Giao tiếp giữa thiết bị đọc thẻ và thẻ

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công thiết bị nhận dạng dùng sóng RF báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 38)

Tùy thuộc vào kiểu thẻ sử dụng, giao tiếp truyền thông tin giữa một reader và một thẻ có thể là một trong các cách dưới đây:

• Kiểu điều chế backscatter

• Kiểu transmitter

• Kiểu transponder

Trước khi đi vào từng kiểu giao tiếp truyền thông đó , ta sẽ tìm hiểu qua về hai khái

niệm là “trường gần” và “trường xa” .

Khu vực nằm giữa một anten của reader và một bước sóng đầy đủ của sóng RF

được phát ra từ anten được gọi là trường gần. Còn khu vực nằm ở phía ngoài bước

sóng đầy đủ đó thì được gọi là trường xa. Các hệ thống RFID thụ động hoạt động

tại các tần số LF và HF thì sử dụng liên lạc trường gần, còn tại các tần số UHF thì sử dụng liên lạc trường xa. Cường độ của tín hiệu trong liên lạc trường gần bị giảm đi một lượng bằng lũy thừa bậc ba của khoảng cách tới anten của reader. Còn trong trường xa, nó giảm đi một lượng bằng bình phương của khoảng cách tới anten của reader. Từ đó dẫn đến một hệ quả là, liên lạc trường xa sẽ phù hợp hơn với phạm vi

đọc lớn hơn so với liên lạc trường gần. Dưới đây là các hình ảnh minh họa trường

Hình 4.5 Trường gần và trường xa

Tiếp theo ta sẽ đi so sánh sự giống nhau cũng như khác nhau giữa hai thao tác “đọc thẻ” và “ghi thẻ” với các thẻ có khả năng ghi được nên nó, ví dụ thẻ EM4150

của h.ng EM microelectronic. Thao tác “ghi thẻ” sẽ mất nhiều thời gian hơn thao tác

đọc thẻ” dưới cùng một điều kiện bởi vì một thao tác ghi bao gồm nhiều bước, cụ

thể là bao gồm, bước kiểm tra khởi tạo, bước xóa đi bất cứ dữ liệu gì đang tồn tại trên thẻ, bước ghi dữ liệu mới lên thẻ, và bước kiểm tra cuối cùng. Ngoài ra, dữ liệu được ghi lên thẻ thành các khối theo nhiều bước.Và kết quả là, với thao tác ghi lên một thẻ độc lập có thể mất tới hàng trăm mili giây để hoàn thành và thời gian đó sẽ tăng lên khi kích thước dữ liệu tăng lên. Trái ngược lại với điều đó, thì nhiều thẻ có

thể được đọc trong cùng khoảng thời gian bởi cùng một reader. Bởi vậy, thao tác

ghi thẻ là một quá trình nhạy cảm và cần phải xác định thẻ đích, cụ thể là thẻ mà ta sẽ thực hiện thao tác ghi lên. Nên, trong suốt thao tác ghi thẻ, bất cứ thẻ nào khác không phải là thẻ đích thì ta không nên để trong phạm vi ghi của reader.

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công thiết bị nhận dạng dùng sóng RF báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 37 - 38)