0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu KHAI PHÁ DỮ LIỆU CÓ CANH TÁC DỮ LIỆU VÀ ỨNG DỤNG TRONG KHAI PHÁ DỮ LIỆU Y KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 79 -79 )

5.1.1.1 Lý thuyết

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới khai phá dữ liệu, cơ bản đã hoàn thành và đạt được một số kết quả về mặt lý thuyết như sau:

- Giới thiệu về phương pháp KPDL có sử dụng tri thức chuyên gia trong quá trình KPDL hay còn gọi là canh tác dữ liệu. Chứng minh được KPDL có canh tác dữ liệu ưu việt hơn KPDL cổ điển.

- Đưa ra ứng dụng KPDL cụ thể đó là dữ liệu y khoa của bệnh sốt xuất huyết.

- Ngoài vai trò trọng tâm của con người, tác giả cũng chứng minh được rằng công cụ tin học không thể thiếu trong cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực y khoa nói riêng. Mở ra một phương pháp chẩn đoán mới: Là sự kết hợp tri thức chuyên gia bác sĩ và tri thức được trích lọc từ cơ sở dữ liệu thông qua công nghệ khám phá tri thức đó là KPDL có canh tác dữ liệu. Đây là công trình nghiên cứu cần được hỗ trợ cũng như được nhân rộng trong các bệnh viện.

- Về Mục đích của luận văn, tác giả đã sử dụng khai phá dữ liệu có canh các dữ liệu để đưa ra chứng cớ (Y học chứng cớ và Y học thực chứng) để hỗ trợ bác sĩ dự đoán sớm vào sốc của bệnh SXH, giảm tử vong cũng như chi phí điều trị của bệnh nhân mắc phải bệnh SXH.

5.1.1.2 Thực nghiệm

- Xây dựng được hệ thống chương trình thực nghiệm.

- Đã tiến hành thực nghiệm với những bệnh nhân đang điều trị tại khoa nhiễm và bệnh án đang lưu trữ tại kho lưu trữ HSBA của bệnh viện Nhi Đồng – Đồng Nai.

- Phân tích được kết quả thực nghiệm: Đạt và không đạt. Bước đầu khả quan hứa hẹn góp phần cải tiến trong chẩn đoán bệnh, cụ thể trong luận văn này là bệnh SXH.

5.1.2 Kết quả chưa đạt được

- Thuật toán C4.5 là một thuật toán hay nhưng so với các thuật toán mới gần đây như See5, C5.0, Sprint thì còn nhiều nhược điểm. Phương pháp để tìm ra luật trong C4.5 là chậm và chiếm nhiều bộ nhớ.

- Dữ liệu tập huấn còn hạn hẹp nên kết quả thực nghiệm đạt được không cao. - KPDL là công nghệ tri thức liên ngành, mới. Việc nghiên cứu trong một khoãng thời gian hạn hẹp thì không thể khám phá hết được chức năng của công nghệ mới này. Do đó, sự vận dụng vào thực tiễn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Đây là một vấn đề mà tác giả cũng như bất kỳ học viên nào điều có cùng cảnh ngộ.

5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.2.1 Lý thuyết

- Nghiên cứu thêm một số thuật toán mới về khai phá dữ liệu bằng cây quyết đinh, tìm hiểu kỹ hơn về các kỹ thuật khai phá dữ liệu khác. - Tìm các phương pháp mới (thuật toán mới) cải tiến các nhược điểm của

các thuật toán sinh cây quyết định được trình bày trong chương III.

5.2.2 Thực hành

- Tập dữ liệu nhiều hơn

- Xây dựng được những chương trình ứng dụng phức tạp và có tính thực tế hơn bằng cây quyết định cụ thể là áp dụng cho nhiều bệnh lý khác nhau.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có sự hướng dẫn thật nghiêm túc của Thầy PGS.TS Đặng Trần Khánh, các chuyên gia Điều dưỡng, Y Bác sĩ đầu ngành BV Nhi Đồng – Đồng Nai tư vấn, các bạn ngành Công Nghệ Thông Tin hỗ trợ, cùng với sự nổ lực cá nhân nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất chân thành đón nhận từ những đóng góp ý kiến từ các quý Thầy, Cô, các chuyên gia Bác sĩ cũng như bạn bè đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu KHAI PHÁ DỮ LIỆU CÓ CANH TÁC DỮ LIỆU VÀ ỨNG DỤNG TRONG KHAI PHÁ DỮ LIỆU Y KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 79 -79 )

×