Một số biện pháp chủ yếu để thực hiện Chơng trình công tác năm 2001 của Viện:

Một phần của tài liệu Tại Bộ xây dựng & Viện kinh tế xây dựng (Trang 28 - 32)

của Viện:

Qua thực tế kinh nghiệm những năm qua cho thấy: muốn thực hiện tốt chơng trình công tác trên và hoàn thành nhiệm vụ đợc giao, Viện đề ra những biện pháp chủ yếu sau:

- Thờng xuyên nắm chắc chủ trơng chính sách của Đảng, pháp luật, của nhà nớc cũng nh của các cấp quản lý trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực trong đầu t và xây dựng bằng cách tham gia đầy đủ,nghiêm túc các lớp học tập trung, các đợt phổ biến Nghị quyết Trung ơng qua các kỳ họp, qua phơng tiện thông tin, qua các tài liệu liên quan...để nghiên cứu vận dụng cho phù hợp. - Theo dõi tình hình thực hiện vận dụng ở các ngành, địa phơng, cơ sở để h- ớng dẫn, giúp đỡ và phát hiên những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung và tiến hành tổng kết từng mặt, từng chuyên đề để rút kinh nghiệm.

- Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa các ngành, các cấp quản lý, các địa phơng và cơ sở,giữa điều hành và chấp hành thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất có tác dụng hỗ trợ, tơng tác lẫn nhau trên tinh thần cầu thị và hợp tác. - Tiếp tục tạo điều kiện nâng cao trình độ cán bộ, công chức thuộc Viện dói nhiều hình thức.

- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần tạo điều kiện cho anh chị em yên tâm, phấn khởi nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ đợc giao, phấn đấu ngày một trởng thành, vững vàng trong cuộc sống và công tác...

- Kiện toàn tổ chức Phân viện kinh tế xây dựng miền nam để củng cố vị trí, vai trò và hoạch định của Phân viện tại khu vực phía nam.

Viện cũng đề ra chiến lựoc phát triển đến năm 2005 và 2010 để đạt mục

tiêu: Viện kinh tế xây dựng tiếp tục phát triển và đạt đựơc ngang tầm về năng lực, trình độ của các trung tâm t vấn quốc gia trong khu vực và các nớc đang phát triển về lĩnh vực kinh tế xây dựng; là trung tâm dữ liệu về kinh tế xây dựng ngang tầm quốc gia và khu vực đủ sức đáp ứng đợc yêu cầu quản lý ở tầm vĩ mô cũng nh vi mô thuộc lĩnh vực đầu t xây dựng đối với mọi loại dự án đầu t.

Để đạt đợc mục tiêu nói trên, Viện đề ra một số giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nh sau:

1. Từng bớc hoàn thiện hệ thống Chỉ tiêu kinh tế và Định mức kinh tế - kĩ thuật trong xây dựng và phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu của toàn bộ quá trình lập, thực hiện dự án và quản lí đô thị. Đó là hệ thống các chỉ tiêu, định mức: Chỉ tiêu suất đầu t - định mức khái toán hoặc chỉ tiêu khái toán, Định mức dự toán tổng hợp, Định mức dự toán chi tiết trong xây dựng và các định mức kinh tế - kĩ thuật trong quản lí đô thị phù hợp với trình độ công nghệ tơng ứng.

Phấn đấu đến năm 2010 đặt khoảng 15.000 đến 17.000 danh mục công tác xây lắp trong hệ thống chỉ tiêu, định mức dự toán chi tiết (trong khi hiện nay mới chỉ có trên 5.000 danh mục công tác đã đợc xây dựng định mức dự toán chi tiết) và phấn đấu đến năm 2005 phải đạt tối thiểu 10.000 danh mụ công tác xây lắp.

Phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành hệ thống định mức kinh tế - kĩ thuật thống nhất phục vụ quản lí các đô thị trong cả nớc thuộc các lĩnh vực: cấp thoát nớc, chiếu sáng, duy tu hè đờng, vệ sinh đô thị, công viên cây xanh, chăn nuôi chim thú ...

2. Trên cơ sở thiết lập đợc một hệ thống Chỉ tiêu kinh tế và Định mức kinh tế - kĩ thuật tơng đối hoàn chỉnh, Viện sẽ nghiên cứu đề xuất một cơ chế

hình thành chi phí và giá cả xây dựng phù hợp với nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới. Đây là công cụ để quản lí và điều tiết thị trờng xây dựng của nhà nớc mà trực tiếp là các dự án của nhà nớc giữ vai trò chủ đạo cũng nh gián tiếp đối với các dự án thuộc các thành phần kinh tế khác. Hệ thống chi phí giá cả xây dựng thờng xuyên đợc cập nhật và thông tin rộng rãi đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lí, các nhà đầu t, các nhà t vấn và các nhà thầu.

Trong lĩnh vực kinh tế đô thị, Viện nghiên cứu đề xuất các vấn đề nh: nội dung kinh tế đô thị của Việt Nam, những cơ chế chính sách trong quản lí và phát triển đô thị (tập trung vào các cơ chế, chính sách kinh tế, phơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế ...).

3.Tổ chức đào tạo, bồi dỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kíên thức cho các cán bộ nghiên cứu trong Viện, cũng nh lực lợng chuyên gia làm kinh tế xây dựng ở các ngành, các địa phơng , các tổ chức t vấn đáp ứng yêu cầu của từng thời kì theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể:

Nghiên cứu cơ chế quản lí đầu t và xây dựng phù hợp với thực tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập từng bớc với khu vực và quốc tế.

Nghiên cứu, xây dựng và quản lí hệ thống Chỉ tiêu kinh tế, Định mức kinh tế - kĩ thuật trong xây dựng và quản lí đô thị.

Nghiên cứu vấn đề tài chính, kinh tế của dự án (lập và đấnh giá0. Nghiên cứu và quản lí chi phí dự án (tại hiện trờng).

Nghiên cứu phơng pháp đo bóc tiên lợng dự toán (lập và quản lí). Nghiên cứu nội dung lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.

Nghiên cứu các nội dung chủ yếu về kinh tế đô thị của Việt Nam, cơ chế chính sách kinh tế đô thị.

Thực hiện chuyên môn hoá sâu đến từng cán bộ nghiên cứu viên trong Viện. Mỗi cá nhân phải trở thành chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực công tác đợc đảm nhận. Phấn đấu đến năm 2002, Viện trở thành một cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh về kinh tế xây dựng.Để thực hiện đợc điều này, Viện đặt ra quy hoạch cán bộ đến năm 2010 là:

+ 15 - 20% cán bộ trong Viện có trình độ Tiến sĩ. + 20 - 25% cán bộ trong Viện có trình độ Thạc sĩ. + Các nghiên cứu viên còn lại đều có trình độ Đại học.

Và đến năm 2005 ít nhất phải đạt đợc 10% cán bộ trong Viện có trình độ Tiến sĩ; 15% cán bộ trong Viện có trình độ Thạc sĩ.

Các chuyên gia về kinh tế xây dựng nói trên của Viên cũng nh của các ngành, địa phơng đợc gắn kết lại thông qua Hội Kinh tế xây dựng.

4. Mở rộng mối quan hệ quốc tế với các nớc phát triển trong khu vực và trên thế giới, thông qua đó tham khảo và học hỏi những kinh nghiệm, bài học của họ trên bớc đờng phát triển đất nớc. Trớc mắt duy trì và thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp sẵn có với Trung Quốc là nớc có đặc điểm phát triển giống Việt nam và một số hãng t vấn có quan hệ truyền thốngnh:DAVIS LANGDON&SEAH, RAWLINSONS ...

5. Tổ chức hoạt động th viện chuyên ngành kinh tế xây dựng thuộc Viện trở thành một Trung tâm dữ liệu về kinh tế xây dựng để các cơ quan, đơn vị và các chuyên gia trong và ngoài ngành có thể khai thác và sử dụng.

6. Duy trì hoạt động của tờ "Thông tin kinh tế xây dựng" làm diễn đàn để phổ biến các cơ chế, chính sách của Nhà nớc cũng là nơi để các chuyên gia trong cả nớc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm của công tác nghiên cứu cũng nh quản lí trong lĩnh vực này.

7. Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại đủ đáp ứng yêu cầu của công tác đặt ra. Cụ thể là:

Phấn đấu đến năm 2005 sẽ trang bị máy vi tính cá nhân cho 100% cán bộ nghiên cứu, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân thực hiện chuyên môn hoá sâu, trở thành các chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực công tác đợc phân công. Hệ thống máy vi tính trong Viện cũng nh bên ngoài và quốc tế đợc dễ dàng, thuận lợi.

Trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ công tác thông tin, in ấn phục vụ yêu cầu của công tác nghiên cứu và quản lí của Viện (mỗi loại tài liệu nghiên cứu sẽ phát hành khoảng 500 bản vào năm 2005 và 2010).

Trang bị phơng tiện đi lại đủ để đáp ứng yêu cầu hoạt động trên lĩnh vực công tác của Viện trong phạm vi cả nớc.

phần iI:

Tìm hiểu về phòng kinh tế đô thị

Quản lý đô thị luôn là một số lĩnh vực hết sức rựng lớn và phức tạp Quản lý đô thị có nghĩa là thực hiện một loạt các biện pháp quản lý để quản lý một đô thị một cụm đô thị và một hệ thống đô thị của một quốc gia phát triển theo đúng qui hoạch và kế hoạch đề ra. Trong số các lĩnh vực chủ yếu của công tác quản lý đô thị thì lĩnh vực Kinh Tế Đô Thị là một lĩnh vực rất quan trọng

Một phần của tài liệu Tại Bộ xây dựng & Viện kinh tế xây dựng (Trang 28 - 32)