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đã bị bãi bỏ sau khi Thông tư 31/2011/TT-BYT ban hành).

Việc bác sĩ kê 2 đơn thuốc khác nhau trong một lần khám, chữa bệnh là chưa đúng với quy định về kê đơn thuốc dùng trong khám, chữa bệnh ngoại trú.

Hiện tại danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán rất rộng rãi (đặc biệt là các thuốc kháng sinh), đáp ứng nhu cầu điều trị của hầu hết các loại bệnh.

Trường hợp mà bà Hương nêu, để trả lời cần có đơn thuốc cụ thể để xem xét các thuốc bệnh nhân phải mua có hay không có trong danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán. Các vướng mắc liên quan đến BHYT, người tham gia BHYT có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để được giải đáp.

Bảo hiểm y tế ưu đãi tối đa cho trẻ dưới 6 tuổi

(Chinhphu.vn) - Theo quy định, trẻ dưới 6 tuổi có bảo hiểm y tế (BHYT) được khám, chữa bệnh miễn phí. Vậy trường hợp trẻ dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh nhưng chưa có thẻ BHYT hoặc đi khám, chữa bệnh trái tuyến thì có được hưởng chế độ gì không?

Thắc mắc này của một số công dân được ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu hoặc đúng tuyến chuyên môn, kỹ thuật.

Trường hợp đi khám, chữa bệnh không đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu hoặc không đúng tuyến chuyên môn, kỹ thuật thì được quỹ BHYT thanh toán 70% chi phí khám,

chữa bệnh tại bệnh viện hạng III, 50% tại bệnh viện hạng II, 30% tại bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt.

Quy định này thể hiện chính sách ưu đãi tối đa cho trẻ dưới 6 tuổi.

Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh nhưng chưa có thẻ BHYT, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với BHXH và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.

Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe, đối với các cháu chưa được cấp thẻ BHYT, BHXH cũng đề nghị các bậc cha mẹ cần đến làm thủ tục tại UBND xã để được cấp thẻ BHYT cho trẻ theo quy định.

Học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế như thế nào? Chinhphu.vn) – Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp quy định về thời gian tham gia và tính hưởng BHYT đối với học sinh, sinh viên (HSSV).

Sinh viên Đỗ Hoài Nam (hoainam_do11@...) hỏi: Sinh viên có thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như học sinh không và mức phí là bao nhiêu? Tham gia BHYT cho từng năm học hay tham gia BHYT cho cả khóa học (4 năm)? Nếu tham gia theo từng năm học thì thời gian sinh viên nghỉ hè có được tham gia và hưởng BHYT không?

Về vấn đề này, Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải đáp như sau:

Theo quy định của Luật BHYT, HSSV là đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT (bắt buộc).

Mức đóng BHYT bằng 3% mức lương tối thiểu chung (tính theo mức lương tối thiểu chung hiện nay là 1.050.000 đồng/tháng), trong đó Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV tự đóng 70%. Vì vậy, số tiền đóng BHYT của HSSV

năm học 2012-2013 bằng 1.050.000đ x 3% x 70% = 22.050 đồng/tháng tương đương với 264.600 đồng/năm.

Đối tượng HSSV tham gia BHYT theo từng năm học và thời gian tham gia đủ 12 tháng (ví dụ từ 1/10/2012 đến 1/10/2013). Như vậy, thời gian HSSV nghỉ hè vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT và vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Trường hợp được cấp kinh phí mua bảo hiểm y tế

(Chinhphu.vn) - Chồng của bà Phạm Thị Hoa (phamthihoadaknong@...) có thời gian trong quân ngũ và bị bệnh, chết năm 1985. Con gái bà Hoa bị ảnh hưởng chất độc hóa học từ người bố và đang hưởng chế độ trợ cấp đối với con của người có công bị dị dạng, dị tật, kém khả năng lao động.

Bà Hoa muốn được biết bà và con gái có thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của người có công với cách mạng không?

Vấn đề bà Hoa hỏi, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 27, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học) có con đẻ được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học thì được nhà nước cấp kinh phí mua bảo hiểm y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối chiếu với quy định nêu trên, nếu con của bà Hoa được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học thì được Nhà nước cấp kinh phí mua bảo hiểm y tế.

Cấp thẻ BHYT cho thân nhân của người có công

(Chinhphu.vn) - Gia đình bà Vũ Thị Dương (vuduong1211@...) là gia đình liệt sĩ nên ông nội của bà được cấp thẻ BHYT. Giấy công nhận gia đình liệt sĩ ghi ông nội của bà Dương sinh năm 1931, nhưng thẻ BHYT lại ghi năm 1932 và Giấy chứng minh nhân dân ghi năm 1933.

• Đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế

• Chế độ bảo hiểm y tế đối với người có...

• Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế khi sai...

Do năm sinh trong các giấy tờ không trùng khớp, nên khi nằm viện, ông nội của bà Dương không được hưởng chế độ BHYT. Bà Dương muốn biết, gia đình bà phải làm những thủ tục gì để ông của bà được hưởng chế độ BHYT?

Vấn đề bà Dương hỏi, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT cho đối tượng thân nhân

Một phần của tài liệu Giải đáp tất cả các trường hợp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế của người lao động (Trang 28 - 61)