Công giáo với việc thờ kính tổ tiên

Một phần của tài liệu Công giáo trong đời sống văn hóa xã hội ở đồng nai báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 43 - 50)

6. Cấu trúc của đề tài:

2.1.2 Công giáo với việc thờ kính tổ tiên

Trong việc hội nhập Công giáo vào nền văn hóa Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng, một trong những yếu tố quan trọng và nền tảng của nền văn hóa này đó là đạo hiếu, hay tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Tại sao? Vì ngƣời Việt cũng nhƣ các dân tộc vùng Á Đông này luôn luôn đặt nặng tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ nguồn cội, đạo hiếu luôn luôn là một nền tảng căn bản cho đạo làm ngƣời của ngƣời Việt, và nằm trong bản chất văn hóa của ngƣời Việt. Vì thế, việc hội nhập văn hóa Công giáo vào Đồng Nai nên khởi đầu từ đạo hiếu, và lấy đạo hiếu làm nền tảng. Ta thấy có sự phù hợp giữa sứ điệp Công giáo và văn hóa Việt Nam trong chủ trƣơng thảo hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Thật vậy, đạo hiếu trong Công giáo thật rõ ràng và đƣợc coi là quan trọng.

Hình 2.12: Đền thánh Vicente ở Bắc Hải ( Nguồn: Tác giả )

Hình 2.13: Bốn vị Thánh tại đền thánh Hải Dƣơng

Ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung và giáo dân Đồng Nai nói riêng, trong khi hòa mình vào những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vẫn luôn cố gắng đem những giá trị của Tin Mừng thấm vào văn hóa ấy. Ngƣời dân Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung, luôn có truyền thống hiếu thảo với các bậc sinh thành dƣỡng dục và những ngƣời làm ơn trong cuộc đời mình. Ngƣời Đồng Nai rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự, với cung cách ứng xử theo mỗi bậc ngƣời. Đó là một nét đẹp. Đó là một điều thật đáng trân trọng và khích lệ.

Lòng thảo hiếu đã trở nên nhƣ một Đạo mà ai cũng phải giữ, đó là Đạo hiếu. Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn. Biết ơn trời đất, biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ. Ơn đức cha mẹ nhƣ trời biển

“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi ngƣời, mọi sinh hoạt gia đình, làm nên bản sắc văn hoá ngƣời Đồng Nai.

Trong những ngày tết cổ truyền, ngƣời Việt Nam thƣờng có câu:

“Mùng một tết Cha, mùng hai tết Mẹ, mùng ba tết Thầy”.

Công giáo chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu nhƣ nền tảng của mình, nên Công giáo phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc ta. Nhƣng Công giáo còn cho thấy một chiều kích rộng lớn hơn của đạo hiếu, giúp quan niệm về đạo hiếu của dân tộc trở nên rộng rãi và hoàn chỉnh hơn. Vì Công giáo quan niệm vũ trụ nhƣ một đại gia đình, trong đại gia đình đó, Thiên Chúa là cha mẹ sinh ra tất cả, và tất cả mọi tạo vật là anh em.

Ngƣời Công giáo ở Đồng Nai trong khi mừng những ngày Tết nguyên đán Âm lịch, cũng dành để: Ngày mùng 01: Cầu bình an cho Năm mới. Ngày mùng 02: Kính nhớ Tổ Tiên, ông bà cha mẹ. Ngày mùng 03: Thánh hóa công việc làm ăn. Điều này nói lên những giá trị mà mỗi ngƣời Công giáo phải trân trọng bởi loan báo Tin mừng của Thiên Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Tin mừng và văn hóa giao thoa và hoà điệu với nhau. Tin mừng

làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trƣờng văn hoá Việt Nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ.

Ngày đầu tiên của năm mới, mọi ngƣời quy tụ bên nhau, trong mái ấm gia đình và những liên hệ ruột thịt, để cùng tạ ơn Chúa về một năm cũ đã qua, đồng thời nguyện xin cho một năm mới bình an, thăng tiến về mọi phƣơng diện tốt đẹp trong cuộc sống thƣờng nhật cũng nhƣ đời sống đạo đức, tin yêu.

Ngày mùng hai Tết, ngƣời Công giáo dành để tƣởng nhớ, biết ơn và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ còn sống cũng nhƣ đã đƣợc Chúa gọi về. Có nhiều nơi, các giáo xứ tổ chức tặng quà chúc thọ các cụ ông, cụ bà trong Thánh Lễ mùng Hai Tết, điều này thật ý nghĩa, có giá trị giáo dục con cháu sống hiếu thảo. Thánh Lễ cũng đƣợc cử hành nơi Nghĩa Trang Giáo xứ ngày Mùng Hai Tết. Trong những ngày này tại nghĩa trang của các giáo xứ, mọi ngƣời nhƣ nhƣ trẩy hội về tham dự Thánh Lễ kính nhớ tổ tiên. Nghĩa trang đƣợc trang trí với cờ, hoa và với những câu đối mang nội dung ca ngợi công ơn sinh thành của tổ tiên và nhắc nhở con cháu về những bổn phận đối với ông bà cha mẹ. Ngƣời sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thƣơng, tƣởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội.

Ngày mùng Ba tết, ngƣời Công giáo Đồng Nai đƣợc mời gọi để cầu nguyện và xin Thiên Chúa thánh hóa những công việc làm ăn trong suốt một năm mới. Dâng lên Thiên Chúa tất cả những công việc làm ăn với những thành công, thất bại trong một năm đã qua, và cầu mong một năm mới với những công việc làm ăn đƣợc thành công trọn vẹn và thu hái đƣợc kết quả tốt đẹp.

Phụng vụ Giáo hội dành ngày Mồng Hai Tết để cầu cho tổ tiên.Hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Sách Huấn

Ca viết: “Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời

đại. Có những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng, miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ. Thân xác họ được chôn cất bình an, tên tuổi họ sẽ sống đời này qua đời nọ. Sự khôn ngoan

của họ cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ” (Huấn ca 44,10-15).

Thật vậy, truyền thống hiếu nghĩa với các bậc tổ tiên, các đấng sinh thành đã trở nên nét đẹp trong văn hóa ngày tết của ngƣời Công giáo Đồng Nai. Ngày tết là dịp để chúng ta về đoàn tụ bên các đấng sinh thành để xin lỗi, để cầu chúc các đấng an khang trƣờng thọ. Ngày tết là dịp để con cái nhìn nhận tình thƣơng của cha mẹ là tình thƣơng không thể thiếu cho con bƣớc đi trong cuộc đời. Nhờ ơn cha, nhờ nghĩa mẹ mà con cái mới đứng vững trƣớc những sóng gió cuộc đời.

Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phƣợng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải đƣợc nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con ngƣời.

Việc hiếu lễ từ ngàn xƣa đã in sâu vào tâm linh mỗi ngƣời. Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân, ông bà cha mẹ. Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải kính mến, phụng dƣỡng các ngài thì lòng phải vui, vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm. Ngƣời Việt luôn coi trọng việc kính thờ tổ tiên, trọng kính cha mẹ, thƣơng yêu anh, chị, em. Ngƣời Việt vốn hiền hoà, tình cảm, lại chung sống cộng đồng với nhau, suốt đời quanh quẩn bên luỹ tre làng; cho nên dù sống, dù chết, họ vẫn gần gũi bên nhau, ấm áp tình ngƣời. Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nƣớc ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt Nam giàu tình trọng nghĩa.

Giáo Hội luôn cho con cái hiểu rằng việc hiếu thảo có giá trị rất cao và là một trong những điều Chúa dạy. Trong 10 điều răn của chính Thiên Chúa truyền cho con ngƣời phải tuân giữ, điều răn thứ bốn dạy “ thảo kính cha mẹ”đƣợc đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa bởi Kinh Thánh đã chỉ rõ “thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa, tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa”. Dân tộc Việt Nam luôn còn giữ đƣợc truyền thống thảo hiếu và giáo dân Việt Nam còn biết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa. Do đó, nghĩa vụ, bổn phận đối với các bậc sinh thành, tổ tiên luôn đƣợc trân trọng giữ gìn.

Về vấn đề Tôn kính Tổ Tiên đối với ngƣời Công giáo tại Việt Nam nói chung và tại Đồng Nai nói riêng, Giáo Hội cũng đã có những chỉ dẫn thật cụ thể. Qua các hội nghị tại Đà Lạt năm 1965, tại Nha Trang 1974, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra giáo huấn xác định 6 điểm quan trọng sau đây:

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên đƣợc đặt dƣới Bàn Thờ Chúa

trong gia đình miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan nhƣ hồn bạch. 2. Việc đốt hƣơng nhang đèn nến trên bàn thờ gia tiên và bái lạy trƣớc bàn thờ gia tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính đƣợc phép làm.

3. Ngày giỗ đƣợc cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phƣơng, miễn là

loại bỏ mê tín dị đoan.

4. Trong hôn lễ, dâu rể đƣợc làm lễ tổ, lễ gia tiên trƣớc bàn thờ vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn hiếu kính trình diện với ông bà.

5. Trong tang lễ đƣợc vái lạy, đốt nến xông hƣơng trƣớc thi hài ngƣời quá cố

để tỏ lòng tôn kính ngƣời đã khuất.

6. Đƣợc tham dự nghi lễ tôn kính vị Thần Hoàng để tỏ lòng cung kính biết ơn

những vị có công với dân tộc, ân nhân của dân làng.

Trong văn hóa những ngày Tết cổ truyền dân tộc, ngày Mùng Hai Tết, Giáo Hội mời gọi con cái mình kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ. Giáo Hội mời gọi con cái mình sống Đạo Hiếu. Chính từ cha mẹ tổ tiên ông bà mà ngƣời Việt Nam có thể và đi xa hơn, lên cao hơn tới chốn trời cao siêu nhiên huyền bí của cõi linh thiêng của thần thánh.Từ đó tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên tời dƣới đất. Đạo Ông Bà, Đạo Hiếu không những chẳng đối nghịch, chẳng cản trở đối với Đạo Thiên Chúa mà còn là một điểm tựa, một bƣớc khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng và gần gũi nhất có thể đƣa con ngƣời đi vào Đạo Thiên Chúa.

Tình yêu và lòng yêu mến biết ơn đối với ông bà cha mẹ càng làm cho ngƣời tín hữu hƣớng về Thiên Chúa là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dƣới đất.Hãy biết thảo kính Cha mẹ, hiếu nghĩa với các bậc Tổ Tiên. Đó vừa là nét đẹp của truyền thống đạo hiếu, vừa là mệnh lệnh mà Thiên Chúa, qua giới răn thứ Bốn truyền cho con ngƣời phải tuân giữ.

Trong chu kỳ năm phụng vụ, Giáo hội Công giáo còn dành tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời và cầu cho các đẳng hoặc cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục. Theo quan niệm công giáo, khi chết, nếu một ngƣời nào đó phạm tội nhẹ linh hồn không đến mức sa hỏa ngục và cũng không đƣợc lên Thiên đàng, thì linh hồn phải ở nơi luyện ngục. Ở nơi này nếu linh hồn đƣợc thân nhân cầu nguyện sẽ có thể đƣợc lên Thiên đàng.Vì vậy, đây là dịp để cho các tín hữu cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục.

Việc thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên, giáo phận Xuân Lộc là một trong những địa phận đi đầu. Trong các gia đình Công giáo hầu hết đều đặt bàn thờ tổ tiên, có thể là cố định hoặc tạm. Ở đó có bát hƣơng, hai bên có hai chân nến, một đèn dầu nhỏ, bình hoa, có thể còn có dĩa trái cây. Phía bên trên treo ảnh ngƣời qua đời (cha,mẹ, ông, bà...). Bàn thờ tổ tiên thƣờng tách khỏi bàn thờ Chúa.

Hình 2.14: Bàn thờ tổ tiên tại một số gia đình Công giáo

Về tang chế, cơ bản vẫn giữ theo phong tục 3 ngày, 100 ngày, 1 năm, 3 năm. Ngày giỗ nhiều gia đình làm cỗ mời anh em bà con ruột thịt và cả bạn bè, trong đó có ngƣời ngoài Công giáo tham dự. Trong thế ứng xử hòa đồng hội nhập, giáo dân Công giáo ở Đồng Nai tham dự đám tang của ngƣời ngoài Công giáo và ngƣợc lại. Họ có thể ăn uống cùng với gia đình ngƣời quá cố ngoài Công giáo. Nhiều xứ, họ đạo ở Đồng Nai do điều kiện an táng không thuận lời, ngƣời qua đời đƣợc hỏa táng, cốt đựng trong hũ, xứ đạo dành nơi để hũ cốt riêng.

Ngƣời Công giáo tới viếng xác một ngƣời qua đời, dù ngƣời đó là Công giáo hay không Công giáo cũng đốt một nén hƣơng rồi vái lạy ngƣời quá cố. Đến thăm một gia đình có ngƣời mới qua đời dù là ngƣời không Công giáo hay ngƣời Công giáo đều đến trƣớc bàn thờ hay di ảnh ngƣời quá cố, thắp hƣơng và vái.

Ngày nay, ngƣời Công giáo ở Đồng Nai quan tâm và chú trọng hơn đến mồ mả tổ tiên, xây cất mồ mả nhiều khi tốn kém hàng chục triệu đồng. Điều này cho thấy việc thờ cúng tổ tiên của ngƣời giáo dân Công giáo đang dần xích lại với ngƣời Việt không Công giáo, thể hiện rõ yếu tố hội nhập.

Nhƣ vậy, khi đƣa quan niệm về đạo hiếu của mình vào nền văn hóa dân tộc, thì ngƣời Công giáo đã hoàn chỉnh quan niệm thảo hiếu đối với cha mẹ vốn sẵn có trong nền văn hóa Việt Nam, làm cho quan niệm về đạo hiếu của dân tộc trở nên rộng rãi và đầy đủ hơn.

*Hạn chế: Một vài điểm còn hạn chế trong việc thờ cúng tổ tiên, tang ma của ngƣời Công giáo ở Đồng Nai cần nói tới:

Hình 2.15: Bàn thờ tổ tiên trong ngày giỗ ( Nguồn: Tác giả )

Trƣớc tiên là hiện tƣợng mua bán nơi an tang xảy ra ở một ít nơi. Tâm lý ngƣời Việt Nam vốn trọng danh nên họ thƣờng muốn tìm một nơi an tang vừa ý cho ngƣời thân nên để xảy ra hiện tƣợng này. Thiết nghĩ, cần có biện pháp tức khắc và can thiệp kịp thời để chấm dứt tình trạng này. Vì nếu không, những ngƣời không đủ điều kiện kinh tế sẽ dễ rơi vào tình trạng mặc cảm; hay nếu không họ sẽ tìm cách vay mƣợn để đƣợc nhƣ mọi ngƣời rồi dẫn đến hiện trạng nợ nần, kinh tế khó khăn là điều đáng tiếc.

Tiếp theo là việc xây cất mồ mả tốn kém, đắt tiền đang trở thành trào lƣu. Điều này không thật cần thiết trong khi nhìn chung thì mức sống của đại đa số ngƣời dân vẫn chƣa cao, gây tốn kém, ảnh hƣởng kinh tế và cuộc sống ngƣời dân.

Một việc cần bàn tới là việc tổ chức tang lễ của ngƣời công giáo ngày càng kéo dài thời gian. Một số nơi tổ chức tang lễ có thể kéo dài 5 ngày đến một tuần. Việc này vừa gây tốn kém, vừa gây mất vệ sinh nếu nhƣ bảo quản thi hài không tốt. Để kết thúc, xin trích dẫn lời giáo huấn của Thánh Phaolô trong thƣ gửi giáo đoàn Eepheso để nói lên những bổn phận hiếu nghĩa với Tổ Tiên, ông bà cha mẹ mà

ngƣời Công giáo phải tuân giữ: “Hỡi những kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ

trong Chúa: đó là lẽ phải. Hãy thảo kính cha mẹ ngươi, đó là giới răn thứ nhất kèm theo lời hứa rằng để ngươi được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu".

“Còn phần anh em là những kẻ làm cha mẹ, anh em chớ khá làm cho con cái anh em tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng theo lời dạy bảo và khuyên răn của Chúa. Bằng mọi lời cầu xin và khẩn nguyện, anh em hãy nguyện cầu mọi lúc trong Thánh Thần. Hãy tỉnh thức ân cần lo việc đó và cũng hãy cầu nguyện cho tất cả các thánh. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin” (Eepheso 6, 1-4. 18-23).

Một phần của tài liệu Công giáo trong đời sống văn hóa xã hội ở đồng nai báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)