8. Những đóng góp của đề tài
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở kết quả thực nghiệm và các đồ thị cho thấy:
+ Điểm trung bình của học sinh các nhóm thực nghiệm luôn cao hơn các nhóm đối chứng (XTN > X ĐC).
+ Tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở nhóm thực nghiệm luôn cao hơn nhóm đối chứng (đồ thị của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng) và tỉ lệ % học
+ Đường luỹ tích của nhóm thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới đường luỹ tích của nhóm đối chứng.
+ Độ lệch chuẩn S và hệ số biến thiên V% của lớp thực nghiệm bé hơn lớp đối chứng. Chứng tỏ rằng chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn ở lớp đối chứng.
⇒ Học sinh nhóm thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn học sinh nhóm đối
chứng.
+ Trong thực nghiệm chúng tôi đã dùng phương pháp kiểm định thống kê cho thấy tTN > tLT ⇒ Chứng tỏ sự khác nhau giữa X1 và X2 do việc tăng cường sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh trong quá trình dạy học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ những nhâ ̣n xét và phân tích số liê ̣u của các bài kiểm tra cho phép khẳng đi ̣nh giả thuyết khoa ho ̣c của luâ ̣n văn là đúng đắn. Các kết quả thu được đã chứng tỏ: sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh sẽ nâng cao được năng lực tư duy, rèn trí nhớ, trí thông minh, rèn luyện khả năng tự học, tư duy linh hoạt, nhạy bén, mềm dẻo cho học sinh.
KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây:
1 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm: lý luận về tư duy, cách phân loại dựa vào mức độ hoạt động tư duy; vai trò của tư duy hóa học; lý luận về kỹ năng, kỹ năng so sánh; vai trò của kỹ năng trong việc rèn trí thông minh, trí nhớ, hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới, ôn tập, tổng kết cũng như trong thực hành.
2 - Đề xuất những biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập. Cùng với sự nỗ lực của bản thân học sinh thông qua hoạt động tìm kiếm câu trả lời và giải bài tập, trong quá trình xây dựng tiến trình luận giải, giúp học sinh phá vỡ chướng ngại nhận thức, rèn luyện thao tác tư duy so sánh và cách thức suy luận lôgic, khả năng thông hiểu kiến thức được nâng cao. Từ đó học sinh rèn năng lực tư duy độc lập, năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo, bằng bài toán tìm nhiều cách giải rồi so sánh tìm cách giải hay nhất, ngắn gọn nhất, nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhanh chóng nhận ra cái chung (khái quát) và cái riêng (nét độc đáo) của bài toán, không rập khuôn máy móc mà phải linh hoạt, luôn thích ứng với những tình huống mới. Nâng cao hứng thú học tập và phong cách làm việc, tạo cơ sở để học sinh có thể tự học được.
3 - Nhấn mạnh tầm quan trọng sự tự lực của người học. Kiến thức chỉ thực sự có ý nghĩa khi nào người sử dụng nó biết khai thác có hiệu quả và phát huy mọi tác dụng của nó trong quá trình dạy học. Chúng tôi đã đề xuất một hệ thống câu hỏi, bài tập, cách sử dụng để rèn luyện kỹ năng so sánh, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, trí nhớ cho học sinh.
4 - Những kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác định tính hiệu quả của phương án thực nghiệm về sử dụng các câu hỏi và bài tập để rèn luyện kỹ năng so sánh, phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh, trí nhớ cho học sinh.
Quá trình thực hiện đề tài cho phép chúng tôi nêu lên một vài kiến nghị:
2. Trong điều kiện hiện nay, cần phải đưa vào áp dụng đại trà các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh để kích thích mọi đối tượng đều phải động não, nâng cao dần khả năng tư duy và hứng thú học tập.
3. Khuyến khích giáo viên tự mình xây dựng hệ thống bài tập có chất lượng tốt, ưu tiên các câu hỏi và bài tập so sánh để kích thích sự phát triển tư duy và óc thông minh, sáng tạo của học sinh.
4. Giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh kỹ năng so sánh thành thạo bằng những hướng dẫn, giải thích cụ thể cho mỗi bước suy luận và mỗi phép toán, cần khuyến khích động viên những học sinh có cách so sánh hay, độc đáo, sáng tạo. Đây là yếu tố nền tảng cho việc hệ thống kiến thức và phát triển năng lực tư duy, trí thông minh, trí nhớ của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái (2001), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học, Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.
3. Phạm Đức Bình, Lê Thị Tâm, 800 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học, Nxb Đại học Sư phạm.
4. Nguyễn Đức Chung (1996), Hóa đại cương, Nxb Trẻ.
5. Hoàng Chúng (2004), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách (2004), Cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học, Nxb Giáo dục.
7. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
8. Nguyễn Điểu (1995), Các bài giảng hóa học vô cơ, Đại học Vinh.
9. Cao Cự Giác (2003), Bài tập lý thuyết và thực nghiệm, tập 1 - Hóa học vô cơ, Nxb Giáo dục.
10. Cao Cự Giác (2001), Tuyển tập các bài giảng hóa học vô cơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Cao Cự Giác, Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Cao Cự Giác (2011), Những viên kim cương trong hóa học. Nxb Đại học Sư phạm.
13. Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trường (2005), “Các xu hướng đổi mới phương
14. pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông hiện nay”. Tạpchí Giáo dục, (128), tr.34-36.
15. PGS. TS. Tô Đăng Hải, Hoàng Nhâm, Tính chất lý hóa học các chất vô cơ, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
17. Cao Thị Thanh Nhàn (2009), Xây dựng bài tập hóa học có thể giải bằng nhiều cách nhẳm phát triển tư duy cho học sinh phổ thông, Trường Đại học Vinh. 18. Lê Văn Năm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong dạy học hóa học,
Trường Đại học Vinh.
19. Lê Văn Năm, Những vấn đề đại cương của lý luận dạy học hóa học, Trường Đại học Vinh.
20. Hoàng Nhâm (2004), Hóa học vô cơ, tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Quang (2005), Lý luận dạy học hóa học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Quang (1996), Lý luận dạy học đại cương, tập 1, Nxb Giáo dục. 23. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Lý luận dạy học đại cương, tập 2, Nxb Giáo
dục.
24. Lê Mậu Quyền (2000), Hóa học vô cơ, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
25. Lê Mậu Quyền (2002), Cơ sở lý thuyết hóa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 26. Đặng Như Tại, Trần Quốc Sơn (1999), Hóa học hữu cơ, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
27. Quan Hán Thành (2000), Phân loại và phương pháp giải toán hóa hữu cơ, Nxb Trẻ.
28. Lâm Ngọc Thiềm (1998), Hóa học đại cương, Nxb Trẻ.
29. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2007), Hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục. 30. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2007), Bài tập hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo
dục.
31. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2008), Sách giáo viên hóa 12 nâng cao, Nxb Giáo dục.
32. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa hóa 12 nâng cao, Nxb Giáo dục. 33. Nguyễn Xuân Trường, Lê Xuân Trọng (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo
viên, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2007), Sách giáo khoa hóa học 12, Nxb Giáo dục.
35. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Phạm Viết Vượng (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Viện Khoa học giáo dục (1996), Bước đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.
PHỤ LỤC
I. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KỸ NĂNG SO SÁNH TRONG DẠY VÀ HỌC HOÁ HỌC
Mẫu 1: Dành cho giáo viên
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính gửi: Các thầy (cô) dạy học môn Hoá học ở trường trung học phổ thông. Nhằm mục đích điều tra thực trạng việc sử dụng kỹ năng so sánh trong dạy và học môn Hoá học ở trường trung học phổ thông trong năm học 2011 - 2012. Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác của quí thầy (cô) bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây:
1. Loại hình trường mà thầy (cô) đang dạy:
Công lập Dân lập Bán công Tư thục
2. Trong quá trình giảng dạy thầy (cô) có sử dụng kỹ năng so sánh không? Không sử dụng
Có nhưng không thường xuyên Thường xuyên sử dụng
3. Theo thầy (cô) việc sử dụng kỹ năng so sánh trong dạy học có đem lại hiệu quả tốt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh không?
Không đem lại hiệu quả Ít hiệu quả
Đem lại hiệu quả tốt
4. Thầy (cô) thường sử dụng kỹ năng so sánh khi giảng dạy loại hình kiến thức nào? Không sử dụng trong bài nào Khi thực hành
Khi dạy bài mới Tất cả các bài Khi ôn tập, tổng kết
5. Thầy (cô) thường sử dụng kỹ năng so sánh khi giảng dạy phần nào trong bài học? Không phần nào cả Phần ứng dụng
Phần cấu tạo chất Phần điều chế Phần tính chất vật lý Phần bài tập
Phần tính chất hóa học Phần điều chế
6. Theo thầy (cô) việc hình thành kỹ năng so sánh cho học sinh có khó không?
Khó Dễ 7. Một số đề xuất, kiến nghị thêm: ... ... ... ..
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm …
Người khai
(Kí và ghi rõ họ tên) Chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt!
Mẫu 2: Dành cho học sinh
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính gửi: Các em học sinh ở trường trung học phổ thông.
Nhằm mục đích điều tra thực trạng việc sử dụng kỹ năng so sánh trong dạy và học môn Hoá học ở trường trung học phổ thông trong năm học 2011 - 2012. Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác của các em bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây:
1. Loại hình trường mà các em đang theo học:
Công lập Dân lập Bán công Tư thục
2. Trong quá trình giảng dạy thầy (cô) các em có sử dụng kỹ năng so sánh không? Không sử dụng
Có nhưng không thường xuyên Thường xuyên sử dụng
3. Theo các em việc sử dụng kỹ năng so sánh trong dạy học có đem lại hiệu quả tốt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh không?
Không đem lại hiệu quả Ít hiệu quả
Đem lại hiệu quả tốt
4. Các em có muốn thầy (cô) sử dụng kỹ năng so sánh để giảng dạy và rèn luyện cho các em kỹ năng này không?
Có Không
5. Thầy (cô) các em thường sử dụng kỹ năng so sánh khi giảng dạy loại hình kiến thức nào?
Không sử dụng trong bài nào Khi thực hành Khi dạy bài mới Tất cả các bài Khi ôn tập, tổng kết
6. Các em muốn được rèn luyện kỹ năng so sánh khi học bài nào? Không bài nào Khi thực hành Khi học bài mới Tất cả các bài
Khi ôn tập, tổng kết
7. Thầy (cô) các em thường sử dụng kỹ năng so sánh khi giảng dạy phần nào trong bài học?
Không phần nào cả Phần ứng dụng Phần cấu tạo chất Phần điều chế Phần tính chất vật lý
Phần tính chất hóa học
Phần bài tập Phần điều chế
8. Các em muốn được rèn luyện kỹ năng so sánh khi học phần nào trong bài học? Không phần nào cả Phần ứng dụng
Phần cấu tạo chất Phần điều chế Phần tính chất vật lý
Phần tính chất hóa học
Phần bài tập Phần điều chế
9. Theo em việc hình thành kỹ năng so sánh cho học sinh có khó không?
Khó Dễ 10. Một số đề xuất, kiến nghị thêm: ... ... ... ..
Thanh Hóa, ngày … tháng … năm …
Người khai
(Kí và ghi rõ họ tên) Chúc các em sức khỏe, học tốt, thành đạt!
Cảm ơn và chào tạm biệt!
II. MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Giáo án 1: Bài 42: Ozon và hiđro peoxit (Hóa học 10 nâng cao)
Bài 42: OZON VÀ HIĐRO PEOXIT I. Mục tiêu
+ Các ứng dụng của ozon trong thực tế.
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro peoxit + Các ứng dụng của hiđro peoxit trong thực tế.
- Học sinh hiểu:
+ Vì sao ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
+ Vì sao hiđro peoxit có tính oxi hoá và tính khử mạnh + Vận dụng giải thích các ứng dụng của ozon, hiđro pexoit
- Kiến thức trọng tâm:
+ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, các ứng dụng của ozon, hiđro peoxit.
2. Về kỹ năng
+ Học sinh viết được phương trình chứng minh tính oxi hoá mạnh của O3, H2O2, tính khử mạnh của H2O2
+ Giải các bài tập có nội dung liên quan.
+ Giáo dục thái độ, ý thức bảo vệ tầng ozon là bảo vệ môi trường từ đó hình thành thói quen sống thân thiện với môi trường.
II. Phương pháp và đồ dùng dạy học
Đàm thoại kết hợp tranh ảnh trực quan sinh động.
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên + Soạn giáo án giảng dạy + Hóa chất: dung dịch H2O2
+ Các tư liệu, hình ảnh mô phỏng tầng ozon, sự phá hủy tầng ozon, một số hình ảnh về thiên tai, lũ lụt, hạn hán, một số bệnh nhân bị ung thư mắt, da do ảnh hưởng tia cực tím.
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn lại bài oxi, chuẩn bị bài trước bài ozon và hiđro pexoit.
IV. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tình hình lớp (2p) 2. Kiểm tra bài cũ (8p)
Thêm 3g MnO2 vào 197g hỗn hợp 2muối KClO3 và KCl. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152g. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài (2p)
- Tiến hành dạy bài mới (30p)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Ozon
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử của ozon - Oxi (O2) và ozon (O3) là hai dạng thù
hình của nguyên tử oxi.
- Ozon được hình thành do sự liên kết của ba nguyên tử oxi. Vận dụng quy tắc bát tử em hãy viết công thức cấu tạo của phân tử ozon.
- Nhận xét bản chất liên kết trong phân tử ozon.
- GV đưa ra công thức chính xác, phân tử dạng góc, nguyên tử O trung tâm tạo 2 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử O thứ 1 và hình thành liên kết phối trí với nguyên tử O thứ 2.
- Yêu cầu học sinh so sánh công thức cấu tạo phân tử của O3 và O2.
- Dựa vào cấu hình electron của oxi học sinh có thể đề nghị công thức cấu tạo của O3.
- Chú ý lắng nghe, theo dõi và nắm được cấu tạo của ozon.
O O
O O hay O O
Phân tử ozon gồm một liên kết cho nhận và hai liên kết cộng hóa trị.
- Công thức cấu tạo của O2: O = O, có liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π - Hình dạng phân tử: O2: dạng thẳng; O3: