4.1. Kiểm soát lường trước (kiểm soát trước khi thực hiện) :
- Bằng cách tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước.
- Tác dụng của kiểm soát lường trước : giúp cho doanh nghiệp chủ động đối phó với những bất trắc trong tương lai.
- Chủ động tránh sai lầm ngay từ đầu là hình thức kiểm soát ít tốn kém nhất.
4.2. Kiểm soát hiện hành (kiểm soát trong khi thực hiện)
Bằng cách giám sát trực tiếp ngay trong khi thực hiện, nắm bắt kịp thời những lệch lạc, những khó khăn vướng mắc, đưa ra những biện pháp tháo gỡ kịp thời đảm bảo việc thực hiện kế hoạch.
- Đây là loại kiểm soát được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra - Mục đích của loại kiểm soát nầy là nhằm xác định xem kế hoạch có hoàn thành hay không ? Nếu không thì phải tìm hiểu nguyên nhân. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp theo sau. Giúp cho việc hoàn thiện các chức năng quản trị.
- Nhược điểm của loại kiểm soát nầy là độ trễ về thời gian.
Tóm lại, hệ thống kiểm soát vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn; đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp; đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.
PHẦN 4: PHỐI HỢP1. Khái niệm 1. Khái niệm
Theo nghĩa đơn giản “phối hợp” có nghĩa là tổ chức hoạt động cho hai hoặc nhiều cơ quan, tổ chức. Xét từ khía cạnh quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung.
Phối hợp tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, theo dõi, kiểm tra giám sát, lượng giá chính sách, pháp luật ð ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp.
Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Nói khác đi, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong quản lý nhà nước.
ð Như vậy có thể nói rằng “cơ chế phối hợp” chính là các phương thức tổ chức hoạt động giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và mọi công dân để xem xét, đánh giá tình hình xây dựng, triển khai và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Đương nhiên, để hoạt động quản trị nói chung và hoạt động quản trị công tác xã hội nói riêng đạt được hiệu quả, hướng tới mục tiêu chung là góp phần cho chính sách, thể chế được thực thi một cách nghiêm chỉnh thì cần phải có một cơ chế phối hợp đồng bộ, cụ thể giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân.