Về mô hình thu gom và vận chuyển

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý CHẤT THẢI rắn tại THỤY điển và bài học KINH NGHIỆM CHO TP HCM (Trang 70 - 73)

- Quyết định 88/2008/QĐUBND về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường

Về mô hình thu gom và vận chuyển

Thụy Điển Việt Nam

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về hệ thống thu gom đã được hình thành ngay từ ban đầu phục vụ cho công tác thu gom tại nguồn; Hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn từ chủ nguồn thải chỉ thu gom và vận chuyển chất thải hữu cơ;

Riêng các chất thải có thể tái chế được thu gom bằng hệ thống cố định và chân không nhằm tăng khối lượng tái chế;

Chất thải được phân ra thành 22 loại chất thải;

Lắp đặt các trạm thu gom các vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng tại các vị trí công cộng trong thành phố nhằm thúc đẩy thu gom các vật liệu từ các nguồn chất thải; Quá trình cải tiến hệ thống thu gom vận chuyển để đáp ứng mục tiêu đặt ra dựa trên hệ thống thu gom đã có.Có cơ sở hạ tầng cụ thể về thu gom chất thải của các nhà máy công nghiệp;

Ngay từ những ngày đầu hình thành hệ thống thu gom tận dụng lại những đường dây thu gom chất thải rắn từ xa xưa, lạc hậu và không phân loại chất thải rắn tại nguồn;

Hệ thống thu gom chất thải rắn tại chủ nguồn thải là thủ công và tập trung tại các điểm hẹn. Sau đó được xe thu gom vận chuyển lấy chất thải rắn tại các điểm hẹn đưa lên công trường xử lý; Chất lượng vệ sinh tại các điểm hẹn không đảm bảo về mặt môi trường;

Chất thải chỉ phân ra khoảng 12 loại chất thải;

Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở công nghiệp được thu gom, vận chuyển và xử lý theo 1 hệ thống riêng biệt nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng yếu kém.

 Về các chương trình quản lý tại thành phố (thu phí, tái chế chất thải, ….) thải, ….)

Thụy Điển Việt Nam

Hệ thống thu phí được quy định cụ thể đối với từng loại chất thải;

Chi phí cho từng phương pháp xử lý chất thải cũng quy định cụ thể;

Khuyến khích người dân tái sử dụng và tái chế vì khi thu gom chất thải hữu cơ, dưới khối lượng quy định sẽ được miến phí;

Khuyến khích các nhà SX tái chế và tái sử dụng chất thải khi đánh thuế vào các nguyên vật liệu và bắt buộc nhà sản xuất phải xử lý chất thải do mình phát sinh.

Chi phí thu gom và xử lý khá cao trong khi tái chế có thể nhân được tiền từ vật liệu tái chế đó nên khuyến khích người dân tái chế, tái sử dụng.

Chi phí xử lý chất thải cao (chôn lấp 120 euro/tấn)

Hệ thống thu phí chưa được quy định rõ ràng;

Đối với chất thải rắn thu dựa vào cơ sở của quyết định 88;

Đối với chất thải rắn công nghiệp chưa có hình thức thu phí cụ thể, dựa vào việc tình nguyện xử lý chất thải;

Chi phí thu chỉ đáp ứng để trang trải một phần chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Hiện nay, Tp.HCM vẫn bao cấp cho việc xử lý chất thải.

Chi phí xử lý thấp hơn khá nhiều so với các nước khác nên không khuyến khích được việc tái chế tại hộ gia đình và thay đổi công nghệ xử lý chất thải.

Chi phí xử lý chất thải thấp (chôn lấp 16 USD/tấn = euro/tấn)

Bài học rút ra tại Tp.HCM

 Chính sách “không chất thải” về cơ bản hiện nay không thể áp dụng được tại Việt Nam trong vì các lý do sau:

 Chưa áp dụng được chương trình phân loại rác tại nguồn;

 Cơ sở hạ tầng cho hệ thống thu gom và xử lý chưa được cải thiện, không phù hợp khi áp sụng chính sách trên;

 Khung pháp lý chưa quy định cụ thể về thuế, phí, chất thải được tái chế;

 Các công cụ kinh tế chưa được hoàn thiện để có thể khuyến khích người dân và nhà sản xuất tái chế chất thải;

 Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn tại Tp.HCM còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

 Trong tương lai, hướng đến sự phát triển bền vững, Tp.HCM cần giải quyết các vấn đề tồn đọng trên thì mới có được cơ sở và tiền đề để áp dụng chính sách “không chất thải”.

Những bài học cụ thể tại TP.HCM

 Đẩy mạnh việc phân loại chất thải rắn tại nguồn;

 Đưa ra các chính sách về thuế và phí cụ thể cho từng loại chất thải;

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý CHẤT THẢI rắn tại THỤY điển và bài học KINH NGHIỆM CHO TP HCM (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)