"Cảm hứng nhân văn" của Nguyễn Du trong tập thơ "Bắc hành tạp lục" không chỉ thể hiện ở nỗi nhớ nhà, ở tình cảm yêu thơng trớc kiếp ngời
nghèo khổ mà còn thể hiện ở sự trân trọng, cảm thông, chia xẻ trớc số phận của con ngời tài sắc. Ông quan tâm đến những con ngời tài hoa, có nhiều cống hiến, đức độ, những con ngời đợc lịch sử khẳng định và đề cao.
Không gian và lịch sử Trung Hoa đã chắp cánh thêm cho hồn thơ của Nguyễn Du bay bổng, vợt qua cả không gian, thời gian để đến với những nhân cách đó.
2.3.1. "Gắn bó với con ngời, với cuộc sống, và nhìn sâu vào lịch sử, Nguyễn Du đặc biệt xót thơng cho những con ngời có tài và có tình. ấy là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trác tuyệt mà cuộc đời trải muôn vàn bất hạnh, là những bậc anh hùng hào kiệt thất thế, là những ngời phụ nữ có sắc đẹp nghiêng thành phải chịu một số phận buồn thảm... (1)"
(1) Nguyễn Huệ Chi - Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán - Tạp chí văn học - tháng11/1966.
Đối với những bậc văn chơng kỳ tài, để lại tiếng tăm tới muôn đời sau, Nguyễn Du đã dành rất nhiều tình cảm vào họ. Ông thơng Liễu Tông Nguyên là
một trong "Bát đại gia" nổi tiếng đời nhà Đờng Tống nh Hàn Dũ, Âu Dơng Tu, Tô Thức ... Liễu Tông Nguyên - một con ngời nổi tiếng tài hoa đã từng chủ tr- ơng cải cách triều đình, cải thiện đời sống nhân dân, chống tham quan ô lại đang cầm quyền ... Cũng vì thế mà bị đi đày :
Nhất thân xích trục lục thiên lý
(Một tấm thân bị ruồng đuổi ra sáu nghìn dặm xa) (Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch)
Là một ngời nổi tiếng về văn, thơ với tinh thần phê phán xã hội sâu sắc: Thiên cổ văn chơng bát đại gia
(Văn chơng để lại nghìn đời thuộc vào hàng tám văn hào lớn) (Vĩnh Châu liễu Tử Hậu cố trạch)
Nhng dù văn chơng lừng lẫy vẫn tự đau xót, trách cứ mình : Thanh khê gia mộc nại ngu hà
(Khe nớc trong, hàng cây đẹp cũng mang tiếng ngu lây, biết làm sao đợc).
(Vĩnh Châu liễu Tử Hậu cố trạch)
Trong "Ngu khê thi tự" của Liễu Tông Nguyên có đoạn : "Gia mộc, dị thạch, thế tứ giai sơn thuỷ chi kỳ dã. Dĩ d cố hàm dĩ ngu nhục yên, phù thuỷ, trí chi nhạo dã. Kim thị khê độc kiến nhục ngu, hà tai ? " (Cây đẹp là lạ đợc xếp đặt đều là cảnh sơn thuỷ kỳ dị, vì tôi ngu mà phải theo ngu. Nớc là cái mà kẻ trí yêu thích. Nay các khe ấy lại bị nhục vì ngu là tại sao).
ở đây, Nguyễn Du đã nhắc lại ý đó của Liễu Tông Nguyên chứng tỏ Nguyễn Du không chỉ cảm thơng con ngời tài hoa ấy mà hơn nữa, ông còn rất am hiểu văn thơ, sáng tác của họ, thực nh một "tri kỷ" của Liễu Tông Nguyên.
Không những thế, ông còn kính phục tâm hồn thanh cao của bậc vĩ nhân nh Khuất Nguyên, một con ngời rất yêu hoa làm loài hoa tợng trng cho sự cao khiết. Mà trong "Li tao" đã có câu : "Nhận thu lan dĩ vi bội" (Xâu kết hoa lan để đeo vào ngời). Khuất Nguyên đã khuất xa, vậy mà Nguyễn Du tởng nh mùi lan vẫn còn phảng phất đâu đây :
Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải, Thử địa do văn lan chỉ hơng.
(Ngời ham muốn tu dỡng đức tốt ra đi đã hai nghìn năm Đất này còn nghe thoảng mùi hơng của hoa lan, hoa chỉ)
(Tơng Đàm điếu Tam L đại phu, I)
Và áng văn chơng mà Khuất Nguyên để lại vẫn là những vần thơ tuyệt tác :
Sở từ vạn cổ thiện văn chơng
(Muôn đời sổ từ vãn là áng văn chơng tuyệt tác) (Tơng Đàm điếu Tam L đại phu, I)
Cảm kích tài năng và tâm hồn thanh bạch, cao sang của Khuất Nguyên, Nguyễn Du cảm thấy tiếc thơng một vĩ nhân, một tài năng lớn mà lại không đợc trọng dụng:
Thiên cổ thuỳ nhân liên độc tỉnh Tứ phơng hà xứ thác cô trung ?
(Nghìn xa có ai thơng ngời một mình tỉnh táo
Bốn phơng có chốn nào gửi đợc tấm lòng cô trung ?) (Tơng Đàm điếu Tam L đại phu, II)
Thiên "ng phủ" trong "Sở" từ có câu : "Chúng nhân giai tuý ngã độc tỉnh" (Mọi ngời đều say chỉ riêng mình là tỉnh)
Phải chăng chỉ một mình Khuất Nguyên dám đứng lên giữa cái xã hội thối nát, một mình ông ngay thẳng nên không đợc lòng ngời - những kẻ chỉ biết xun xoe nịnh bợ ... Một tấm lòng trung với nớc nhng nào thay đổi đợc gì. "Bốn phơng có chốn nào gửi đợc tấm lòng cô trung ?". Đó là câu hỏi đau xót của Nguyễn Du cho một kiếp ngời.
"Nguyễn Du thơng tiếc những nhân vật kỳ tài bao giờ cũng kín đáo, ẩn ngụ nỗi xót thơng cho chính mình, vì nh nhà thơ vẫn nói, ông tự xem mình là ngời có chung một mối "Phong vận kỳ oan" với các bậc "giai nhân tài tử"(1).
Với tinh thần phản kháng, tố cáo mạnh mẽ, Nguyễn Du tỏ thái độ không bằng lòng với hiện thực; Từ chỗ thơng khóc cho sự oan uổng của những kiếp tài hoa nh Đỗ Phủ.
"Dị đại tơng liên không sái lệ"
(Thời đại khác nhau, thơng nhau, chỉ biết rơi nớc mắt)
(1) Nguyễn Huệ Chi - Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán - Tạp chí Văn học tháng 11/1966.
Nguyễn Du đã vạch trần bộ mặt xã hội phong kiến chà đạp lên mọi nhân phẩm, làm tha hoá tính cách con ngời, đồng thời làm tan vỡ những giá trị cao đẹp mà lẽ thờng cần phải nâng niu, trân trọng. Đó là bài "Long thành cầm giả ca" với hình ảnh ngời đào hát tên Cầm nổi tiếng ở thành Thăng Long. Lần đầu tiên gặp mặt, trong mắt Nguyễn Du cô Cầm kiều diễm nh ánh hào quang:
Hồng trang yểm ái đào hoa diện (áo hồng ánh lên khuôn mặt hoa đào)
Tuy nàng không đẹp lắm, "má phính, trán dô, mặt gẫy" nhng ở nàng Cầm vẫn toát lên một vẻ đẹp khiến ngời xem mê mẩn. Nàng thạo đàn, hát hay, lại khéo pha trò:
Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến Hoãn nh sơ phong độ tùng lâm Thanh nh song hạc minh tại âm
Liệt nh Tiến phúc bi đầu toái tích lịch (Năm cung réo rắt tỏ tình
Tiếng khoan dờng gío chuyển mình rừng thông Trong nh tiếng hạc trên không
Mạnh nh tiếng sét hãi hùng tan bia)
Tiếng đàn của nàng Cầm chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, một ý thức về tài năng của mình, với t thế ngang nhiên coi thờng vạn vật xung quanh. Đó là con ngời kỳ diệu bậc nhất kinh thành bấy giờ và với Nguyễn Du hình tuợng ấy là đỉnh điểm của sức sống, của sắc đẹp :
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu, Nê thổ kim tiền thù thảo thảo. Hào hoa ý khí lăng vơng hầu, Ngũ lăng thiếu niên bất túc đạo. Tính tơng tam thập lục cung xuân, Hoạt tố Trờng An vô giá bảo.
(Phía tả phía hữu tranh nhau gieo thởng Tiền bạc coi rẻ nh đất bùn
Vẻ hào hoa át cả các bậc vơng hầu
Còn bọn thiếu niên đất ngũ lăng thì không đáng kể Tởng nh ba mơi sáu cung xuân
Chung đúc thành một vật bảo vô giá của đất Tờng An)
Tài tình là thế, kiêu sa là thế, tởng chừng vẻ đẹp và tài năng ấy sẽ mãi mãi nh viên ngọc toả sáng chốn kinh thành Thăng Long. Nhng xiết bao cay đắng khi gặp lại cô Cầm lần thứ hai. Nguyễn Du đã không nhận ra đợc cô, sắc đẹp và tuổi trẻ của cô đã phai tàn theo thời gian :
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa, Nhan sấu thần khô hình lợc tiểu. Lang tạ tàn mi bất sức trang,
Thuỳ tri tựu thị đơng thời thành trung đệ nhất diệu. (Phía cuối chiếu có ngời tóc hoa râm
Nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan, thân hình hơi bé nhỏ Đôi mày phờ phạc không điểm tô
Ai biết đó là con ngời kỳ diệu bậc nhất kinh thành hồi bấy giờ? ) Nhan sắc cô đã tàn phai, chỉ còn tiếng đàn vẫn réo rắt gợi nhớ đến một tài năng kỳ diệu đất kinh kỳ, vẻ lạc quan, tơi vui giờ đã trở nên buồn chán, thêm vào đó là sự đổ vỡ, suy tàn :
Thành quách suy di nhân sự cải Kỷ xứ tang điền biến thơng hải
Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong Ca vũ không đi nhất nhân tại
(Thành quách đổi dời, việc ngời cũng khác Bao nơi nơng dâu biến thành biển cả
Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu vong đâu hết
Mà còn sót lại một ngời trong làng ca múa)
2.3.2. Nguyễn Du xót thơng cho một kiếp đời, một kiếp hoa, tài năng là thế, cao xa là thế, vậy mà rốt cục cuộc đời trả cho cô lại là sự tàn tạ thê lơng và ảm đạm. "Cảm hứng nhân văn" trong thơ Nguyễn Du thể hiện chính là nỗi đau xót cho cô Cầm hay cũng là nỗi đau xót cho chính mình trong thời đại của ông. Nguyễn Du trách cứ thời gian, trách cứ cho thời đại hay ông trách cứ chính số mệnh - nó đa đẩy con ngời trôi dạt, biến đổi mà không sao ngờ đợc. Ông trách cứ số mệnh đã khắc nghiệt với những con ngời nh Hạng Vũ, tiếc thơng con ngời chí khí hiên ngang nhng mệnh trời đã định sẵn thì không thể cỡng lại đợc :
Bạt sơn giang đỉnh nại thiên hà ? Túc hận du du ký thiển sa.
(Có sức mạnh dời núi nhấc vạc, nhng làm gì đợc mệnh trời) Mối hận nghìn đời gửi dới lớp cát mỏng)
(Sở Bá Vơng mộ)
Thời gian, số mệnh, đó là nguyên nhân khiến bao điều thay đổi. Nguyễn Du xót xa cho những ngời đẹp bị lụi tàn bởi thời gian. Từ cô Cầm nức tiếng chốn Thăng Long với lời ca tiếng hát say đắm lòng ngời, đến nàng Quý Phi trong cung vua bị nỗi oan khiên không sao xoá đợc :
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành
(Dơng Phi Cố lý) Để rồi :
Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ,
Đông phong thành hạ bất thăng tình
(Không tìm đâu thấy những cánh hồng tàn rơi bừa bãi Dới thành gió đông thổi tình khôn xiết)
(Dơng Phi cố lý)
Nguyễn Du cảm thông, chua xót cho thế giới ngời đẹp luỵ tàn dần theo tháng năm. Những con ngời đã góp sức mình mang lời ca tiếng hát dâng hiến cho đời, nhng đời đã trả lại cho họ sự già nua, tàn lụi. Những con ngời đẹp đến mức nghiêng nớc, nghiêng thành nh Dơng Quý Phi cuối cùng cũng chỉ nh cánh hồng tàn rơi. Thật đáng thơng, thật xót xa !
Cùng với những mỹ nhân, là hình ảnh ngời anh hùng hào kiệt, tên tuổi những con ngời trung quân, ái quốc ấy còn lu truyền mãi đến muôn đời sau :
Cắng cổ vị can lu huyết địa, Kỳ trung năng phá vấn ma ngu.
(Suốt từ xa đến nay, đất này cha ráo vết máu ngời trung thần
Tấm lòng trung khác thờng phá đợc cái ngu của ngời hỏi chuyện ễnh ơng).
(Kê thị trung từ)
Giữa xã hội phong kiến chỉ toàn bọn gian thần vẫn hiện lên hình ảnh của ngời anh hùng trung quân tiết nghĩa, dù máu chảy đầu rơi nhng họ vẫn giữ một tấm lòng trung, điều ấy đáng để muôn đời ngợi ca, tôn trọng. Nguyễn Du không khỏi cảm kích trớc những tấm lòng trung quân, giữ tròn đạo lý, còn bao ngang
trái nhng tấm gơng ngời trung thần vẫn hiện lên, soi sáng giữa cuộc đời. Ông còn ca ngợi Lạn Tơng Nh nh một bậc anh hùng hào kiệt :
Đại dũng bất dĩ lực Cận hữu Lạn Tơng Nh
(Bậc đại dũng không cần đến sức mạnh Chỉ có Lạn Tơng Nh)
(Lạn Tơng Nh cố lý)
Là ngời bạn sống chết với Lạn Tơng Nh, Liêm Pha cũng là ngời hùng với tên tuổi làm rạng danh sông núi, tởng nh hùng khí của ngời tớng quân ấy còn hừng hực nh ngọn lửa rực sáng :
Tớng quân danh tự chi kim truyền Ma sa cổ kiệt tam thái tức,
Bột bột tráng khí tởng kiến kỳ sinh tiền. (Tên tuổi tớng quân vẫn còn truyền để lại Ta lau chùi bia xa để đọc, than thở mãi
Tởng nh thấy khí hùng của tớng quân vẫn bừng bừng nh lúc sống) (Liêm Pha bi)
Hay Nguyễn Du còn nhắc đến tấm lòng trung của Văn Thừa tớng, của Sở Bá Vơng :
Thừa tớng cô trung vạn cổ truyền
(Tấm lòng cô trung của Thừa tớng lu truyền mãi muôn đời) (Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa tớng) Nhãn tiền phiến thạch anh hùng tại,
(Sở Bá Vơng mộ)
Những gơng mặt, tên tuổi của những con ngời tài hoa vợt qua mọi không gian, thời gian để trờng tồn bởi họ cũng gắn với những địa danh, gắn với ý nghĩa lịch sử. Nhắc đến Sông Dịch, ngời ta thờng nhớ đến Kinh Kha khi bởi chính nơi này chàng lên đờng ra đi giết vua Tần.
Phong tiêu tiêu hề Dịch Thuỷ hàn Tráng sỹ nhất khứ hề bắt phục hoàn (Gió hiu hắt nớc sông Dịch lạnh Tráng sỹ một đi không trở lại)
(Kinh Kha cố lý)
Và dẫu không hoàn thành đợc sứ mệnh của mình thì ngời đời sau mãi còn nhắc đến Kinh Kha :
Thần dũng nghị nhiên duy độc quân (Thần dũng hiên ngang chỉ có mình ông)
(Kinh Kha cố lý)
Dù mũi dao của Kinh Kha không thể đâm chết vua Tần song hành động của chàng không phải là vô nghĩa lý :
Mạc đạo chuỷ thủ cánh vô tế Yết can trảm mộc vi tiên thanh
(Chớ bảo rằng mũi dao nhọn kia chẳng có ích
Nó mở đầu cho việc chặt cây làm giáo, làm cán sở (khởi nghĩa) (Kinh Kha cố lý)
Cảm thơng cho những số phận tài hoa mà bạc mệnh. Đề cao những con ngời đã có những cống hiến lớn lao để sử sách còn lu truyền mãi mãi, điều đó càng chứng tỏ rằng Nguyễn Du quan tâm đến từng số phận con ngời, từ những hạng ngời bình dân đến những vị quan, những anh hùng hào kiệt. Tất cả đều đợc quan tâm bởi lòng khâm phục trân trọng những tài năng, những con ngời đức độ, những con ngời làm tôn lên vẻ đẹp cho cuộc sống loài ngời.
2.4. Tinh thần phê phán sâu sắc đối với những kẻ phản nghịch, loạn thần tặc tử :
Bên cạnh việc đề cao những nhân vật tài sắc đợc lịch sử khẳng định thì
"Bắc hành tạp lục" còn tập trung phê phán những kẻ phản nghịch, những kẻ
gieo mầm ác trong xã hội, gây nên bao nỗi tang thơng, bao điều cay đắng.
Bằng phơng pháp đối sánh, Nguyễn Du luôn đặt hai hình ảnh ấy song song để làm nổi bật cái đẹp, đề cao con ngời tài hoa đức độ và hạ thấp cái xấu xa thấp hèn trong xã hội. Tác giả nhận ra rằng trong xã hội ấy luôn có sự đối lập giữa những ngời nghèo khổ, tài sắc bị hãm hại và một bên là bọn ngời có của, có quyền thế, lộng hành. Trung thành với hiện thực, với ngòi bút tuyệt diệu Nguyễn Du đã khắc hoạ nên thực tế sinh động ấy.
Ta không thể quên đợc hình ảnh Khuất Nguyên giữ tấm lòng trung mà trầm mình xuống dòng sông Mịch La. Cảm kích tấm lòng trung nghĩa ấy Nguyễn Du đã khuyên ông không nên quay trở về dơng gian bởi bọn ngời "ra đ- ờng thì ngựa ngựa xe xe, về nhà thì vênh vênh váo váo". Sự đối nghịch còn thể hiện qua cái chết oan uổng của Kinh Kha nơi kinh đô Hàm Dơng náo nhiệt và vua Tần vẫn ngồi cao vòi vọi". Không chỉ là những kẻ sỹ trung quân, hiếu nghĩa mà còn là nỗi oan khiên của nàng Dơng Quý Phi cứ chập chờn hiện ra chốn triều đình nh "phỗng đứng".
Sở bội tiêu lan cánh bất đồng (Gần đây ngời ta thích ăn mặc lạ
Nhng hoa tiêu hoa lan họ đeo khác với ông lắm)
(Tơng Đàm điếu Tam L đại phu, II)
ở đây nhà thơ muốn ám chỉ một lớp ngời nào đấy mà ông biết rõ tung tích thân phận mà ông dùng cách gọi "ngời ta", dù cách gọi này không chỉ mặt đặt tên nhng ngời đọc cũng tự ngầm hiểu đó chính là thế lực đang tác quái làm xã hội ngày càng băng hoại, thối nát hơn. Qua bài thơ viết về Khuất Nguyên, Nguyễn Du đã phản ánh đợc sự đối nghịch và tàn tệ của xã hội thời bấy giờ. Hay trong bài viết về Liêm Pha :
Kim nhân bất thiểu thực đa nhục, Cơ linh gia dỡng vô di súc
Thanh bình thời tiết vô chiến tranh
Nhất khẩu hùng đàm bất sổ Liêm Pha dữ Lý Mục
(Ngày nay không hiếm ngời cũng ăn nhiều thịt nh tớng quân Họ xơi hết đàn gia súc không sót một con
Găp buổi thanh bình không có chiến tranh
Mở miệng khoác lác, không đếm xỉa đến Liêm Pha và Lý Mục) (Liêm Pha bi)
Bằng biện pháp đối sánh, một lần nữa Nguyễn Du đã vạch trần đợc bộ mặt xấu xa của những kẻ vô dụng mà ông gọi là "họ". Cũng không có tên tuổi