N ỘI DUG CHÍH
2.2.5 Sự tương ứng về thanh điệu
Các bảng số liệu dưới đây được rút ra từ việc thống kê các thanh điệu tương ứng với các thanh của âm Hán Việt. Thao tác thống kê như sau:
Ví dụ với thanh huyền, liệt kê các âm có thanh huyền và các âm của các từ Hán ngữ có nghĩa tương đồng. Sau đó tách thanh điệu của các âm Hán ngữđể thống kê rồi cộng tổng số mỗi thanh điệu tương ứng rồi chia cho tổng số thanh điệu tương ứng và nhân với 100 để tính tỉ lệ %. (Xem phụ lục 3)
Tiếp tục làm như vậy ta sẽ tìm được các thanh điệu tương ứng với các thanh còn lại.
2.2.5.1 Thanh huyền
Thanh huyền Thanh 2 Thanh 1 Thanh 4 Tổng số
Số lượng 173 6 6 185 Tỉ lệ % 94 3 3 100
Bảng 2.124: Thanh điệu tương đồng với thanh huyền
2.2.5.2 Thanh sắc
Thanh sắc Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4 Tổng số
Số lượng 35 46 51 366 498 Tỉ lệ% 7 9 10 73 100
Bảng 2.125: Thanh điệu tương đồng với thanh sắc
2.2.5.3 Thanh ngã
Bảng 2.126: Thanh điệu tương đồng với thanh ngã
2.2.5.4 Thanh hỏi
Thanh hỏi Thanh 1 Thanh 3 Thanh 4 Tổng số
Thanh ngã Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4 Tổng số
Số lượng 1 5 120 36 162 Tỉ lệ% 1 3 74 22 100
Số lượng 3 227 12 242 Tỉ lệ % 1 94 5 100
Bảng 2.127: Thanh điệu tương đồng với thanh hỏi
2.2.5.5 Thanh nặng
Thanh nặng Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4 Tổng số
Số lượng 7 68 25 316 416 Tỉ lệ % 2 16 6 76 100
Bảng 2.128: Thanh điệu tương đồng với thanh nặng
2.2.5.6 Thanh ngang
Thanh ngang Thanh 1 Thanh 2 Thanh 3 Thanh 4 Tổng số
Số lượng 335 137 2 4 478 Tỉ lệ % 70.1 28.7 0.4 0.8 100
Bảng 2.129: Thanh điệu tương đồng với thanh ngang
2.2.5.7 Sự tương đồng giữa thanh điệu âm Hán Việt và thanh điệu âm Hán ngữ
Những tên gọi của các thanh ở trên là tên theo cách gọi của tiếng Việt, dưới đây là tên thanh điệu tương ứng của âm Hán Việt và âm Hán ngữ hiện đại.
Thanh khứ
Thanh khứ bậc trầm tương ứng với thanh nặng tiếng Việt và thanh 4 (Hán ngữ).
Thanh khứ bậc phù tương ứng với thanh sắc (tiếng Việt) và thanh 4 (Hán ngữ)
Thanh thượng
Thanh thượng bậc trầm (trầm thượng) tương ứng với thanh ngã (tiếngViệt) và thanh 3 (Hán ngữ).
Thanh thượng bậc phù (phù thượng) tương ứng với thanh hỏi (tiếng Việt) và thanh 3 (Hán ngữ)
Thanh bình
Thanh bình bậc trầm (trầm bình/ dương bình) tương ứng với thanh huyền (tiếng Việt) và thanh 2 ( Hán ngữ).
Thanh bình bậc phù (âm bình/ phù bình) tương ứng với thanh ngang (tiếng Việt) và thanh 2 (Hán ngữ)
Thanh nhập
Thanh nhập bậc trầm (trầm nhập) có phụ âm cuối là p, t, ch, c và mang thanh nặng tương ứng với thanh 4, thanh 2 (Hán ngữ).
Thanh nhập bậc phù ( phù nhập) có phụ âm cuối là p, t, ch, c và mang thanh sắc tương ứng với thanh 1 (Hán ngữ)
2.2.6 Kỹ năng lợi dụng
Nội dung trình bày ở trên đã thể hiện sự tương ứng về phụ âm đầu (âm Hán Việt)- thanh mẫu (âm Hán ngữ), vần (âm Hán Việt)- vận mẫu (âm Hán ngữ), thanh điệu( âm Hán Việt và âm Hán ngữ). Những bảng số liệu trên giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy tỉ
lệ tương ứng từđó có cơ sở suy luận và tăng thêm khả năng liên tưởng đến các âm Hán ngữ tương ứng, nhờ đó tăng cường khả năng khẩu ngữ. Dưới đây là các phương pháp lợi dụng trên kinh nghiệm của người viết.
2.2.6.1 Suy đoán từ vựng Hán ngữ từ một từ Hán Việt đã biết nghĩa
Một từđược tạo nên bởi ba yếu tố : ngữ âm, nghĩa, ngữ pháp, từ vựng tiếng Hán hiện đại có sự tương đồng với từ Hán việt về mặt ý nghĩa và có sự tương ứng về mặt ngữ âm. Do đó cơ sởđầu tiên để suy đoán một từ Hán ngữ hiện đại từ một từ Hán Việt chính là sự tương đồng về ý nghĩa, sau đó dựa vào sự tương ứng về mặt ngữ âm (đã
điểm ngữ pháp của tiếng Hán hiện đại để phối hợp các âm đó lại thành một từ ( đối với từ song âm tiết).
Do đó có thể nói phương pháp suy đoán trên chỉ được áp dụng đối với những từ
Hán Việt đã biết nghĩa.
Bảng 2.130: Sơđồ suy đoán từ vựng Hán ngữ từ một từ Hán Việt đã biết nghĩa
Đối với những người học tiếng Hán nếu như có vốn từ Hán Việt phong phú thì chỉ
cần học kỹ phần hệ thống phiên âm của tiếng Hán hiện đại, nắm vững quy luật tương
ứng giữa âm Hán Việt và âm Hán ngữ, quy tắc phối âm của tiếng Hán, quy tắc phối âm của từ Hán Việt thì có thể nhanh chóng và dễ dàng học và nhớ từ vựng.
Ví dụ: muốn nói đến một người thường đi lung tung khi ngủ, thì Hán Việt gọi là “mộng du”. Chúng ta có thể dựa vào nhưng quy tắc nêu ở phần trên để suy đoán từ
Hán ngữ tương ứng. Đối với âm “mộng”:
Thanh mẫu Hán ngữ tương ứng với phụ âm “m” là:m, p, w, b. Trong đó thanh mẫu “m” chiếm 90% lượng tương ứng.
Vận mẫu Hán ngữ tương ứng với vần “ông” là: ong (73.2%), eng (14.6%), ang(4.9%), 3 vần iang, ou, an mỗi vần chỉ có một âm đọc tương ứng là hou, gan, jiang và có chiếm 2.4 % lượng tương ứng.
Từ Hán Việt
Ngữ pháp Âm đọc Ý nghĩa
Âm đọc Ý nghĩa Ngữ pháp
Thanh điệu tương ứng với thanh nặng là: thanh 4 ( chiếm 76% lượng tương ứng). Dựa theo quy tắc phối âm của âm Hán ngữ thì thanh mẫu không phối hợp với vần “ong”. Do đó có thể suy ra âm Hán ngữ tương ứng với “mộng” là“mèng”.
Đối với âm “du”
Thanh mẫu Hán ngữ tương ứng với “d” là:y(52%), ü(16%), m(8%), sh(4%), j(4%).
Vận mẫu Hán ngữ tương ứng với vần “u” là : ü( 27.8%), u (32%), ou(20%), iu(13%), ao (1%),uo( 1%), uei (1%), iou (4%).
Thanh điệu tương ứng với thanh ngang là: Thanh mẫu tương ứng với thanh 1, thanh 2 trong Hán ngữ.
Trong đó ü không kết hợp với ü, u, ou, iu, ao, uo, uei, iou. Vì vậy ở trường hợp này chỉ thanh mẫu y là có thể tương ứng với “d” mà thôi.
Mặt khác, thanh mẫu“y” chỉ có thể kết hợp vận mẫu “ou”, “ao” nhưng mẫu ao lại chiếm tỉ lệ quá thấp (1%), nên có thể suy ra trong trường hợp này vận mẫu tương ứng với vần u là ou.
Dựa vào bảng thanh điệu tương ứng có thể thấy đa số những âm Hán ngữđược tạo thành bởi thanh mẫu “y” đều thường là thanh thứ 2.
Từđó có thể suy ra âm Hán ngữ tương ứng với “du” nên là“yóu”. Và từ Hán ngữ
tương ứng với âm “mộng du” là từ có âm đọc là“mèng yóu”.
Thoạt tiên phương pháp suy đoán này có vẻ như rất phức tạp, nhưng thực ra rất
đơn giản và dễ nhớ, chỉ cần lợi dụng nhiều, đối chiếu nhiều thì sẽ thành thạo. Lúc đó việc liên tưởng đến từ vựng Hán ngữ tương ứng sẽ trở thành một loại phản xạ, khiến cho người tăng thêm sự mẫn cảm đối với tiếng Hán.
2.2.6.2 Nâng cao khả năng nhớ từ mới
Bảng 2.131: Sơđồ lợi dụng âm Hán Việt để nhớ từ vựng Hán ngữ
Học thuộc từ mới là việc khiến không ít người phải đau đầu, bởi vì từ mới của ngoại ngữ rất xa lạ với người học, những từ đó đều là lần đầu tiên tiếp xúc, không có
ấn tượng gì đối với mọi người, do vậy học từ mới chính là áp lực rất lớn đối với những người học ngoại ngữ.
Tiếng Hán và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là trên phương diện từ Hán Việt. Mỗi lần học được một từ vựng tiếng Hán đều tìm từ Hán Việt tương
ứng, đối chiếu với bảng số liệu thống kê mà người viết đã thống kê ở phần trước phối hợp với phần phụ lục thì sẽ nhận thấy có sự tương ứng về mặt ngữ âm giữa hai ngôn ngữ và sự tương ứng này là có quy luật và nguyên tắc. Nhờđó sẽ khiến người học thấy quen thuộc, thú vị từđó dễ học thuộc hơn.[7]
2.2.6.3 Phối âm-tạo từ
Trong tiếng Hán cổ đại chủ yếu là các từ đơn âm tiết, trong quá trình phát triển của tiếng Hán, tiếng Hán hiện đại đã xuất hiện xu hướng song âm tiết. Kết quả là từ
Từ vựng tiếng Hán hiện đại Từđiển Hán-Việt, quy tắc phối âm Hán Việt Sự tương ứng về giữa âm Hán Việt và âm Hán ngữ ( vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu) Nhớ từ mới Âm Hán Việt tương ứng
một từđơn âm tiết đã hình thành rất nhiều ý nghĩa, những từ song âm tiết có mối quan hệ với chúng về mặt hình chữ.
Nắm được điểm này, sử dụng phương pháp suy đoán sẽ giúp cho người học dễ
dàng tích lũy và nắm vững được nhiều từ mới hơn, nói cách khác là lợi dụng vào điểm này để chuyển tính quan hệ giữa hàng loạt từ Hán Việt với nhau vào việc học từ vựng tiếng Hán hiện đại.[10]
Ví dụ: sau khi học từ : “ 自由” (zìyóu-tự do), ta hiểu nghĩa của hai từ “自” (zì-tự) và “ 由”(yóu-do), đồng thời dựa vào sự tương ứng của âm Hán Việt và âm Hán ngữ
(vần-vận mẫu, phụ âm đầu- thanh mẫu, thanh điệu), quy luật phối âm tiếng Hán để suy
đoán, lại dựa vào những từ Hán Việt vốn có trong tiếng Việt có thể giúp người học tiếng Hán nắm vững được hàng loạt từ vựng Hán ngữ và hiểu được ý nghĩa của chúng. Tự (zì) : Tự lập zì lì Tự sát zì shà Tự kỉ zì jǐ Tự ái zì ài Tự tôn zìsūn Do (yóu): Lý do lǐyóu Nguyên do yuán yóu
Từ những âm Hán Việt trên chúng ta có thể suy ra hàng loạt âm Hán ngữ tương
Tiểu kết 3
Thoạt tiên ta thấy phương pháp suy đoán này phải đối chiếu rất nhiều số liệu, nhớ
rất nhiều quy tắc, như thế còn mất nhiều thời gian hơn là việc mở từ điển để tra cứu. Nhưng một khi đã hình thành một loại thói quen, lợi dụng thành thục thì đem lại rất nhiều lợi thế cho việc dùng tiếng Hán để giao tiếp. Khi ấy từ vựng tiếng Hán hiện đại sẽ trở nên gần gũi, người học sẽ thêm tự tin từđó ngữđiệu nói chuyện sẽ tự nhiên hơn.
Mặt khác chúng ta không thể luôn mang theo từđiển, cho dù có mang theo từđiển cũng không thể luôn tay để tra từ, nhất là khi giao tiếp. Lúc này việc thông qua âm Hán Việt để liên tưởng đến âm tiếng Hán tương ứng, từđó biểu đạt suy nghĩ của mình thực sự là một giải pháp cứu cánh.
Chương III: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN
ĐẠI VÀ PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC 3.1 Thuận lợi
Dựa vào sự tương ứng của âm Hán Việt và âm Hán ngữ hiện đại chúng ta có thể
tìm được âm Hán ngữ tương ứng với một âm Hán Việt nào đó, từ đó nhanh chóng thuộc từ mới và bổ sung vốn từ Hán ngữ.
Trong quá trình lợi dụng của bản thân người viết nhận thấy việc lợi dụng âm Hán Việt khi học từ vựng tiếng Hán hiện đại có những thuận lợi sau:
3.1.1 Vốn từ Hán Việt của người Việt rất phong phú
Tuy mỗi người không thể nói rõ mình biết bao nhiêu từ Hán Việt, nhưng khi nghe, học đến một từ Hán ngữ nào đó họ đều có thể liên tưởng đến một từ Hán Việt tương
ứng và ngược lại mỗi khi đọc đến một âm Hán Việt đều có thể liên tưởng đến âm Hán ngữ tương ứng.
3.1.2 Người Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp xúc với từ Hán Việt
Trong khi học trung học cơ sở và trung học phổ thông học sinh Việt Nam đều
được học qua thơ ca Trung Quốc (thơ Đường, Tống Từ…) và các tác phẩm thơ chữ
Hán của các nhà thơ trung đại Việt Nam, thơ chữ Hán của Hồ chủ tịch (đặc biệt là tác phẩm “ Nhật ký trong tù”), cho nên có thể nói là đã quen thuộc với từ Hán Việt. Từ
Hán Việt còn xuất hiện trong ngôn ngữ sách vở, từ chuyên nghành, địa danh, tên người…, do vậy cơ hội tiếp xúc với từ Hán Việt là rất lớn.
3.1.3 Sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trong thời đại toàn cầu hóa sự giao lưu của Việt Nam với Trung Quốc là rất rộng rãi trên tất cả các phương diện như : văn hóa, kinh tế, giáo dục…Biểu hiện rõ ràng nhất là ở phim ảnh, sách vở, âm nhạc…Thông qua những phương tiện truyền thông,
giải trí người Việt Nam có thể tiếp xúc với phát âm, khẩu hình của tiếng Hán và học
được một số từ vựng đơn giản.
3.2 Khó khăn
3.2.1 Hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ Hán Việt và từ thuần Việt
Từ thuần Việt và từ Hán Việt có một số từ âm đọc giống nhau nhưng khác nghĩa, do đó việc xác định một từ là thuần Việt hay Hán Việt cũng không phải dễ dàng.
Ví dụ : “Đồng” ( từ Hán Việt) tương ứng với từ 童(tóng : nhi đồng- trẻ em), 同 (tóng- cùng ) trong tiếng Hán, từ thuần Việt lại có âm “đồng” có nghĩa là một loại kim loại ký hiệu hóa học là Cu, hay có nghĩa là cánh đồng.
Bảng 3.1: Từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa với từ thuần Việt (Chú ý: kí hiệu“0” có nghĩa là không tồn tại)
3.2.2 Sự thay đổi về mặt ý nghĩa của các từ Hán Việt
Cùng với diễn biến của ngôn ngữ, có rất nhiều từ Hán Việt đã thay đổi về mặt nghĩa của từ, từđó ý nghĩa của chúng với các từ Hán ngữ có âm đọc tương ứng có sự
khác biệt rất lớn, có một số từ Hán Việt có âm Hán ngữ tương ứng nhưng ý nghĩa lại không tương đồng. Nếu chúng ta vẫn suy đoán như vậy có thể sinh ra sai sót gây ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.
Ví dụ: âm Hán ngữ tương ứng với âm Hán Việt “ khốn nạn” là “kùn nán”. Tuy hai âm trên là tương ứng nhưng về mặt ý nghĩa lại không giống nhau,: trong tiếng Việt “ Từ Hán Việt Từ thuần Việt Từ Hán ngữ có nghĩa tương đồng đồng 0 đồng (nhi đồng) đồng 0 đồng (đồng bào) 0 đồng kim loại đồng 0 đồng cánh đồng
khốn nạn” có nghĩa tiêu cực, dùng để chỉ người xấu (trước đây cũng có nghĩa chỉ sự
khó khăn, người gặp phải đau khổ ( “ khốn nạn cái thân tôi”, “ con mẹ khốn nạn” ( Nguyễn Công Hoan- “Đồng hào có ma”)…) nhưng hiện nay không còn ý nghĩa này nữa. Âm “kùn nán” trong tiếng Hán hiện đại chỉ có ý chỉ việc gặp phải trở ngại, khó khăn không dễ giải quyết, hay cuộc sống khốn khó. [11]
3.2.3 Hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ Hán Việt và từ Hán ngữ
Tiếng Việt sử dụng phiên âm Latinh (chữ La tinh) khiến cho người Việt Nam khó phân biệt những từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa. Trong tiếng Hán có rất nhiều từ đồng âm, ý nghĩa của chúng lại thường phân biệt dựa vào hình chữ. Vì thế nên phương pháp lợi dụng trên gặp phải nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi cách viết của người Việt, sau khi tiếng Hán gia nhập vào Việt Nam tất cả những từđồng âm đều được quy về một chữ (chỉ biểu âm). Vì vậy sẽảnh hưởng đến sự phân biệt và lý giải nghĩa của từ
Hán Việt của người Việt Nam, đặc biệt gây bất lợi cho người học tiếng Hán.
3.2.4 Hiện tượng không hiểu nghĩa từ Hán Việt
Có một bộ phận người Việt không hiểu nghĩa của từ Hán Việt, không giải thích
được nghĩa của từ Hán Việt dẫn đến hiểu sai và dùng sai từ.
Ví dụ: Tên nước Việt Nam vào đời nhà Hồ (năm 1400) là Đại Ngu, nhiều người Việt Nam không hiểu được ý nghĩa của từ “ngu” này mà đồng nhất nó với từ “ngu” trong ngu si. Từ “ngu” (虞) ở đây có nghĩa là sự yên vui, hòa bình, và họ Ngu, chứ
không phải là “ngu si”(愚蠢)。
3.2.5 Độ mẫn cảm đối với từ Hán Việt
Tuy rằng vốn từ Hán Việt của người Việt Nam là không ít nhưng do đại đa số từ
Hán Việt được sử dụng trong ngôn ngữ sách vở và trường hợp chính thức, giao tiếp thường ngày ít khi sử dụng. Do đó độ mẫn cảm đối với từ Hán Việt không được nhạy bén, muốn linh hoạt chuyển hóa âm Hán Việt thành âm Hán ngữ thì cần thường xuyên lợi dụng để hình thành một thói quen.
Do chịu ảnh hưởng của tiếng địa phương nên từ Hán Việt ở nhiều vùng được phát