Lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới.

Một phần của tài liệu ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC - LÊNIN (Trang 57 - 58)

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠO ĐỨC MỚI.

2.Lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới.

Lao động “là lực lượng bản chất của con người” quá trình con người tác động vào giới tự nhiên để cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình phù hợp với nhu cầu lợi ích bản thân mình vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Có nhiều chuẩn mực về phẩm giá của con người như: lương tâm, động cơ, hành vi,…thái độ đối với lao động. Nhưng thái độ đối với lao động là thước đo quan trọng nhất, bởi vì căn cứ vào đó mà ta đánh giá lao động nghiêm túc, trung thực có trách nhiệm,

hay dối trá, qua quít, tiết kiệm hay hoang phí. Thái độ lao động đúng đắn, biểu hiện cụ thể ở những nội dung sau:

- Lao động cần cù, khoa học sáng tạo, lao động năng suất, chất lượng hiệu quả. - Chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.

- Coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay.

- Yêu quý lao động của mình, lao động của người khác.

Xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu đời sống của con người. Đòi hỏi đó hoàn toàn phụ thuộc vào lao động nhiệt tình sáng tạo với năng suất chất lượng cao của người lao động. Theo Lênin chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ bắt đầu từ chỗ nào mà những công nhân bình thường biết quan tâm với một tinh thần hy sinh và không quản nặng nhọc đến việc nâng cao năng suất lao động. Đây là vấn đề mà Lênin cho là quan trọng nhất, căn bản nhất cho thắng lợi của chế độ mới so với nhiệm vụ chiến đấu để đánh đổ chế độ. Thái độ lao động tự giác, có kỷ luật, lao động sáng tạo thể hiện bản chất con người lao động cho xã hội, cho mình mà mình làm chủ. Đạo đức của con người trước hết được thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả lao động đóng góp của họ đối với xã hội. Đạo đức mới hoàn toàn xa lạ với kiểu lao động hình thức, tắc trách, kém hiệu quả và vụ lợi. Chủ nghĩa hình thức, cảm tính chủ quan trong việc đánh giá đạo đức nhân cách của con người cần phải được phê phán và khắc phục.

Một phần của tài liệu ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC - LÊNIN (Trang 57 - 58)