Chức năng của các thành phần trong SLB

Một phần của tài liệu Cài đặt và quản trị mạng cho doanh nghiệp đồ án tốt nghiệp đại học (Trang 51 - 56)

- Tạo User trong OU

4.1.Chức năng của các thành phần trong SLB

4. Các thành phần của SLB

4.1.Chức năng của các thành phần trong SLB

Một giải pháp cân bằng tải phải (Server Load Balancer) có những chức năng sau đây:

•Chia luồng dữ liệu đó thành các yêu cầu đơn lẻ và quyết định máy chủ nào sẽ xử lý những yêu cầu đó.

•Duy trì việc theo dõi các máy chủ đang hoạt động, đảm bảo rằng các máy chủ này vẫn đang đáp ứng các yêu cầu đến. Nếu máy chủ nào không hoạt động đúng chức năng, máy chủ đó bắt buộc phải đưa ra khỏi danh sách xoay vòng.

•Cung cấp sự đa dạng bằng việc tận dụng nhiều hơn một đơn vị trong các tình huống fail-over (fail-over là khả năng tự động chuyển qua các thiết bị dự phòng khi gặp tình huống hỏng hóc hoặc trục trặc. Việc thực thi này được thực hiện mà không có sự can thiệp của con người cũng như không có bất sự cảnh báo nào).

•Cung cấp sự phân phối dự trên sự hiểu biết về nội dung ví dụ như đọc URL, can thiệp vào cookies hoặc truyền XML.

Server Load Balancers: Load Balancer là một thiết bị phân phối tải giữa các máy tính với nhau và các máy tính này sẽ xuất hiện chỉ như một máy tính duy nhất. Phần dưới đây sẽ thảo luận chi tiết hơn về các thành phần của các thiết bị SLB.

VIPs: Virtual IP (VIP): là một dạng thể hiện của của cân bằng tải. Mỗi VIP sử dụng một địa chỉ công khai IP. Bên cạnh đó, một cổng TCP hay UDP sẽ đi kèm với một VIP như cổng TCP 80 được dành cho luồng dữ liệu của web. Một VIP sẽ có ít nhất một máy chủ thực sự được gán địa chỉ IP đó và máy chủ này sẽ làm nhiệm vụ phân phối luồng dữ liệu được chuyển đến. Thường thường thì sẽ có vài máy chủ và VIP sẽ dàn đều luồng dữ liệu đến cho các máy chủ bằng cách sử dụng các metric hoặc các phương thức được mô tả trong phần “Active - Active Scenario” sau đây.

Các máy chủ (Servers): Máy chủ chạy một dịch vụ được chia sẻ tải giữa các dịch vụ khác. Máy chủ thường được ám chỉ tới các máy chủ HTTP, mặc dù các máy chủ khác hoặc ngay cả những dịch vụ khác có liên quan. Một máy chủ thường có một địa chỉ IP và một cổng TCP/UDP gắn liền với nó và không có địa chỉ IP công khai (điều này còn phụ thuộc vào topo của mạng).

Nhóm (Groups): Dùng để chỉ một nhóm các máy chủ được cân bằng tải. Các thuật ngữ như “farm” hoặc “server farm” có cùng một ý nghĩa với thuật ngữ này.

Giải pháp dự phòng (Redundancy)

Giải pháp dự phòng rất đơn giản: nếu một thiết bị gặp trục trặc, thiết bị đó sẽ được thay thế bởi một thiết bị khác mà không hoặc gây ít ảnh hưởng nhất đến hoạt động của toàn bộ hệ thống. Thiết bị được thay thế sẽ thực hiện những chức năng giống như thiết bị bị thay thế. Hầu hết các thiết bị trên thị trường đều có khả năng này.

Có một vài cách để thực hiện khả năng này. Cách thông thường nhất là sử dụng hai thiết bị. Một giao thức sẽ được sử dụng bởi một trong hai thiết bị để kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị còn lại. Trong một vài tình huống, cả hai thiết bị đều hoạt động, đáp ứng các luồng dữ liệu đến. Trong một vài tình huống khác, sẽ chỉ có một thiết bị hoạt động chính, thiết bị còn lại sẽ được sử dụng trong tình huống hỏng hóc hoặc trục trặc.

Vai trò của việc dự phòng

Trong giải pháp dự phòng, tồn tại một quan hệ là active - standby. Một thiết bị, hay còn gọi là thiết bị đang hoạt động thực hiện một vài hoặc đầy đủ các chức năng chính, trong khi đó thiết bị dự phòng sẽ đợi để thực hiện những chức năng này. Mối quan hệ này cũng có thể được gọi là mối quan hệ master/slave.

Trong những tình huống nhất định, cả hai thiết bị sẽ là chủ (master) trong một vài chức năng và làm phục vụ (slave) trong một vài chức năng khác nhằm phân tán tải. Cũng trong một vài tình huống khác, cả hai thiết bị đều là chủ (master) của tất cả các chức năng được chia sẻ giữa hai thiết bị. Quan hệ này còn được gọi là quan hệ active - active.

Kịch bản Active - Standby (hoạt động - chờ)

Kịch bản dự phòng hoạt động - chờ là cách dễ nhất để thực hiện. Một thiết bị sẽ nhận toàn bộ luồng dữ liệu đến, trong khi đó thiết bị còn lại sẽ chờ trong các tình huống trục trặc.

Kịch bản Active – Standby

Nếu thiết bị đang hoạt động gặp trục trặc, một thiết bị kia sẽ xác định trục trặc và nhận xử lý toàn bộ luồng dữ liệu đến.

Hoạt động của kịch bản Active - Standby

Kịch bản Active - Active

Có một vài biến thể của kịch bản này. Trong tất cả các trường hợp, cả hai thiết bị đều chấp nhận xử lý luồng dữ liệu đến. Trong tình huống một trong hai thiết bị gặp trục

trặc thì thiết bị còn lại sẽ nhận thực thi luôn cả những chức năng của thiết bị gặp trục trặc.

Trong một biến thể khác, VIPs được phân phối giữa hai thiết bị cân bằng tải (Load Balancer - LB) để chia sẻ luồng dữ liệu đến. VIP 1 đến LB A, VIP 2 đến LB B.

Kịch bản Active-Active

Trong tất cả các kịch bản active - active, nếu một LB gặp trục trặc, các VIP còn lại sẽ tiếp tục trả lời trên LB còn lại. Những thiết bị còn lại sẽ thực thi hết tất cả các chức năng.

Kiểm tra dịch vụ (Service Checking)

Một nhiệm vụ của thiết bị SLB là nhận biết khi nào server hoặc dịch vụ bị treo và loại bỏ server đó ra khỏi danh sách quay vòng. Tính năng này còn được gọi là kiểm tra tình trạng (Health Checking). Có một số cách để thực hiện việc kiểm tra này từ cách đơn giản nhất như ping kiểm tra, kiểm tra cổng (kiểm tra xem cổng 80 có trả lời hay không) hoặc kiểm tra nội dung trong trường hợp web server được truy vấn cho các phản hồi đặc biệt nào đó. Một thiết bị SLB sẽ chạy kiểm tra các dịch vụ một cách liên tiếp, quan những khoảng thời gian được người dùng định nghĩa sẵn.

Một phần của tài liệu Cài đặt và quản trị mạng cho doanh nghiệp đồ án tốt nghiệp đại học (Trang 51 - 56)