Lọc lấy các đoạn thẳng thuần túy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng thuật toán phát hiện bảng trong ảnh tài liệu luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 36)

Các đoạn thẳng ngắn hoặc dài thuần túy được xem như các đối tượng được tạo thành từ những điểm ảnh đen liên tục và chúng được phân bổ chỉ theo một hướng nhất định nào đó. Ứng dụng đặc điểm d) trong phần 2.3 của bài luận này, thuật toán sẽ lần lượt duyệt theo hướng trên xuống theo chiều ngang và đi qua từng hàng của trang ảnh tài liệu để tìm các đoạn thẳng nằm ngang. Một đoạn thẳng sẽ được ghi nhận là một đối tượng ảnh khi mà độ dài của nó lớn hơn một giá trị TS1

cho trước (TS1 là tham số thứ nhất trong thuật toán). Tiếp tục thực hiện duyệt tương tự nhưng theo chiều dọc từ trái qua phải để tìm tiếp các đoạn thẳng nằm dọc. Các trường hợp đoạn thẳng có góc nghiêng nhận một trong những giá trị ±22.5o, ±45o, ±67.5o cũng được ghi nhận. Tất cả các đoạn thẳng thuần túy này đươc xem là đối tượng hình ảnh và được lưu trữ vào lớp hình ảnh. Nhưng điều này sẽ xảy ra một số lỗi nhận dạng sai trong trường hợp vùng bao quanh đối tượng có kích thước nhỏ gần bằng một điểm ảnh thì máy tính cho rằng đó là một đoạn thẳng thuần túy nằm ngang hoặc nằm dọc với độ lớn là 1 điểm ảnh. Theo đó các điểm nhiễu muối (salt noise point), những dấu chấm câu, dấu chấm thang, dấu gạch nối, dấu giá trị tuyệt đối và một số ký hiệu tương tự cũng sẽ được liệt kê vào lớp đối tượng ảnh. Nếu một

đoạn thẳng trong ảnh tài liệu không có hướng nằm ngang hoặc nằm dọc nghĩa là góc nghiêng của nó so với một trong hai trục tung hoặc trục hoành là khác 0, giả sử góc nghiêng này có giá trị α so với trục hoành, thì ta phải thực hiện kéo giãn tương đương với một phép quay ảnh một góc α. Thật vây, với một điểm ảnh có tọa độ (x,y), ta tính giá trị K = y*tg(α), lúc này điểm ảnh có tọa độ (x,y) sẽ được di chuyển đến tọa độ mới là (x+K,y). Hình 16 mô tả điển hình cho phép kéo giãn này, trong đó hình 16b là kết quả của phép kéo giãn hình 16a một góc α = 22.5o, hình 16c với góc quay α = 45o và hình 16d với góc quay α = 67.5o. Trường hợp các góc có dấu ngược lại với các giá trị α này cũng sẽ được thực hiện quay tương tự. Dẫn chứng một kết quả là đoạn thẳng với góc nghiêng 22.5o trên hình 2.5a đã được chuyển thành đoạn thẳng nằm ngang trên hình 2.5b. Sau khi thực hiện phép quay, ta lặp lại bước quét ngang để xác định và ghi nhận các đoạn thẳng nằm ngang tạm thời trong ảnh đã được kéo giãn. Sau khi kéo giãn thì độ dài của đoạn thẳng đã bị thay đổi, vì vậy để xác định xem đoạn thẳng bị kéo giãn này có phải là một đối tượng ảnh hay không ta dựa vào tham số TS1*cos(α), (đây là tham số thứ hai tham gia vào thuật toán) (Ngô Quốc Tạo – 2007). Để trả lại nguyên trạng ban đầu của ảnh ta chỉ cần thực hiện kéo giãn ngược lại một góc bằng giá trị α, ta nhờ vào đặc điểm và phương pháp này để phát hiện được đoạn thẳng tuyến tính phù hợp mà vẫn không làm mất mác thông tin của ảnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng thuật toán phát hiện bảng trong ảnh tài liệu luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 36)