Trên mặt trận chính trị

Một phần của tài liệu Báo nghệ an với cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước ở miền nam trong những năm 1965 1968 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 53 - 125)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2.Trên mặt trận chính trị

Những thắng lợi trên mặt trận chính trị là một trong những chủ đề chính được các số báo đề cập nhằm góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cùng với những thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự diễn ra trên các địa phương, thì trong khắp các thành thị, lực lượng công nhân, học sinh, sinh viên, phật tử, một số binh sĩ … đấu tranh đòi Mỹ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ, đòi thống nhất Tổ quốc. Cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào miền Nam phần nào đã được phản ánh trên báo Nghệ An từ năm 1965- 1968 một cách kịp thời, chính xác.

Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của đồng bào miền Nam diễn ra sôi nổi trong các thành phố lớn như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn… với những tin tức: Bão táp lại nổi lên ở Huế- Đà Nẵng và thị xã Quảng Trị (só 353); Cuộc đấu tranh dữ dội nhất đối với các cơ sở của Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong 10 năm qua”( số 356). Công nhân miền Nam sôi nổi đấu tranh nhân dịp

ngày quốc tế lao động 1- 5 (số 382); Đại diện Giôn- xơn miệng nói “Hòa bình” tay vung “Binh hỏa” ( số 381). Chế giễu một cách hài hước những thất

bại thảm hại của Mỹ: “Bại tướng” Tây-lo về vườn nhà, “Bại sứ” Ca- bốt- lốt

lại sang giữ vườn…dưa” (số 406)…

Chẳng hạn khi phản ánh về cuộc đấu tranh quật khởi của đồng bào miền Nam , nhất là tăng ni, phật tử, học sinh, sinh viên… trên mặt trận chính trị làm rung chuyển bộ máy cai trị của ngụy quyền Sài Gòn, báo Nghệ An, số 356 có đoạn:

Theo các hãng thông tin nước ngoài, chiều ngày 22 - 1- 1965, 500 vị sư nam, sư nữ và đồng bào theo đạo Phật ở Sài Gòn mang theo nhiều biểu ngữ đã biểu tình qua nhiều đường phố và kéo đến sứ quán Mỹ kịch liệt phản đối Mỹ và bọn tay sai Trần Văn Hương. Trong khi đó thì ở Huế, cũng trong ngày 22- 1- 1965, 300 sinh viên đã họp trước trường Đại học Huế nghe những bài diễn văn “Chống Mỹ và chống chính phủ Trần Văn Hương. Sinh viên Huế đòi cách chức 4 viên tướng vừa được Mỹ và Trần Văn Hương đưa vào “Chính phủ” ở Sài Gòn và đòi Mỹ đình chỉ việc can thiệp vào công việc của Việt Nam”.

Bước sang năm 1966, báo Nghệ An đã phản ánh đầy đủ hơn, kịp thời hơn cuộc đấu tranh của đồng bào đô thị miền Nam. Bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân được tái hiện với rất nhiều các hình thức khác nhau như: mít tinh, biểu tình, tuần hành, diễn thuyế...tiêu biểu như cuộc đấu tranh của phụ nữ với dòng tin: Phụ nữ miền Nam kiên cường đấu

tranh chống Mỹ, cứu nước (số 451); đặc biệt, báo Nghệ An đã tập trung phản

ánh về cuộc đấu tranh của đồng bào các đô thị lớn chống tập đoàn tay sai Thiệu - Kỳ với một loạt các tin tức như: Hơn 3 vạn người ở Sài Gòn và Huế

biểu tình chống Mỹ và tay sai Thiệu - Kỳ (số 473); Bão táp nổi lên ở các đô thị miền Nam (số 475); Bất chấp sự đàn áp của Mỹ và tay sai đồng bào đô thị miền Nam rực lửa căm thù và tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn (số 477),

Phong trào đấu tranh đòi lật đổ Thiệu - Kỳ và chống Mỹ ở các đô thị miền Nam vẫn tiếp tục buộc chúng phải trả nợ máu ở Đà Nẵng (số 490); Ngọn lửa đấu tranh ở các thành thị miền Nam ngày càng bốc cao (số 492); Chống Mỹ -

Thiệu - Kỳ đàn áp và đòi tẩy chay trò hề bầu cử “Quốc hội” (số 495); phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã thúc đẩy giai cấp công nhân đứng dậy: Công nhân Sài Gòn tiếp tục đấu tranh (số 533); Theo Thông tấn xã giải phóng, chỉ mấy tháng đầu năm đã có: trên 37 vạn lượt đồng bào miền Trung

Nam Bộ liên tục đấu tranh chính trị (có trên 2 vạn lượt đồng bào đô thị “Ấp

chiến lược” và binh sĩ ngụy tham gia. …( số 539).

Trước cuộc đấu tranh như vũ bão của đồng bào miền Nam, đế quốc Mỹ và bọn tay sai Thiệu - Kỳ đã đàn áp đẫm máu, chúng thẳng tay bắt bớ, tra tấn, giết hại…hàng nghìn người tham gia cùng đồng bào vô tội. Nhưng tội ác của chúng không thể làm nao núng tinh thần yêu nước, ý chí căm thù của đồng bào ta. Nhân dân Huế, Sài Gòn và các thành thị khác vẫn tiếp tục tẩy chay chúng. Ngọn lửa đấu tranh vẫn cháy âm ỉ trong các đô thị. Bọn Mỹ- Thiệu- Kỳ gây nên biển máu, nhất định chúng sẽ chết chìm trong máu.

Ngoài ra, báo Nghệ An còn đưa tin về sự khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn, về cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa phe phái các tướng lĩnh Ngụy quyền Sài Gòn cùng những phân tích về tương lai của những kẻ đứng đầu chính quyền đó. Tiêu biểu về chủ đề này là bài “Bọn tướng Việt gian còn

tiếp tục đá nhau” trên báo Nghệ An, ngày 25- 3- 1966. Bài báo viết:

Ngày 11-3, đài phát thanh Sài Gòn báo tin Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh quân đoàn 1 xin nghỉ một thời gian để “chữa bệnh”. Bản thông cáo của cái gọi là “Đại hội đồng quân lực” cho biết là tổ chức này đã chấp nhận sự từ chức của Thi vì “lí do sức khỏe”. Nhưng cả những người ngây thơ nhất về chính trị cũng đều hiểu rằng tướng Thi vẫn khỏe, và việc Thi rút khỏi cái bộ máy thối nát và rối ren hiện nay của ngụy quyền miền Nam Việt-nam hoàn toàn chỉ có

nghĩa là Thi, con người hùng của mấy cuộc đảo chính trước, giờ đây lại bị làm đảo chính. Và kẻ gạt Thi lại chính là Kỳ [15].

Hòa phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam anh hùng phải kể đến những tấm gương anh dũng quật cường của đồng bào miền Nam được hun đúc từ truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc. Bởi vậy, những tấm gương tiêu biểu cho “Miền Nam thành đồng Tổ quốc” được báo Nghệ An phản ánh một cách sinh động, đó là những chiến công xuất sắc của các cá nhân anh hùng. Chính họ đã góp một phần không nhỏ tạo nên những bản anh hùng ca bất hủ cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Ngoài việc biểu dương, phản ánh những tấm gương anh hùng còn nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm chiến đấu, nhân rộng thành tích điển hình, nổi bật:

Noi gương Lê Văn Dau tất cả vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước ( số 383); Em Văn tước súng địch ( số 390); Trích “ Sống như Anh”, từ số 409 – năm 1965

kéo dài đến năm 1966 với 29 số kể về tấm gương chiến đấu kiên cường, bất khuất của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi; Trên núi rừng Pơ- lây-me hùng vĩ: Kơ-

lon, một thiếu niên anh hùng 15 tuổi diệt 88 tên địch (số 473) Chuyện chống càn của đồng bào Điện Bàn: Tay không đẩy lùi xe bọc thép Mỹ (số 455); Gương anh dũng của một chiến sĩ giao liên (số 508); Điều xe lội nước (số

515); Ôm mìn lao vào địch (số 525); Nguyễn Văn Bé: trung kiên bất khuất,

anh dũng tuyệt vời (số 555); Chuyện chiến đấu của dũng sĩ Bùi Huân Chương chiến công giải phóng hạng nhất: Một đêm bắn tan xác 2 máy bay Mỹ bằng súng trường (số 566); Các chiến sĩ bắn tỉa của Rum – Đuôn (số 583); Một trận đánh hay (số 605); Em gái 13 tuổi làm câm họng cả một bầy ác ôn “bình định”, Trần văn Dực - dũng sĩ thiếu niên (số 628); Bà mẹ Huế lập công bắt sống tên đại tá Mỹ (số 674); Một nữ dân công bắt ác ôn (số 676); Trên mặt trận Khe Sanh: Bùi Ngọc Dương xả thân vì nước (số 878); Tuổi nhỏ miền Nam anh hùng: Em Ngoe 10 tuổi bắn rơi máy bay gặc Mỹ xâm lược (số 697); Đội nữ pháo binh vùng đất đỏ (số 676); Người Sài Gòn đánh giặc: hai cha con bác nông dân vùng cầu chữ Y (số 676); Dũng sĩ Khe Sanh: Y tá Hoàng

Ngọc Thùy, dũng cảm và tận tụy (số 714); Hai cô gái dũng sĩ diệt Mỹ ở Tây Nguyên (số 726); Bác trinh sát nông dân (số 727); Dũng sĩ 15 tuổi làm theo lời Bác (số 731); Người “ mẹ giải phóng trên núi rừng Tây Nguyên” (số 735); Dũng sĩ đâm Lê Trần Hiền (số 752); Miền Đông Nam Bộ vừa qua đã mở hội nghị liên hoan những “dũng sĩ diệt Mỹ” và đại biểu “Đơn vị anh hùng diệt Mỹ

(số 494)….

Đồng thời báo Nghệ An cũng phác họa những nét cơ bản về cuộc

sống của đồng bào miền Nam “Trong vùng giải phóng: xây nhà, sửa nhà, đào

hầm trú ẩn, quyên góp…”( số 531) hay “Thắng lớn mọi mặt trong vùng giải phóng miền Nam” (số 547) được báo Báo Nghệ An đăng tải và phản ánh kịp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời.

Bước sang năm 1967, phong trào đấu tranh chính trị tiếp tục dâng cao. Báo Nghệ An theo sát những diễn biến các cuộc đấu tranh của quân và dân miền Nam. Chỉ trong tháng 8 đã có “gần 3 vạn lượt đồng bào đấu tranh chính

trị” với địch, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người và gia đình binh sĩ

ngụy. Đặc biệt những cuộc đấu tranh trực diện với ngụy đã nổ ra ở Cần Thơ, Sóc Trăng…chống tội ác, chống bắt xâu, bắt lính, tẩy chay trò hề bầu cử bịp bợm và đòi các quyền dân sinh. dân chủ. Đồng bào Khơ me còn đòi mở thêm trường học và dạy chữ dân tộc cho con em mình.

Mặt khác báo Nghệ An cũng có nhiều bài viết lật tẩy cái được gọi là

“Trò hề bầu cử tổng thống” với tiêu đề “Thiệu - Kỳ “đại cử” hay “đắc tử”.

Báo Nghệ An đã đưa ra những lời bình luận sắc bén của mình và của các báo chí nước ngoài về kết quả của cuộc bầu cử chính quyền Ngụy. Bài viết có đoạn: “ Qua cái việc bầu bán chánh tổng và phó tổng ở vườn dưa nát bét của ngụy quyền Sài Gòn vừa rồi, hai tên tướng cao bồi Thiệu - Kỳ đã “đắc cử”. Có người nói đó là câu chuyện chó ngáp phải ruồi. Nói vậy không được đáng lắm, đành rằng Thiệu - Kỳ đích thực là chó săn của Mỹ. Hai tên độc tài này “đắc cử” đâu phải là câu chuyện ngẫu nhiên mà chính là do việc gian lận trong việc bầu bán bịp bợm của chúng đấy chứ? Chả thế mà tờ báo Thời đại

bị Thiệu - Kỳ đóng cửa vì đã đăng bài vạch rõ 85% số phiếu bỏ trong cuộc bầu cử chánh phó tổng vừa qua là gian lận ư?” .

Để minh họa cho những nhận định của mình, báo Nghệ An đã trích những đánh giá của báo chí nước ngoài về cuộc bầu cử tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, như tờ thời báo của Anh, tờ Thế giới của Pháp. Theo tờ Thời

báo thì: “Có nhiều trường hợp cách thức bỏ phiếu là không thể chấp nhận được”. Tờ Thế giới của Pháp thì viết: “…các nhà quân sự đang nắm chính

quyền và đằng sau các nhà quân sự đó là một đội quân viễn chinh của nước ngoài. Và các nhà quân sự ấy lại chính là các ứng cử viên thì làm sao mọi người lại có thể tự do phát biểu ý kiến được…”. Báo đã vạch rõ sự gian lận của trò hề bầu cử; đứng đằng sau Thiệu - Kỳ là bàn tay đạo diễn của đế quốc Mỹ, chính Mỹ đã bế Thiệu- Kỳ và đặt ngồi vào cái ghế đã chuẩn bị sẵn từ trước. Giặc Mỹ bị thua cay ở miền Nam cũng như miền Bắc, chúng cần một chính quyền Ngụy ổn định ở Sài Gòn nên mới giật giây bày ra trò hề bầu cử. Theo tờ Thời báo tài chính của Anh thì: “Sự thật là Mỹ đã bày ra trò tuyển cử nhằm tìm cách tranh thủ thêm sự ủng hộ đối nội cũng như đối ngoại cho việc Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam [19].

Năm 1968 các cuộc đấu tranh của đồng bào đô thị miền Nam vẫn tiếp diễn với các cuộc đấu tranh của công nhân xăng dầu Sài Gòn (số 662) và 8500 công nhân điện nước và bốc vác ở Sài Gòn còn tiếp tục bãi công (số 664). Cuộc đấu tranh đã buộc chính quyền Sài Gòn phải chấp nhận một số yêu sách nhưng không thỏa mãn, công nhân vẫn tiếp tục đấu tranh.

Đặc biệt, năm 1968 báo Nghệ An giành nhiều thời lượng hơn để phản ánh về những thành tích nổi bật của các cá nhân và tập thể xuất sắc của quân dân miền Nam: Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải

phóng miền Nam tặng thưởng Huân chương Tổ quốc và Huân chương thành đồng cho các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam (số 658); Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng huân chương cho các đơn vị lập chiến công xuất sắc trong những ngày

đầu xuân năm 1968 (số 672); Bà Nguyễn Thị Định được tặng giải thưởng quốc tế hòa bình Lênin năm 1967 (số 692).

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân còn phải kể đến sự đóng góp của các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình. Trong 2 ngày 30 và 31- 7, Liên minh các lực lượng này họp lần thứ 2 đã đề ra những chính sách và chủ trương cụ thể trong công cuộc cứu nước và kiến quốc, trong đó một lần nữa xác định chủ trương đoàn kết mọi lực lượng và cá nhân yêu nước chống chiến tranh xâm lược, đánh đổ chế độ bù nhìn tay sai…giành độc lập, dân chủ và hòa bình [34].

Tổng kết thành tích và kêu gọi đẩy mạnh cao trào giết giặc lập công, theo thông tấn xã giải phóng, vừa qua lực lượng vũ trang Tây Nguyên mở Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ lần II. Đại hội thành công rực rỡ đã góp phần to lớn đưa phong trào đấu tranh phát triển lên một bước mới (số 748).

Với tinh thần còn gì cứ đem đóng góp cho cách mạng, giành được độc lập, tự do rồi cái gì cũng có tất”, đồng bào miền Nam ruột thịt đã không

ngại hi sinh, gian khổ dũng cảm đứng lên kiên cường đấu tranh chống lại kẻ thù. Cuộc đấu tranh chính trị rộng khắp đã góp phần làm thất bại âm mưu của Mỹ và đẩy chính quyền Sài Gòn lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng không có lối thoát.

2.3.3. Trên mặt trận ngoại giao

Bên cạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị đến đầu năm 1967, sau thắng lợi trong hai mùa khô 1965- 1966 và 1966- 1967, Trung ương Đảng chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao, nhằm tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ, vạch trần luận điệu hòa bình bịp bợm của chúng, nêu cao tính chất chính nghĩa, lập trường đúng đắn của ta, tranh thủ rộng rãi sự đồng tình ủng họ của dư luận quốc tế.

Mục tiêu đấu tranh trước mắt của ta là đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, coi đó là điều kiện tiên quyết để đi đến thương lượng ở bàn hội nghị.

Ngày 31- 3- 1968, sau đòn tấn công bất ngờ của quân dân ta trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Giôn xơn tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và bắt đầu nói đến đàm phán với Việt Nam.

Báo Nghệ An, số 692 ra ngày 14-5- 1968 bắt đầu đưa tin, phản ánh

về cuộc đấu trí không mệt mỏi giữa ta và địch trên bàn đàm phán Pari. Bắt đầu với chuyến đi của Bộ trưởng Xuân Thủy đến Pa-ri để tiến hành cuộc nói chuyện chính thức với đại diện chính phủ Mỹ mở đầu cho quá trình đấu tranh gay gắt trên bàn thương lượng để tiến tới một giải pháp về vấn đề hòa bình ở Việt Nam; cho đến “Phiên họp đầu tiên của cuộc nói chuyện chính

thức giữa đại diện chính phủ ta và đại diện chính phủ Mỹ đã diễn ra tại Pa- ri” đã được Báo Nghệ An, số 693 phản ánh một cách đầy đủ. Trong đó báo

đã đưa đến cho người đọc những lời phát biểu sâu sắc của bộ trưởng Xuân Thủy thể hiện rõ lập trường của ta cũng như những luận điệu cũ rích của Mỹ đã bị nhân dân thế giới lên án và bác bỏ. Tiếp đó báo đưa tin về “Phiên họp

Một phần của tài liệu Báo nghệ an với cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước ở miền nam trong những năm 1965 1968 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 53 - 125)