Phân bố theo địa hình

Một phần của tài liệu Đa dang sinh học cá lưu vực sông bến hải quảng trị (Trang 87 - 89)

III. BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFORMES\

107. Cá Bơn lưỡi trâu Paraplagusia bilineata (Bloch, 1787)

3.3.2. Phân bố theo địa hình

Lưu vực sông Bến Hải có ba dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và ven biển.

Địa hình miền núi của lưu vực sông Bến Hải kể từ đầu nguồn trở xuống, có hai nhánh: nhánh phía bắc xuống tới đập thủy lợi Sa Lung, nhánh phía nam xuống tới cầu Tiên An, nối qua hai xã Trung Sơn và Vĩnh Sơn. Đặc điểm của địa hình này có khe, suối và sông, hẹp và nông, độ dốc lớn, có nhiều tảng đá.

Địa hình đồng bằng của lưu vực sông Bến Hải phân bố ở các xã Trung Sơn, Trung Hải, Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, thị trấn Hồ Xá,... tính từ đập thủy lợi Sa Lung, cầu Tiên An xuống tới xã Vĩnh Giang, Trung Hải. Ở dạng địa hình này lòng sông mở rộng, độ dốc dòng sông giảm mạnh, tốc độ dòng nước chậm dần.

Địa hình ven biển phân bố ở các xã Trung Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái. Đặc điểm của dạng địa hình này là nước chảy chậm, có sự lên xuống của thủy triều nên vùng cửa sông có sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt.

Sự phân bố của các loài cá ở lưu vực sông Bến Hải theo địa hình, địa lí được thống kế ở phụ lục 3 và thể hiện ở hình 3.3.

Trong tổng số 107 loài cá có ở lưu vực sông Bến Hải chúng phân bố theo địa hình sau:

Có 4 loài phân bố cả ở miền núi, đồng bằng và ven biển; 17 loài phân bố cả ở miền núi và đồng bằng; 13 loài phân bố ở cả đồng bằng và ven biển

Số lượng loài gặp ở từng dạng địa hình là: địa hình miền núi 49 loài; đồng bằng 37 loài, địa hình ven biển gặp 54 loài (phụ lục 3).

Đặc trưng cho miền núi chủ yếu nhiều là họ cá Chép, đồng bằng ở đây nhỏ hẹp nên số lượng loài hạn chế, còn cửa sông có số lượng loài nhiều nhất đây là nơi giao thoa của cá nước mặn và cá nước ngọt, nổi bật và chiếm ưu thế là bộ cá Vược có nguồn gốc nước mặn.

Một phần của tài liệu Đa dang sinh học cá lưu vực sông bến hải quảng trị (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w