5. Bố cục luận văn
2.2. NguyễnTrãi viết về các anh hùng cùng thời với mình
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên vào thời kỳ có nhiều biến động. Có thể nói đó là một thời đại anh hùng trong lịch sử. Chính thời đại ấy đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng cho dân tộc. Sống giữa thời kỳ lịch sử trọng đại ấy Nguyễn Trãi đã ghi lại hết vào thơ ca của mình, đồng thời thể hiện sự nuối tiếc về thời đại đó.
Những anh hùng cùng thời với Nguyễn Trãi là ai? Đó chính là những ng- ời có công với đất nớc trong công cuộc chống quân Minh, là những ngời một thời vào sinh ra tử với Nguyễn Trãi nh :Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, Lê Lợi, các binh sĩ …và đó còn là hình ảnh của anh hùng di hận Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly là ngời yêu nớc, có ý thức dân tộc và có hoài bão lớn. Trong khi làm quan với Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Đế Hiến, Trần Thuận Tông ông đã có dịp thấy rõ sự thối nát của chế độ điền trang thái ấp và chế độ nô tỳ. Khi nắm đợc chính quyền ở trong tay, ông thi hành chính sách hạn điền và hạn nô, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới nhằm đa đất nớc thoát khỏi khủng hoảng. Nguyễn Trãi nhớ đến Hồ Quý Ly bởi lẽ ông là ngời đầu tiên nhìn nhận ra công và tội của ông vua này. Thời xa có ai nhận tội Hồ Quý
Ly xác đáng cho bằng Nguyễn Trãi qua những trang hùng văn. Nguyễn Trãi là ngời đầu tiên đánh giá đúng công tội của họ Hồ, ngời đầu tiên đa Hồ Quý Ly lên “đoạn đầu đài” của “tòa án lịch sử”. Nhng Nguyễn Trãi cũng phát hiện sớm nhất ở Hồ Quý Ly một nhân cách anh hùng.Trong những năm cuối đời khi sáng tác Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi vẫn có nhắc đến Hồ Quý Ly vì nhắc đến ông là nhớ lại cả một quá khứ đầy biến động, đồng thời gắn một tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Trớc hết, hãy lật lại những trang thơ của Nguyễn Trãi trực tiếp hoặc gián tiếp viết về họ Hồ. ở đó ta sẽ gặt hái đợc những gì thực chất nhất mà ngời viết thể hiện qua tâm t tình cảm của mình. Tình cảm mà Nguyễn Trãi dành cho Hồ Quý Ly đợc thể hiện rõ ràng hơn qua những dòng suy t bằng chữ Hán. Qua các bài thơ chữ Hán Nguyễn Trãi đã thể hiện rất rõ tình cảm, cũng nh nỗi nhớ của mình đối với Hồ Quý Ly. Trong thơ văn của mình Nguyễn Trãi luôn biểu thị lòng cô trung của ông với triều Hồ. Cha con Nguyễn Trãi đều làm quan ở triều Hồ và từng có nhiều kỳ vọng ở triều đại này. Nguyễn Trãi trung với triều Hồ, theo cảm nghĩ của ông lúc này là trung với một triều đại đã có những cải cách táo bạo và có quyết tâm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, dầu là thất bại. Chính trong những bài thơ chữ Hán ông đã thể hiện những suy nghĩ trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên suy ngẫm sâu lắng của mình về Hồ Quý Ly.
ở bài Quan hải (Đóng cửa biển) có bốn câu :
Lớp lớp rào lim ngăn sóng biển Kkóa sông xích sắt cũng vầy thôi Lật thuyền mới rõ dân nh nớc. Cậy hiểm khôn xoay mệnh ở trời.
(dịch thơ chữ Hán)
Nguyễn Trãi khẳng định một kinh nghiệm lịch sử là muốn giữ nớc phải giữ dân, vì “sức dân nh nớc”. Hồ Quý Ly không ý thức đợc điều đó nên
không đợc dân ủng hộ, cho nên đã bị thất bại, phí cả công đóng cọc ngăn biển.
Hay ở bài Long Đại Nham (Núi Long Đại), sau khi miêu tả cảnh quan hào hùng, kỳ vĩ của núi Hàm Rồng, nơi Hồ Quý Ly từng đóng đồn chống quân Chế Bồng Nga vào cớp phá Thanh Hóa đầu năm 1382, Nguyễn Trãi viết:
Hồ trung nhật nguyệt thiên nan lão Thế thợng anh hùng thử nhất thì
(Trong bầu nhật nguyệt trời luôn trẻ Một thuở anh hùng tiếng để đời).
ở đây Nguyễn Trãi gọi Hồ Quý Ly là “thế thợng anh hùng”, là “anh hùng nhất thì” (anh hùng trên đời, anh hùng một thuở). Rõ ràng trong thơ chữ Hán của mình thông qua những địa danh lịch sử cụ thể mà Nguyễn Trãi đã thể hiện thái độ tình cảm rất chân thật với ngời xa.
Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi không bộc lộ trực tiếp thái độ, tình cảm của mình đối với Hồ Quý Ly, nhng qua những bài thơ đầy chất suy t này tác giả phần nào nói lên đợc tiêu chí của ngời anh hùng : ông coi Hồ Quý Ly là “anh hùng để hận”, “anh hùng ôm hận”, “anh hùng thời ấy” và cảm khái một cách vừa bình thản, vừa ý tứ, thâm trầm : “non sông nh cũ anh hùng khuất”, trong thơ chữ Nôm ông cũng viết :
Trừ độc trừ tham trừ bạo ngợc Có nhân có trí có anh hùng
(Bảo kính cảnh giới 5)
Hay: Còn có anh hùng bao nả nữa
Đòi thời vậy rễ hơn nào (Tự thán 19)
Ngời đơng thời xem Hồ Quý Ly là một ngời có tội nhiều hơn là có công. Thế nhng Nguyễn Trãi bằng tấm lòng bao dung và tầm nhìn xa trông rộng,
tiến bộ đã thấy đợc bên cạnh tội còn có công, ông vẫn coi Hồ Quý Ly là bậc anh hùng hào kiệt và có phần tiếc cho cơ nghiệp nhà Hồ sớm bị suy tàn. Có thể nói đó chính là sự đánh giá sáng suốt, một sự cảm thông sâu xa cha từng có, xuất phát từ tấm lòng ngàn đời của ức Trai đối với Hồ Quý Ly.
Nhớ đến Hồ Quý Ly là nhớ đến một anh hùng di hận, một ngời có lòng yêu nớc nhng con đờng đi của ông lại có nhiều sai lầm. Nguyễn Trãi cảm thông cho sự nghiệp không thành và nỗi niềm của ngời “anh hùng di hận” Hồ Quý Ly. Bên cạnh đó dòng hoài niệm của ông còn hớng tới một vị vua anh minh khác mà ông gắn bó không thể nào quên. Đó chính là vị minh chúa: Lê Lợi.
Nguyễn Trãi và Lê Lợi gặp nhau không phải theo kiểu “kết nghĩa vờn đào”, không phải theo kiểu Khổng Minh nằm trong một túp lều tranh ngâm thơ hoặc ngủ khi để cho Lu Bị hai lần ba lợt đến cung kính rớc mời. Nguyễn Trãi cũng không đến với Lê Lợi nh Nguyễn Hữu Chỉnh tính chuyện tranh bá đồ vơng ở Bắc Hà mà vào với Nguyễn Huệ. Sau nhiều năm bị giam lỏng ở Đông Quan hoặc bôn ba nơi này nơi khác, Nguyễn Trãi tìm đờng cứu nớc trong cảnh loạn ly, lần lợt mất mát bao nhiêu thân bằng cố hữu. Có những lúc nghĩa quân lẻ tẻ, rời rạc, đứng lên rồi tất bại. Có những phong trào rầm rộ hơn nhng chung quy cũng đành nuốt hận với một lời than vãn “tây binh vô lộ vãn thiên hà”. Cuối cùng, Tổ quốc dần dần tập hợp những lực lợng cứu nớc có gốc rễ vững bền dới một ngọn cờ tiêu biểu: Lê Lợi. Nguyễn Trãi sung s- ớng đem Bình Ngô sách đến. Thực tiễn mời năm chiến đấu cứu nớc gắn chặt hai ngời anh hùng dân tộc với nhau. Mục tiêu chung đòi hỏi và đảm bảo sự nhất trí trong các chủ trơng và hành động. Vào thành Đông Quan rồi, triều Lê đợc dựng lên rồi, khoảng cách giữa hai ngời rộng hơn khi ở trên chòi quan sát và chỉ huy ở bến Bồ Đề, trong công cuộc “triệu tạo” một quốc gia mới đã bắt đầu cho thấy khe hở t tởng. Mời năm “nếm mật nằm gai”, gian lao và vất vả đã gắn kết hai con ngời với nhau. Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi Lê Lợi trong
bài Phú núi Chí Linh sáng tác bằng chữ Hán. Và sau khi trải qua bao sóng gió thăng trầm của con đờng hoạn lộ Nguyễn Trãi vẫn nhớ về Lê Lợi:
Từ ngày gặp hội phong vân Bổ báo chua hề đặng mổ phân Gánh khôn đơng quyền tớng phủ, Lui ngõ đợc đất Nho thần
Ước bề giả ơn Minh chúa, Hết khỏe phù đạo thánh nhân,
(Trần tình 1)
Hay : Khỏi triều quan mới hay ơn chúa
Sinh đợc con thì cảm đức cha (Trần tình 3)
Trong 254 bài thơ rất nhiều lần Nguyễn Trãi nhắc đến hai chữ “minh chúa”. Minh chúa đối với Nguyễn Trãi chính là hình ảnh của Lê Lợi, của ng- ời anh hùng một thời. Nguyễn Trãi ca ngợi Lê Lợi, ngời có công lớn trong sự nghiệp giải phóng nớc nhà :
Non Phú Xuân cao, nớc Vị Thanh. Mây quyến nguyệt, khách vô tình. Đất thiên tử dỡng tôi thiên tử, Đời thái bình ca khúc thái bình. Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị, Tóc tơ cha báo mẹ cha sinh.
Rày mừng thiên hạ hai cửa:
Tể tớng hiền tài, chúa thánh minh (Thuật hứng 20)
Hay : Tơ hào chẳng có đền ơn chúa, Dạy láng giềng mấy sĩ nho.
Ba thân hơng hỏa nhờ ơn chúa Một cửa thi th dõi việc nhà
( Bảo kính cảnh giới 41). Nhớ chúa lòng còn đan một tấc
Âu thì tóc đã bạc mời phân
(Bảo kính cảnh giới 38).
Ca ngợi ở đây cũng chính là ớc mong, cũng là sự nhắc nhở và đòi hỏi một cách kính cẩn theo đạo làm tôi. Nguyễn Trãi với tấm lòng thành trớc sau nh một, muốn có điều kiện phụng sự Lê Thái Tổ, đa đất nớc đến thái bình thịnh trị. Thật là một điều mơ tởng xiết bao sâu sắc : Vua
Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dờng ấy ta đà phỉ sở nguyền.
(Tự thán 4)
Nhớ về Lê Lợi cũng chính là nhớ về một thời oanh liệt của tuổi trẻ, một thời rất hào hùng. Nguyễn Trãi luôn ấp ủ một tình thơng một hoài niệm cũng nh sự kính trọng đối với minh chủ của mình :
Nợ cũ chớc nào báo bổ Ơn thầy, ơn chúa lẫn ơn cha
(Tự thán 24)
Hay : Cốt lạnh, hồn thanh chăng khứng hóa Âu còn nhớ chúa cùng cha.
(Thuật hứng 9)
Tâm thức của Nguyễn Trãi luôn hớng tới những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Lê Lợi đã có công lớn giành độc lập cho dân tộc, đó là điều không thể phủ nhận. Cho dù sau này Lê Lợi có đối sử với ông khác đi thì tình cảm, sự kính trọng của ông đối với minh chủ vẫn không thay đổi. Dù có phải chịu bao nỗi uất ức, bao sự đắng cay thì ông vẫn một lòng giữ đạo làm tôi :
Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen (Thuật hứng 24)
Hay : Trung cần há nở trại cân xng
Nhiều thánh hiền xa kiếp đã từng Tớc thởng càng ngày càng dõi chịu,
Ân thăng một bớc một phen mừng …..
Khống khảy thái bình đời thinh trị, Nghiệp khai sáng tựa nghiệp trung hng
(Bảo kính cảnh giới 61)
Giữ lấy đạo làm tôi cũng chính là một biểu hiện thầm kín trong việc thể
hiện nỗi niềm nhớ ngời xa.
Viết về Lê Lợi, về công lao của Lê Lợi không chỉ có Nguyễn Trãi mà còn rất nhiều nhà thơ cùng thời khác nh Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân… Song so với lớp nhà thơ, nhà trí thức, lớp nho sĩ đó Nguyễn Trãi thể hiện nỗi nhớ của mình có nét khác hơn. Ông luôn hớng tới ngời chúa thánh và hớng tới chúa thánh thì ông lại càng thấy đợc bổn phận của kẻ bề tôi, để từ đó vợt qua mọi sự rèm pha, mọi thói thị phi ở đời, xứng đáng là bề tôi trung thành:
Bốn dân nghiệp có cao cùng thấp Đều hết làm tôi thánh thợng hoàng
(Tức sự 4)
Nh vậy ta có thể thấy ở Nguyễn Trãi nỗi niềm nhớ ngời xa cũng nh quá lịch sử xuyên suốt, lan tỏ trong dòng mạch cảm xúc. Nguyễn Trãi sống hơn 60 tuổi. Trong 60 năm ấy có lẽ không thể đếm đợc bao nhiêu lần ông quay đầu, ngoảnh đầu nhìn lại chặng đờng mình đã qua, và nó cũng thể hiện sự gắn bó máu thịt, đầy nhiệt huyết, đầy trách nhiệm của thi nhân đối với dân với nớc bởi lẽ không phải con ngời nào cũng biết luyến tiếc quá khứ, chỉ có những con ngời biết sống bằng cả tấm lòng cho cuộc đời mới quý và luyến tiếc đến vậy. Nhớ về quá khứ lịch sử là nhớ về Lê Lợi, về những con ngời đã
một thời vào sinh ra tử, đó cũng là một thời kì lịch sử hào hùng, oanh liệt nhất.
Ngoài Lê Lợi, Nguyễn Trãi còn nhắc đến nhiều bậc công thần, những ng- ời cùng thời với mình nh Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, Lý Tử Tấn… mặc dù đó chỉ là nỗi nhớ rất thầm kín của ông:
Mấy ngời ngày nọ thi đỗ Lá ngô đồng thuở mạt thu
(Ngôn chí 2)
“ Mấy ngời ngày nọ thi đỗ” chính là những ngời bạn đồng khoa năm Canh Thìn (1400) thời Hồ Quý Ly nh Nguyễn Thành- ngời cùng họ, Lý Tử Tấn- ngời cùng huyện Thợng Phúc (trấn Sơn Tây cũ) đều cùng với Nguyễn Trãi theo khởi nghĩa Lam Sơn.
Hay khi ông viết về Phạm Văn Xảo cũng là viết về nỗi niềm chính mình:
Lồng lộng trời, t chút đâu,
Nào ai chẳng đội ở trên đầu ?
Song cửa ngọc vân yên cách, Dại lòng can, nhật nguyệt thâu. Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, Quạt hay thu lạnh quạt sơ thu Ngoài năm mơi tuổi ngoài chng thế
ắt đã tròn bằng nớc ở bầu.
(Trần tình 4)
Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn vốn là hai trung thần, là những ngời đã có công rất lớn trong việc đánh tan giặc Minh đa Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Tả tớng quốc Trần Nguyên Hãn là một đại công thần có uy tín rất lớn trong nhân dân và quân đội. Nguyên Hãn tài kim văn võ, là dòng dõi Chiêu Minh đại vơng Trần Quang Khải. Bề ngoài Thái tổ tỏ ý tôn trọng Nguyên Hãn nh-
ng trong lòng nhà vua không a gì đại thần dòng dõi nhà Trần. Bọn cận thần của Thái Tổ là Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí... do biết đợc ý nghĩ sâu kín của nhà vua, bèn đem lời gièm pha Nguyên Hãn và khuyên nhà vua nên sớm trừ đi. Từ lâu Nguyên Hãn biết Thái Tổ không tin mình ông đã nói: " Nhà vua có tớng nh Việt Vơng Câu Tiễn, không thể cùng sung sớng đợc". Cuối cùng ông xin về hu tại làng Đông Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phú). Nghe lời gièm pha của Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Thái Tổ không yên tâm, sai ngời bắt Nguyên Hãn đa về Thăng Long. Giữa đờng Nguyên Hãn đã nhảy xuống sông tự tử.
Sau Trần Nguyên Hãn thì Phạm Văn Xảo cũng là một tớng tài có nhiều chiến công. Ông lại là ngời Kinh Lộ (Thăng Long) nên càng có nhiều uy tín trong nhân dân và quân đội. Thái tổ rất e ngại Văn Xảo và ra lệnh bắt giết Văn Xảo, tịch thu gia sản.
Cũng gần giống nh hai ngời trên Nguyễn Trãi là một công thần có uy tín rất lớn với nhân dân. Ông vừa quen thuộc đất Kinh Lộ (Thăng Long) nh Phạm Văn Xảo lại vừa là con cháu nhà Trần, anh em con cô con cậu với Trần Nguyên Hãn. Vì thế Nguyễn Trãi cũng có lúc bị Lê Thái Tổ nghi ngờ. Nhớ về những ngày tháng ấy Nguyễn Trãi không khỏi xót xa :
Hai chữ công danh chẳng dám cốc Một trờng ân oán những hằm hè (Trần tình 8)
Tóm lại nhớ về quá khứ Nguyễn Trãi không thể không nhắc đến những nhân vật lịch sử, những con ngời đã có đóng góp rất lớn lao cho nền văn hiến của dân tộc. Đó cũng chính là cảm hứng hoài cổ trong thơ của Nguyễn Trãi. Điều đó phần nào thể hiện đợc con ngời của thi nhân: vừa thiết tha, đằm thắm lại vừa thâm trầm và rất sâu xa. Nguyễn Trãi nhìn về quá khứ là nhìn lại một thời kỳ tốt đẹp đối lập với xã hội đang dần chứa đựng những mầm mống của sự sa sút, cái xã hội mà Nguyễn Trãi đang phải đối diện. Ông tìm về với các bậc tiền bối là tìm lại với chính con ngời của mình.
Chơng 3
Nguyễn Trãi viết về các nhân vật Trong lịch sử trung hoa
Không chỉ viết về những nhân vật Việt Nam trong quá khứ mà với 254 bài thơ Quốc âm thi tập còn nhắc đến rất nhiều những danh nhân, những bậc tiền bối của lịch sử Trung Hoa. Và điều để nhận thấy là trong tập thơ Nôm này, các nhân vật của lịch sử Trung Hoa đợc Nguyễn Trãi nhắc đến một cách trực tiếp. Thái độ, tình cảm của nhà thơ cũng đợc bộc lộ rõ qua từng câu thơ. Điều đó thể hiện đợc niềm hoài cổ, sự luyến tiếc của chính thi nhân
3.1. Những nhân vật Lịch sử Trung Hoa đợc nguyễn Trãi nói đến
Trong 254 bài thơ của Quốc âm thi tập thì có tới hơn 100 bài tác giả sử dụng chất liệu văn học Trung Hoa với nhiều điển cố, điển tích nói về các nhân vật lịch sử nh : Đào Tiềm, Lý Bạch, Tô Thức, Đổng Trọng Th, Nhan Uyên, Đỗ Phủ, Hứa Do, Văn Chính...