Trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật nghệ an (Trang 49 - 111)

Nhìn vào bảng: 4, 5, 6, ta có nhận xét:

- Đội ngũ giảng viên 100% đạt chuẩn, trên chuẩn, có 46% giảng viên tiến sĩ, thạc sĩ, nên rất có điều kiện cho phát triển nâng cấp trường thành trường đại học trong tương lai.

- Số lượng giảng viên thiếu đòi hỏi phải có phương án tuyển dụng, bổ sung đội ngũ giảng viên để phù hợp cơ cấu không làm ảnh hưởng đến kết quả đào tạo và các hoạt động của đội ngũ giảng viên.

- Giảng viên được bố trí giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo, 100% có nghiệp vụ sư phạm theo quy định.

- Tuổi đời phần lớn giảng viên bình quân từ 30 - 35 tuổi nên có rất nhiều thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, năng động trong các lĩnh vực, đặc biệt tiếp thu các ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và NCKH.

- Cơ cấu giới tính (nam 35%, nữ 65%) phù hợp với nghề dạy học, thuận lợi trong các hoạt động sư phạm của nhà trường.

- Chưa có giảng viên có trình độ cao, Phó giáo sư, Giáo sư, giảng viên đầu ngành.

- Giảng viên cơ hữu thiếu nên ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ đào tạo của nhà trường, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên hàng năm.

- Đại đa số giảng viên trong độ tuổi lập gia đình, nuôi con nhỏ.

Như vậy: Điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An có nhiều thuận lợi. Đa số giảng viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực vi tính, ngoại ngữ... để tiếp tục được đào tạo bồi dưỡng lên cao hơn.

Bảng 4: Trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên

TT Năm học Tổng số

Trình độ chuyên môn Chất lượng GV TS Th.Sĩ ĐH CĐ Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn 1 2007-2008 96 2 30 63 1 95 1

2 2008-2009 110 2 43 65 0 110 0 3 2009-2010 121 2 52 67 0 121 0

Bảng 5: Cơ cấu đội ngũ giảng viên

Biên chế hiện có Phân theo độ tuổi

Tổng số giảng viên 121 Tổng số <= 35 36-45 46-55 56-60 Biên chế - Nam 39 15 11 7 6

- Nữ 72 36 22 14

Hợp đồng - Nam 3 3

- Nữ 7 7

Trình độ đào tạo - Trên chuẩn 54 24 16 12 2 - Đạt chuẩn 57 27 17 9 4 - Chưa đạt chuẩn

Nghiệp vụ sư phạm - Tốt 80 38 27 12 3

- Khá 41 13 6 9 3

- Đạt yêu cầu - Chưa đạt yêu cầu

Chuyên môn - Đúng môn đang dạy 121 - Không đúng môn đang

dạy

Sức khoẻ - Đủ sức khoẻ 121 - Yếu sức khoẻ

Đạo đức - Từ đạt yêu cầu trở lên 121 - Không đạt yêu cầu

TT Năm học Tổng số HS Giảng viên BC Định mức quy định (SV/GV quy đổi) Thừa(+); Thiếu (-) Giảng viên(người) 1 2007-2008 2770 90 26 SV/GV - 16 2 2008-2009 3073 102 27 SV/GV - 12 3 2009-2010 3793 111 28 SV/GV - 24

2.4.2. Thực trạng phẩm chất, đạo đức chính trị của đội ngũ giảng viên

Nhìn vào bảng 7 ta có nhận xét sau:

Đại đa số giảng viên chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có trình độ chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp giáo dục của Đảng. Đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ 94,78%, mức độ khá 5,22%.

Đa số giảng viên đều yêu nghề, yêu sự nghiệp dạy học của mình, thương yêu học sinh. Số giáo viên này chiếm tỷ lệ tốt 96,88%, mức độ khá 3,12%

Tuyệt đại bộ phận giảng viên đều thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, từ nhiệm vụ giảng dạy đến viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo v.v. đều hoàn thành tốt. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ tốt 80,50%, mức độ khá 15,76%, mức độ trung bình 3,34.

Xây dựng tập thể nhà trường, tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết thống nhất, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo trong mọi hoạt động. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 82,15%, mức độ khá 17,85%.

Đa số giảng viên đều có ý thức cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh, đưa chất lượng giảng dạy của giảng viên ngày càng tốt hơn. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ tốt 58,18%, mức độ khá 30,22%, mức độ trung bình 11,60%.

Giảng viên tìm tòi học hỏi, vận dụng các phương pháp mới vào giảng dạy và giáo dục học sinh, đưa khoa học công nghề vào trong dạy học. Số

giảng viên này chiếm tỷ lệ tốt 58,18%, mức độ khá 30,22%, mức độ trung bình 11,60%.

Đa số giảng viên đều có ý thức sống làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật. Số này chiếm tỷ lệ tốt 85,38%, mức độ khá 14,72%.

Đa số giảng viên đều có ý thức sống trong sạch tự tin, dám nghĩ, dám làm. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ tốt 85,38%, mức độ khá 14,72%.

Bảng 7: Đạo đức, tư tưởng chính trị của giảng viên

TT Nội dung đánh giá Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu 1 Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà

nước

94,78 5,22

2 Có trình độ tư tưởng chính trị vững vàng 95,32 4,68 3 Yêu nghề, thương yêu học sinh 96,88 3,12

4 Thực hiện các nhiệm vụ được giao 80,50 15,76 3,44 5 Tham gia xây dựng tập thể nhà trường, tập thể sư

phạm

82,15 17,85

6 Cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh

58,18 30,22 11,6 0 7 Tìm tòi học hỏi vận dụng phương pháp mới vào

giảng dạy và GDHS

65,22 23,18 11,6

8 Sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật 85,38 14,72 9 Đạo đức trong sáng tự tin giám nghĩ giám làm 60,18 39,82

2.4.3. Thực trạng năng lực nghiệp vụ, quản lý của đội ngũ giảng viên

Nhìn vào bảng 8 ta có nhận xét sau:

- Giảng viên không những hiểu biết về các ý tưởng chủ chốt, mà còn phải biết cấu trúc các ý tưởng đó và biết chúng liên hệ với nhau ra sao, những

ý tưởng đó liên quan đến các lĩnh vực khác nhau và đời sống hàng ngày như thế nào. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 91,15 %, khá 8,85%.

- Đại đa số giảng viên biết truyền thụ các ý tưởng cho học sinh và có khả năng nhận biết sự thấu hiểu của học sinh về các ý tưởng đó, tuỳ theo kinh nghiệm và nhận thức của học sinh. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 70,20%, khá 29,80%.

- Đa số giảng viên biết hình thành các kinh nghiệm học tập có kết quả thông qua hiểu rõ tư duy, hành vi, hứng thú, tri thức hiện có của học sinh, cũng như hiểu rõ những phiền toái mà các em có thể trải nghiệm trong những lĩnh

vực và bối cảnh khác nhau. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 56,38%, khá 33,3%, trung bình 7,88%.

- Số giảng viên có khả năng giao tiếp tin cậy với học sinh của mình khi hiểu rõ sự khác biệt có thể nảy sinh từ các nhân tố văn hoá, ngôn ngữ, gia đình, cộng đồng, giới tính, các nhân tố khác có thể nảy sinh, cũng như phân biệt sự khác biệt có thể nảy sinh từ sự phát triễn trí tuệ... Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 59,32, khá 29,45%, trung bình 11,23%.

- Số giảng viên có khả năng đề ra nhiệm vụ cung cấp thông tin phản hồi để khuyến khích, cổ vũ những nổ lực vượt bậc của học sinh mà không tạo nên áp lực đối với sự tiếp thu, hoặc làm nản lòng học sinh khiến cho các em từ bỏ mọi cố gắng. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 70,5 %, mức độ khá 29,5%.

- Số giảng viên hiểu rõ có nhiều mục đích khác nhau của sự học, như học để nhận thức, học để thưởng thức hoặc học để ứng dụng. Giảng viên có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ việc học tập bằng các chiến lược dạy học khác nhau, sử dụng những phán đoán về loại hình học tập nào là cần thiết nhất trong các bối cảnh khác nhau. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 80,56%, khá 19,44%.

- Đa số giảng viên đều chú ý đến các mục tiêu đa dạng và sử dụng nhiều phương tiện dạy học khác nhau để trợ giúp các phương pháp học tập của học sinh. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 74,14%, khá 28,86%.

- Phần lớn giảng viên nắm vững việc hình thành và sử dụng công cụ đánh giá mặt mạnh mặt yếu của học sinh. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 78,22%, khá 21,78%.

- Giảng viên không những biết sử dụng các công nghệ, mà còn phải có năng lực giúp học sinh cách tìm ra và sử dụng các công nghệ đó ở nhiều nguồn khác nhau trong sách, trong thực tế... Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 74,58%, khá 24,18 %.

- Đa số giảng viên biết sử dụng sự tương tác, giao tiếp của học sinh với nhau để nâng cao kết quả việc dạy và học, cũng như cải thiện sự hợp tác với các giảng viên khác. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 80,32%, khá 19,68%.

- Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học và cải tiến, nâng cao hiệu quả là việc làm thường xuyên của cá nhân. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 69,40%, khá 30,6%.

- Đa số giảng viên nắm được các chủ trương lớn của Đảng về kinh tế - chính tri - xã hội (mức độ tốt chiếm tỷ lệ 91,15,%), có hiểu biết giáo dục môi trường, dân số, trật tự an toàn XH (mức độ tốt chiếm tỷ lệ 77,2%), hiểu biết tình hình KT- XH địa phương (mức độ tốt chiếm tỷ lệ 66,10%).

- Đại bộ phận giảng viên đều có ý thức trong nghiên cứu khoa học, SKKN xem đó là một nội dung có tầm quan trọng sống còn về chất lượng giảng viên, đồng thời mang tính chiến lược lâu dài. Số giảng viên này chiếm tỷ lệ mức độ tốt 84,26%, khá 15,74%.

Bảng 8: Năng lực nghiệp vụ của giảng viên

TT Nội dung đánh giá Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu 1 Sự hiểu biết về nội dung các học phần 91,15 8,85

2 Tri thức sư phạm 70,20 29,80

3 Tri thức về sự phát triển 56,38 33,30 7,88 4 Hiểu biết về sự khác biệt 59,32 29,45 11,23 5 Hiểu biết về động cơ 70,50 29,50

6 Có tri thức về học tập 80,56 19,44 7 Làm chủ được các phương tiện, thiết bị dạy học 74,14 25,86 8 Hiểu biết về việc đánh giá học sinh 78,22 21,78 9 Hiểu biết về thông tin chương trình và công nghệ 74,58 24,18 10 Am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác 80,32 19,68 11 Khả năng phân tích và phản ánh trong thực tiển

dạy học

69,40 30,60

12 Phải nắm được các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về KT - XH - VH - GD

91,15 9,85

13 Có hiểu biết về giáo dục môi trường, dân số, pháp luật, trật tự an toàn XH

77,20 22,80

14 Hiểu biết tình hình địa phương 66,10 19,90 13,76 15 Biết hoạt động NC - KH 84,26 15,74

2.4.4. Thực trạng kỹ năng sư phạm của đội ngũ giảng viên

Kết quả bảng 9 cho thấy:

- Đa số giảng viên đã có kỹ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh. Số giảng viên có kỹ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy giáo dục học sinh ở mức độ trung bình thấp chỉ chiếm tỷ lệ 4,84%, mức độ yếu không có.

- Số giảng viên biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục học sinh ở mức độ tốt là79,8%, mức độ khá là 20,2%, còn mức độ trung bình và yếu không có.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp cho học sinh, đa số giảng viên biết tổ chức thực hiện. Mức độ tốt là 65,52 %, mức độ khá16,18, mức độ trung bình 18,30%.

- Số giảng viên biết tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình học tập giáo dục ở mức độ tốt là 92,22 %, mức độ khá là 7,88 %.

- Đa số giảng viên biết đề xuất và kiến nghị những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của bản thân, đồng nghiệp ở mức độ tốt là 51,4 %, mức độ khá là 32,76%, mức độ trung bình là 15,84%.

- Số giảng viên biết phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội học sinh, sinh viên... ở mức độ tốt là76,56%, mức độ khá là 13,58%, mức độ trung bình là 9,86%.

Qua tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên trên cả ba phương diện phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, năng lực chuyên môn, kiến thức sư phạm, chúng tôi rút ra được các kết luận sau đây:

- Thứ nhất: Đa số giảng viên trường CĐKT - KT Nghệ An có phẩm chất đạo đức, tư cách, quan điểm chính trị tốt, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tâm huyết với nghề dạy học, có tình yêu thương và chăm lo đến học sinh, sinh viên; tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường của các đoàn thể, của xã hội... Tuy vậy số giáo viên ý thức cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của học sinh, sinh viên; nghiên cứu, học hỏi, áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tỷ lệ trung bình còn cao.

- Thứ hai: Phần lớn giảng viên truờng CĐKT - KT Nghệ An nắm được các chủ trương lớn về tình hình kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội của Đảng và

nhà nước; hiểu biết về nội dung các học phần; hiểu biết về động cơ; có ý thức về tự học; hiểu biết về đánh giá học sinh, sinh viên; biết viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học... Nhưng trong tri thức về sự phát triển; hiểu biết về sự khác biệt; hiểu biết về tình hình địa phương... tỷ lệ giảng viên nắm ở mức độ trung bình vẫn còn.

- Thứ ba: Số đông giảng viên biết tổ chức kiểm tra đánh gía kết quả học tập, giáo dục học sinh, sinh viên; có kỹ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh; lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục; biết phối hợp với các tổ chức đoàn thể. Còn các kỹ năng đề xuất nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy; hướng dẫn thực hành trên thiết bị; tổ chức hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ, xemina... nhìn chung còn hạn chế.

Bảng 9: Kỹ năng sư phạm

TT Nội dung đánh giá Mức độ %

Tốt Khá TB Yếu 1 Xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh 80,60 14,56 4,84

2 Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức DH - GDHS

79,80 20,20 3 Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên

lớp, các buổi xemina cho học sinh

65,52 16,18 18,30 4 Tổ chức hướng dẩn thực tập tốt nghiệp có sử

dụng thiét bị máy tính cho học sinh

88,80 11,20 5 Tổ chức các buổi học thực hành có sử dụng

phương tiện cho học sinh

57,38 25,32 17,30 6 Tổ chức quá trình kiểm tra đánh giá học sinh 92,22 7,78

7 Đề xuất và nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong thực tiển giảng dạy, giáo dục của cá nhân giáo viên và đồng nghiệp

32,76 32,76 15,84

8 Phối hợp các bộ phận trong trường, các đoàn thể, các tổ chức quần chúng trong công tác giáo dục học sinh

76,56 13,58 9,86

2.4.5. Thực trạng giảng viên dạy giỏi các cấp và các SKKN, đề tài khoa học

Kết quả bảng 10, bảng 11 cho thấy:

- Trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An chất lượng tương đối tốt.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật nghệ an (Trang 49 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w