e) Chiến lược điều phối với nhiều mức độ ưu tiên
3.4.1 Hệ đơn chương
Trong phương pháp này bộ nhớ được chia sẻ cho hệ điều hành và một tiến trình duy nhất của người sử dụng. Tại một thời điểm, một phần của bộ nhớ sẽ do hệ điều
hành chiếm giữ, phần còn lại thuộc về tiến trình người dùng duy nhất trong hệ thống. Tiến trình này được toàn quyền sử dụng bộ nhớ dành cho nó.
Hình 3.2 Tổ chức bộ nhớ trong hệ thống đơn chương
Để bảo vệ hệ điều hành khỏi sự xâm phạm tác động của chương trình người dung, sử dụng một thanh ghi giới hạn lưu địa chỉ cao nhất của vùng nhớ được cấp cho hệ điều hành. Tất cả các địa chỉ được tiến trình người dung truy xuất sẽ được so sánh với nội dung thanh ghi giới hạn, nếu địa chỉ này lớn hơn giới hạn cho phép thì là hợp lệ, ngược lại một ngắt sẽ được phát sinh để báo cho hệ thống về một truy xuất bất hợp lệ.
Khi bộ nhớ được tổ chức theo cách thức này, chỉ có thể xử lý một tiến trình tại một thời điểm. Quan sát hoạt động của các tiến trình, có thể nhận thấy rất nhiều tiến trình trải qua phần lớn thời gian để chờ các thao tác nhập/xuất hoàn thành. Trong suốt thời gian này, CPU ở trạng thái rỗi. Trong trường hợp như thế, hệ thống đơn chương không cho phép sử dụng hiệu quả CPU. Ngoài ra, sự đơn chương không cho phép nhiều người sử dụng làm việc đồng thời theo cơ chế tương tác. Để nâng cao hiệu suất sử dụng CPU, cần cho phép chế độ đa chương mà trong đó các tiến trình chia sẻ CPU với nhau để hoạt động đồng hành.