Meyerhof 1974 và Hanna 1978 đã nghiên cứu trường hợp này và đưa ra công thức tính tải trọng giới hạn của nền hai lớp sét:
Pgh Pgh1 (Pgh2 Pgh1) 1 H
B
(1-64)
Trong đó Pgh1 là tải trọng giới hạn của nền một lớp, chỉ gồm đất sét lớp trên, tính theo công thức: Pgh1 1 0.2 B c Nu1 c 1Dm1 L (1-65)
Pgh2 là tải trọng giới hạn của nền một lớp, bao gồm đất sét lớp dưới, tính theo công thức: Pgh2 1 0.2 B c Nu2 c 2Dm2 L (1-66)
Trong các công thức trên Nc = 5.14 ứng với υ = 0.
Đến nay có hai ý kiến về công thức trường hợp đang xét này và công thức (1-64) như sau:
- Công thức (1-64) là gần đúng nhưng lại thiên về không an toàn. Do vậy khi dùng cần có biện pháp khác bổ sung kiểm tra.
- Gặp trường hợp chiều dày H nhỏ thì biện pháp đơn giản và an toàn là thay thế đất xấu bằng đất tốt, ví dụ dùng đệm cát hoặc đóng cọc tre hoặc tràm, nói chung là cọc nhỏ.
1.5 Kết luận:
Trong quá trình nghiên cứu ta nhận thấy rằng khuyết điểm của các phương pháp dựa trên giả thiết mặt trượt hình trụ tròn là sự quy định hình dạng mặt trượt bằng cách độc đoán, thiếu cơ sở khoa học vững chắc.
Dù sao phương pháp dựa trên giả thiết mặt trượt hình trụ tròn hiện nay cũng vẫn được sử dụng để kiểm tra ổn định của các khối đất, nhất là trong các công trình đường và công trình thủy công, vì nguyên lý của nó đơn giản và có thể áp dụng dễ dàng cho các trường hợp, khi đất trong phạm vi cung trượt không đồng nhất, hoặc
khi là mặt đất không phải mặt phẳng nằm ngang mà là nằm nghiêng hoặc ghồ ghề. Kết quả nghiên cứu, phát triển và vận dụng lý luận cân bằng giới hạn để tính
sức chịu tải của nền đất là một bước tiến dài và là cơ sở lý luận cho việc tính toán nền đất theo trạng thái giới hạn.
Phương pháp tính toán theo lý luận cân bằng giới hạn đã khắc phục nhược điểm đó: dựa trên việc giải các phương trình vi phân cân bằng tĩnh cùng với điều kiện cân bằng giới hạn tại một điểm, người ta lần lần xét trạng thái ứng suất của các điểm trong khu vực trượt, do đó có thể xác định hình dạng mặt trượt một cách chặt chẽ và tìm ra tải trọng giới hạn.
Theo báo cáo của Meyerhof (Canada), Hanzen (Đan mạch) và Pheda (Tiệp khắc) tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về cơ học đất và nền móng, các công thức của Berezanxev cho những kết quả phù hợp với thực tế hơn cả. Ngoài ra cần nêu lên rằng lý luận cân bằng giới hạn chỉ chủ yếu áp dụng cho đất cát, còn với đất sét thì cần phải nghiên cứu thêm nhiều, vì trạng thái ứng suất biến dạng của các đất này khi chịu tải trọng không giống như trong đất cát và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính nén lún cao của đất, tác dụng lẫn nhau phức tạp giữa các hạt...