Hình 3.7 Mức độ phát triển của cơ quan sinh dục cái ở 30 ngày tuổi.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít xanh nezara viridula (LINN ) trong điều kiện thực nghiệm luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 51 - 54)

Nhận xét chung:

Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng tới mức độ phát triển của cơ quan sinh dục cái. Thời gian dài hay ngắn đều làm cho BXX ngừng dục, với thời gian chiếu sánh 8 giờ và 16 giờ trưởng thành 10, 20 và 30 ngày tuổi đều giống nhau hầu hết các cơ quan sinh dục chưa trưởng thành. Ở các điều kiện chiếu sáng 12 giờ và 14 giờ khi thời gian phát dục tăng thì cơ quan sinh dục cái của BXX cũng phát triển từ giai đoạn chưa chín cho đến giai đoạn chín. Trong đó điều kiện thuận lợi nhất là ở thời

gian chiếu sáng 12 và 14 giờ có số lượng con cái ở giai đoạn sắp chín và giai đoạn chín nhiều hơn, như vậy ở 2 điều kiện nàu cơ quan sinh dục phát triển tốt tạo điều kiện cho BXX tăng số lượng gây hại.

3.3.5.2. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng tới giai đoạn phát triển của cơ quan sinh dục đực quan sinh dục đực

Nuôi bọ xít xanh có kiểu hình G Nezara viridula (f. torquata Fabr) ở các công thức thí nghiệm thời gian chiếu sáng khác nhau thu được F1. Sau khi trưởng thành tiến hành mổ bọ xít quan sát sự phát triển của tuyến sinh dục. Mổ bọ xít khi trưởng thành 10 ngày tuổi, 20 ngày tuổi và 30 ngày tuổi để quan sát cơ quan sinh dục cái. Khi bọ xít trưởng thành tiến hành mổ, con đực trưởng thành bị giết bằng cách làm lạnh, sau đó mổ xẻ và quan sát các giai đoạn phát triển của cơ quan sinh sản đã được xếp hạng theo một trong 3 giai đoạn cho giới đực:

Giai đoạn A: Tinh hoàn chưa chín. Giai đoạn B: Tinh hoàn sắp chín. Giai đoạn C: Tinh hoàn chín.

Sau khi BXX trưởng thành 10 ngày tuổi mổ quan sát thấy cơ quan sinh dục đực ở các điều kiện thí nghiệm đều giống nhau 100% cơ quan sinh dục đực phát triển ở giai đoạn A (giai đoạn tinh hoàn chưa chín).

Sau khi trưởng thành 20 ngày tuổi và 30 ngày tuổi mổ quan sát thì cơ quan sinh dục đã có sự phân hóa các giai đoạn phát triển, kết quả thu được bảng 3.11.

Bảng 3.11. Mức độ phát triển của cơ quan sinh dục đực trưởng thành sau 10, 20 và 30 ngày tuổi.

Thời gian

chiếu sáng 10 ngày 20 ngàyGiai đoạn A 30 ngày 10 ngày 20 ngàyGiai đoạn B 30 ngày 10 ngày Giai đoạn C

8HL:16HD 100a±0,00 100a±0,00 100a±0,00 0,00a±0,00 0b±0,00 0c±0,00 0,00a±0,00 0a±0,00 0c±0,00 10HL:14HD 100a±0,00 85a±13,13 11,1b±1,92 0,00a±0,00 15b±13,22 50a±16,7 0,00a±0,00 0a±0,00 38,9b±9,61 12HL:12HD 100a±0,00 25b±5,00 0b±0,00 0,00a±0,00 75a±5,00 21,67b±2,88 0,00a±0,00 0a±0,00 78,33a±2,88 14HL:10HD 100a±0,00 34,43b±15,87 0b±0,00 0,00a±0,00 54,44±15,01 35ab±21,79 0,00a±0,00 11,13a±0,00 65a±21,99 16HL:8HD 100a±0,00 100a±0,00 100a±0,00 0,00a±0,00 0b±0,00 0c±0,00 0,00a±0,00 0a±0,00 0c±0,00 LSD0,05 0,00 17,97 16,19 0,00 24,21 21,22 0,00 16,24 19,67

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa giữa các giai

Trưởng thành sau 20 ngày tuổi ở các công thức thí nghiệm thời gian chiếu sáng mổ quan sát thấy mức độ phát triển cơ quan sinh sản của con cái tập trung ở 2 giai đoạn:

- Giai đoạn A: Tinh hoàn chưa chín. - Giai đoạn B: Tinh hoàn sắp chín. * Ở công thức thí nghiệm 8HL : 16HD. - Giai đoạn A trung bình 100,00 ± 0,00%. - Giai đoạn B trung bình 0,00 ± 0,00%. - Giai đoạn C trung bình 0,00 ± 0,00%. * Ở công thức thí nghiệm 10HL : 14HD. - Giai đoạn A trung bình 85,00 ± 13,13%. - Giai đoạn B trung bình 15,00 ± 13,22%. - Giai đoạn C trung bình 0,00 ± 0,00%. * Ở công thức thí nghiệm 12HL : 12HD. - Giai đoạn A trung bình 25,00 ± 5,00%. - Giai đoạn B trung bình 75,00 ± 0,00%. - Giai đoạn C trung bình 0,00 ± 0,00%. * Ở công thức thí nghiệm 14HL : 10HD. - Giai đoạn A trung bình 34,43 ± 15,87%. - Giai đoạn B trung bình 54,44 ± 15,01%. - Giai đoạn C trung bình 11,13 ± 0,00%. * Ở công thức thí nghiệm 16HL : 8HD. - Giai đoạn A trung bình 100,00 ± 0,00%. - Giai đoạn B trung bình 0,00 ± 0,00%. - Giai đoạn C trung bình 0,00 ± 0,00%.

Từ kết quả bảng 3.9 phân tích thống kê sinh học cho thấy:

* Tỷ lệ bọ xít trưởng thành đực sau 20 ngày tuổi cơ quan sinh dục đực phát triển ở giai đoạn A biến động từ 25% đến 100%, trong đó cao nhất là ở 2 điều kiện thí nghiệm 8 giờ và 16 giờ 100% con đực có cơ quan sinh dục chưa trưởng thành, tiếp đến ở thời gian chiếu sáng ở giai đoạn A điều kiện 10 giờ 85 % con đực có cơ quan sinh dục chưa trưởng thành, số lượng con đực có cơ quan sinh dục chưa trưởng

thành thấp nhất ở thời gian chiếu sáng 12 giờ 25%. Phân tích cho thấy ở điều kiện chiếu sáng 12 giờ và 14 giờ giống nhau và sai khác có ý nghĩa thống kê với các điều kiện còn lại.

Tỷ lệ bọ xít trưởng thành đực sau 20 ngày tuổi cơ quan sinh dục đực giai đoạn B ở điều kiện 12HL : 12HD và 14HL : 10HD sai khác có ý nghĩa thống kê với các điều kiện thí nghiệm còn lại. Sự sai khác này lần lượt là ở thời gian chiếu sáng 12 giờ chiếm 75%, 14 giờ chiếm 50,87%, sai khác với 8 giờ và 16 giờ chiếm 100%, 10 giờ chiếm 15%.

Tỷ lệ bọ xít trưởng thành đực sau 20 ngày tuổi cơ quan sinh dục đực giai đoạn C ở các điều kiện thí nghiệm tương tự nhau. Cơ quan sinh dục đực ở thời gian chiếu sáng 14 giờ có 11,13% đã trưởng thành còn lại các điều kiện chiếu sáng chưa có trưởng thành nào có cơ quan sinh dục trưởng thành.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít xanh nezara viridula (LINN ) trong điều kiện thực nghiệm luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 51 - 54)