Sự khởi tạo ra các particle

Một phần của tài liệu Mô phỏng dòng điện trong chất điện phân bằng công nghệ thực tại ảo luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Các particle tạo ra trong Particle System được điều khiển bởi các tiến trình ngẫu nhiên. Một tiến trình xác định số particle được sinh ra và tham gia vào hệ trong một khoảng thời gian. Con số này sẽ ảnh hưởng đến mật độ của đối tượng đang được xây dựng.

Có hai cách đểđiều khiển số lượng particle mới được sinh ra:

1. Xác định số trung bình của số lượng particle được sinh ra trong một khung hình và khoảng biến đổi của nó. Khi đó, số lượng particle thực sự trong một frame f là:

Nf = Meanf + Rand()× Varf (1)

Trong đó Rand() là một thủ tục trả về một giá trị ngẫu nhiên nằm trong khoảng [-1, 1]; Meanf là số lượng trung bình các particle, Varf là khoảng biến đổi của nó.

2. Số lượng particle phụ thuộc vào cỡ mà đối tượng thể hiện trên màn hình. Trong phương pháp này, ta cần xác định các tham số của điểm quan sát so với một khung hình cụ thể của đối tượng, tính toán vùng màn hình mà nó bao phủ và đưa ra số lượng particle mới phù hợp. Phương trình cụ thể như sau:

Nf = (Meansaf + Rand()×Varsaf ) × ScreenArea (2)

Trong đó Meansaf là số lượng trung bình particle trên mỗi đơn vị diện tích màn hình, Varsaf là khoảng biến đổi của nó và ScreenArea là diện tích phần màn hình mà Particle System bao phủ. Phương pháp này cho phép điều khiển mức độ chi tiết của Particle System, và do đó, cả thời gian cho việc render các hình ảnh của Particle System.

Để điều khiển cường độ của Particle System, người thiết kế phải điều khiển số lượng particle trung bình được sinh ra cho mỗi frame. Tiến trình này có thể sử dụng một hàm tuyến tính đơn giản như sau:

Meanf = InitialMean + DeltaMean × (f – f0) (3)

Hay: Meansaf = InitialMeansa + DeltaMeansa× (f – f0) (4)

Trong đó f là frame hiện tại, f0 là frame đầu tiên, InitialMean là số lượng particle trung bình tại frame đầu tiên, và DeltaMean là tốc độ thay đổi. Với phương trình biến đổi tuyến tính thì DeltaMeanDeltaMeansa là hằng số. Tất nhiên, trong trường hợp sự biến đổi về mật độ đối tượng phức tạp hơn thì các phương trình phức tạp hơn (bậc 2, bậc 3, hàm mũ…) sẽđược sử dụng. Ởđây chúng ta chỉđang cố gắng xây dựng mô hình đơn giản nhất của Particle System.

Để điều khiển việc sinh ra các particle của Particle System, ta cần phải xác định rõ f0 và các tham số trong phương trình (3) hay (4).

Một phần của tài liệu Mô phỏng dòng điện trong chất điện phân bằng công nghệ thực tại ảo luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)