Mối quan hệ giữa yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá với sự phân bố, số lượng tế bào

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và thành phần loài vi tảo ở hồ chứa nước bộc nguyên hà tĩnh (Trang 45 - 49)

A B Vị trí

3.5.Mối quan hệ giữa yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá với sự phân bố, số lượng tế bào

vi tảo :

Các loài vi tảo sống trong môi trường nước thì thành phần loài, sự phân bố và biến động về mặt định tính cũng như định lượng của chúng chịu tác động tổ hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là ánh sáng, nhiệt độ, sự xáo trộn cột nước, các yếu tố hóa học như độ muối, ion, các chất dinh dưỡng…

Qua bảng 3.16 và biểu đồ 3.9 trong 3 đợt với các yếu tố về nhiệt độ, pH, hàm lượng dinh dưỡng …đều thích hợp cho nhiều loài vi tảo nên thành phần loài (gặp 58 loài) khá đa dạng và số lượng tế bào là 23,4 x 105 Tế bào/lit. Điều này theo chung tôi là tại đợt nghiên cứu 2 trùng vào mùa xuân đây là thời điểm phù hợp với nhiều loài tảo nên trong đợt này là đa dạng nhất.

Đợt thu mẫu thứ 1 trùng vào thời điểm mùa đông khí hậu lạnh (19.50C) so với các đợt khác và các yếu tố như các muối dinh dưỡng trong thủy vực nghiên cứu cũng thấp nên thành phần loài và số lượng tế vào ít hơn các đợt nghiên cứu khác.

Đợt 3: vào giữa hè nên một số yếu tố không phù hợp cho vi tảo phát triển như nhiệt độ (nhiệt độ nước là 35,2 0C). Số loài gặp và số lượng tế bào giảm so với đợt 2.

Xét mối quan hệ giữa yếu tố môi trường và thành phần loài trên biểu đồ 3.9 ta thấy rằng COD ít ảnh hưởng đến thành phần loài và số lượng tế bào của tảo. Các yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ, pH,…trong đó có hai khuynh hương các loài bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi DO, pH, độ trong là Cosmarium viridis (Corda) Josh, Cosmarium pygmaum Arch…và các loài ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ, hàm lượng PO43- là: Phormidium fragile (Menegh) Gom., Ceratium hisrundinella

(O.F.M.) Bergh,….

Biểu đồ 3.9: Mối quan hệ giữa yếu tố môi trường và sự phân bố thành phần loài vi tảo

Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá với sự phân bố, số lượng tế bào vi tảo tại địa điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Nhiệt độ 19,5 29,7 35,2 pH 6,83 6,95 6,91 Độ trong 92,8 90,3 94,9 DO 8,60 9,67 8,94 COD 8,60 9,67 8,94 NH4+ 0,033 0,040 0,029 PO43- 0,018 0,030 0,032 Số loài 32 58 46 Số tế bào 19,7 x 105 23,4 x 105 21,9 x 105 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: A. Kết luận: 47

Qua quá trình khảo sát, phân tích chất lượng nước và thành phần vi tảo ở hồ chứa nước Bộc Nguyên cho phép tôi đưa ra những kết luận sau:

1. Tại thời điểm nghiên cứu thì chất lượng nước hồ chứa Bộc Nguyên tương đối sạch. Các chỉ tiêu về yếu tố môi trường như: pH, DO, COD, NH4 +, PO4 3-

đều nằm trong giới hạn cho phép của giới hạn A ( TCVN 5942- 1995).

2. Đã xác định được 93 loài và dưới loài thuộc, chúng thuộc 8 lớp, 12 bộ, 24 họ, 5 ngành: Cyanophyta, Dinophyta, Heterokontophyta, Euglenophyta và

Chlorophyta. Trong đó:

+ Ngành Cyanophyta có 11 loài và dưới loài thuộc 2 lớp, 2 bộ, 5 họ. + Ngành Dinophyta có 2 lo i à thuộc 1 lớp, 2 bộ, 2 họ .

+ Ngành Heterokontophyta có 7 lo i à thuộc 2 lớp, 3 bộ, 5 họ.

+ Ngành Euglenophyta có 3 loài và dưới loài thuộc 1 lớp, 1 bộ, 1 họ. + Ngành Chlorophyta có 70 loài và dưới loài thuộc 2 lớp, 4 bộ, 11 họ.

Các chi đa dạng nhất là: Staurastrum, Cosmarium, Pediastrum...các loài thườnggặp Microcytis aeruginosa Kuetz. emend Elenk, Ceratium hirundinella

(O.F.M.) Bergh,...

3. Thành phần loài và số lượng tế bào vi tảo có sự biến động giữa các đợt nghiên cứu. Đợt 2 có số loài gặp và số lượng tế bào cao nhất (58 loài - 23,4 x 105

TB/l) và thấp nhất ở đợt 1 (32 loài - 19,7 x 105 TB/l). Theo các điểm nghiên cứu: cao nhất ở điểm 1, điểm 6 và điểm 7. Điều này cho thấy sự phát triển của vi tảo ở hồ Bộc Nguyên phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố thủy lý, thủy hóa và chế độ thủy văn của hồ.

4. Bước đầu chúng tôi nhận thấy vào mùa hè (đợt thu mẫu thứ 3) trong số các yếu tố môi trường được phân tích và xem xét có ảnh hưởng đến sự phân bố vi tảo gồm nhóm 1 đó là DO, pH, độ trong và nhóm 2 là nhiệt độ và PO 4 3- (chưa thấy rỏ mối quan hệ giữa COD với sự phân bố vi tảo)

B. Đề nghị:

- Cần đi sâu nghiên cứu từng ngành vi tảo và tìm hiểu thêm các yếu tố về thuỷ lý, thuỷ hoá như NO-

3 , SiO2...để có thể rút ra kết luận tổng quát hơn. - Trong quá trình nghiên cứu bắt gặp một số tảo độc như Microcystic

aeruginosa vì vậy cần phải tăng cường công tác giám sát, bảo vệ thượng nguồn, đê bao và cần phải có biện pháp xử lý nước dùng cho sinh hoạt, hạn chế tác hại của tảo độc với sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu Chất lượng nước và thành phần loài vi tảo ở hồ chứa nước bộc nguyên hà tĩnh (Trang 45 - 49)