Đặc điểm của tiếng Việt

Một phần của tài liệu Phát hiện giả mạo bảng điểm tiếng việt cho các trường học luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

Tiếng Việt, là ngôn ngữ của ngƣời Việt (ngƣời Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cƣ Việt Nam, cùng với hơn bốn triệu ngƣời Việt hải ngoại (trong đó có gần 1.8 triệu ngƣời Mỹ gốc Việt). Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có một số từ vựng vay mƣợn từ tiếng Hán và trƣớc đây dùng chữ Hán để viết, sau đó đƣợc cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt đƣợc coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số ngƣời nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latin, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.

Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, theo thứ tự. Bảng 4.1 – biểu diễn các chữ cái đƣợc sử dụng trong tiếng Việt.

Bảng 4.1 – Bảng chữ cái tiếng Việt

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ƣ V X Y (a) a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ƣ v x y (b)

Bảng 4.1 – (a) Bảng chữ cái tiếng Việt ở dạng chữ hoa; Bảng 4.1 – (b)

Bảng chữ cái tiếng Việt ở dạng chữ thƣờng.

Các chữ cái "F", "J", "W" và "Z" không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, nhƣng có thể bắt gặp trong các từ vay mƣợn từ tiếng nƣớc ngoài. Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái kể trên vào bảng chữ cái tiếng Việt để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.

Âm tiết: là đơn vị phát âm nhỏ nhất , đơn vị tự nhiên nhất trong lời nói của con ngƣời. Mỗi âm tiết là một tiếng. Ví dụ: công nghệ thông tin gồm 4 âm tiết, hay 4 tiếng.

Nguyên âm: có 12 Nguyên âm. Các nguyên âm là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ƣ và y. Trong đó, các nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ và ƣ.

Bán nguyên âm: Chỉ có 3 trƣờng hợp bán nguyên âm là: oa, oe, uy thì có o và u là bán nguyên âm, đóng vai trò đệm cho nguyên âm. Có nghĩa là o và u

không đƣợc xem là nguyên âm trong tổ hợp 3 âm tiết trên.

Phụ âm: có 17 phụ âm. Các phụ âm là b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Tổ hợp phụ âm ghép là: Các phụ âm ghép là ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi và qu.

Chú ý: gi và qu là tổ hợp bán phụ âm. Ở đây, i và u không là nguyên âm,

mà chỉ là một bộ phận của phụ âm bất khả phân ly.

Trong tiếng Việt có sáu thanh để tạo thanh cho tiếng: ngang không dấu: a, huyền nghiêng trái: à, sắc nghiêng phải: á, hỏi dấu hỏi: ả, ngã dấu ngã: ã và nặng dấu chấm: ạ. Tất cả các dấu đều đƣợc đặt trên nguyên âm, riêng dấu nặng đƣợc đặt dƣới nguyên âm.

Một phần của tài liệu Phát hiện giả mạo bảng điểm tiếng việt cho các trường học luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)