Tiến tới tương lai

Một phần của tài liệu An ninh trong mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 (Trang 93 - 95)

Như định nghĩa của nó, dịch vụ dữ liệu di động không chỉ có như vậy. Khi các giải pháp và các vấn đề triển khai công nghệ mới nhất trở nên rõ ràng hơn thì sẽ có nhiều khả năng mới xuất hiện nhiều nõ lực lớn đang được bỏ ra trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa để xác định những giải pháp mạnh hơn.

Một điều quan tâm cụ thể của dự án hợp tác thế hệ thứ ba (3GPP; xem trang Web www.3gpp.org) là tiếp tục phát triển công nghệ GSM/GPRS đã được mô tả. Mục tiêu chính là phát minh các giao thức, các chỉ tiêu kỹ thuật, các khái niệm về một mạng di động “ toàn IP” đang xuất hiện - một mạng mà tất cả các lưu lượng : thoại, dữ liệu được truyền tải trong các gói IP.

Sự hiện thực hóa tất cả các phần công việc của 3GPP chưa được cụ thể hóa. Thực sự, sự triển khai công nghệ hiện tại đã đủ thách thức đối với nhiều người. Tuy vậy, cũng cần xem xét những gì có thể có ở phía trước.

Một phần nhiệm vụ của 3GPP đã được thực hiện nhờ việc tăng cường khả năng của các phần tử GPRS hiện nay. Trong tiêu chuẩn mới nhất, SGSN, GGSN và HLR đã được nâng cấp sao cho chúng có thể đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật của truyền dẫn và các yêu cầu thông tin của nhiều loại lưu lượng do 3GPP định nghĩa. Các phần tử được nâng cấp được gọi là E-GGSN, E-HLR, … với việc đưa têm chữ E có nghĩa nâng cao, cũng giống như công nghệ EDGE.

Bên cạnh các phiên bản nâng cao của các phần tử hiện có, một lưu lượng tổng hợp thoại, dữ liệu và đa phương tiện đòi hỏi cải thiện việc quản lý di động cho các cuộc gọi thời gian thực/thời gian không thực và việc kiểm soát giao thức. Điều này có nghĩa là cần có các phần tử mới và sự bổ sung đó được đề xuất như sau:

 Chức năng điều khiển tình trạng cuộc gọi (CSCF) kiểm soát quá trình cuộc gọi tới và đi khỏi mạng di động.

 Cổng báo hiệu(SGW) làm trung gian điều khiển cuộc gọi giữa mạng di động và mạng điện thoại chuyển mạch công cộng - PSTN(sử dụng hệ thống báo hiệu số 7)

 Chức năng điều khiển cổng phương tiện (MGCF) kiểm soát trạng thái cuộc gọi và chuyển mạch qua MG.

 Cổng phương tiện (MG) thực hiện xử lý luồng phương tiện.

Do số lượng các phần tử mạng tăng lên này, cần có các giao diện mới và 3GPP đã thêm chuỗi “M” vào chuỗi “G” hiện có. Điều này là không bình thường và để hoàn chỉnh bức tranh giao diện “Cx” được đưa ra để định nghĩa lien kết giữa E- HLR với CSCF.

Xu hướng chung của 3GPP là tích hợp chặt chẽ lưu lượng chạy qua máy di động. Đây là quan điểm khác biệt với xu hướng phát triển CDMA - giải pháp cdma2000 kiên trì hai mạng song song, một mạng chuyển mạch kênh và một mạng chuyển mạch gói. Cũng chưa thể nói được giải pháp nào tốt hơn hoặc có thể một cái gì khác nữa như các mạng LAN vô tuyến sẽ được chấp nhận rộng rãi.

CÁC KHUYẾN NGHỊ CẦN CHÚ Ý

 Với việc mạng di động phát triển nhanh chóng và tiến tới mạng toàn IP, an ninh di động đã trở thành một vấn đề cấp bách.

 Các nhà thiết kế mạng di động đã đưa ra các biện pháp bảo vệ an ninh cho mạng, nhưng do đặc thù vô tuyến nên các biện pháp này chỉ có hạn và chỉ hạn chế ở truyền dẫn vô tuyến va một phần mạng lõi. Vì thế để tăng cường an ninh trên toàn bộ đường truyền cần sử dụng kết hợp các biện pháp an ninh khác như SSL(Secure Sockets Layer), TSL (Transport Layer Security), IPSec.

 Một điểm quan trọng là không phải các nhà khai thác nào cũng triển khai các biện pháp an ninh như thiết kế, vì thế cần phải có quy chế kiểm tra các biện pháp an ninh trong các mạng được triển khai như đã cam kết với khách hang.

 Lỗ hổng an ninh trong mạng thường xẩy ra ở điểm chuyển đổi giao thức an ninh. Vì thể cần có biện pháp đặc biệt để đảm bảo an ninh cho các điểm xung yếu này.

 An ninh trong mạng lõi 3G có thể được tăng cường bằng cách sử dụng các cơ chế an ninh dựa trên sử dụng AAA RADIUS cùng với quy định bí mật dung chung và chứng nhận khoá công cộng.

 MVPN cùng với các phương pháp truyền tunnel là một giải pháp an ninh toàn bộ và là một dịch vụ đầy hứa hẹn.

 Ngay cả có công nghệ an ninh mạnh, an ninh của các hãng vẫn không được đảm bảo nếu các người sử dụng hệ thống không tuân thủ các quy định về an ninh. Các hãng cần đưa ra các chính sách an ninh. Chính sách này bao gồm tất cả các mặt khác nhau của các biện pháp an ninh hãng: bao gồm cả công nghệ, sử dụng và tiết lộ thông tin mật trong xí nghiêp.

 Việt nam cũng nên bắt đầu thành lập các nhóm nghiên cứu viết phần mềm cho các giải thuật an ninh 2G, 3G. Chỉ có thế Việt nam mới làm chủ đựơc an ninh mạng cho mình. Các hãng khai thác viễn thông di động cần có kế hoạch để hỗ trợ các nhóm này. Trước hết các nhóm này có thể viết phần mềm cho các giải thuật A3 và A8 dựa trên một số cải tiến mới nhất cho các giải thuật này.

Một phần của tài liệu An ninh trong mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w