4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất cát pha trồng trong vụ xuân 2008 tại trại thực nghiệm nông nghiệp Khoa Nông - Lâm – Ngư Trường Đại Học Vinh.
2.3. Đối tưọng, vật liệu nghiên cứu2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là phân Kali clorua được thực hiện trên giống bí Đanh - GS560.
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu được sử dụng để nghiên cứu là giống bí Đanh- GS560 do Công ty TNHH giống cây trồng Hoàng Nông.
2.4. Phương pháp thực nghiệm2.4.1. Quy trình kỹ thuật2.4.1. Quy trình kỹ thuật 2.4.1. Quy trình kỹ thuật 2.4.1.1. Kỹ thuật làm đất
Ruộng thí nghiệm được đặt trên chân đất cát pha.trước khi làm đất, làm sạch cỏ dại rồi tiến hành làm đất.
Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, san phẳng mặt luống và đảm bảo độ ẩm đất khoảng 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng sao cho đất đồng đều. Theo kinh nghiệm của bà con nông dân có thể làm đất theo hai phương pháp trên đất màu và đất bãi.
- Trên đất màu; sau khi giải phóng cây trồng trước, đất được cày sâu (15 - 20 cm) và bừa kỹ như chuẩn bị đất trồng khoai. Sau khi bừa san phẳng ruộng thì tiến hành đào hố cách nhau 1m, bỏ phân chuồng và phân vô cơ bón lót vào hố rồi lấp lại.
- Trên đất bãi: Thường không phải cày bừa mà đào hố theo mật độ quy định rồi bón lót phân chuồng và phân vô cơ và lấp lại
2.4.1.2. Kỹ thuật bón phân
- Lượng phân bón:
+ Phân chuồng 20 tấn/ha + Phân Đạm urê 350 kg/ha + Phân super lân 400 kg/ha
+ Phân Kaliclorua được bón với các tỷ lệ khác nhau tương ứng cho các công thức I., II, III, IV, V là: 0 – 150 – 200 - 250 – 300 kg/ha
- Kỹ thuật bón:
+ Bón lót :Toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 đạm + 1/4 kali.
+ Thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn (sau khi mọc 30-35 ngày). Bón 1/4 đạm + 1/4 kali .
+ Số phân còn lại hòa với nước lã hoặc nước phân chuồng hoai mục pha loãng tưới cho cây. Có thể tưới bổ sung NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém.
2.4.1.3. Kỹ thuất gieo hạt
- Cách ngâm ủ:
+) Ngâm nước ấm 6 -8 giờ, rửa sạch và chà hạt, dùng khăn lau hạt cho khô và lau sạch nhớt.
+) Ủ hạt trong khăn vải ẩm được giặt sạch và vắt cho hết nước. +) Nhiệt độ ủ hạt là 25 - 30oC.
+) Trong quá trình ủ hạt phải kiểm tra thường xuyên độ ẩm hạt, nếu khô nước thì phải cung cấp đủ ẩm cho hạt nãy mầm.
+) Thời gian hạt nãy mầm từ 48 - 52 giờ sau ủ.
- Lượng hạt cần gieo: 40 - 50g cho 1000m2
- Mật độ gieo : 1 x 3 m
Cây - cây: 1m Hàng - hàng: 3m (mỗi ô 2 hàng).
Mật độ đạt 6666,7 cây/ha
- Cách gieo hạt: Theo phương pháp gieo thẳng: Hạt đã ủ nãy mầm, nứt nanh dài khoảng 1 - 2mm thì đem gieo thẳng vào hốc, dùng đất mịn ẩm để phủ kín hạt.
- Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức - Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều
Lượng giống: 30 gam/giống
2.4.1.4. Kỹ thuật làm giàn
Giàn leo cho bí có thể sử dụng nhiều loại chất liệu, có thể là đổ bê tông, thường tận dụng tre nứa nhằm hạn chế giá thành sản phẩm. Ở đây chúng tôi sử dụng tre, nứa để làm giàn.
- Hạn chế cỏ dại, sâu bệnh.
- Tạo điều kiện cho bí leo lên cao tăng hiệu suất quang hợp.
- Hạn chế cường độ chiếu sang trực tiếp vào quả để năng cao sản lượng, phẩm chất và thời gian cất giữ.
- Giữ gìn hình thức quả bí ( do quả bí không tiếp xúc với đất ) nâng cao giá thành sản phẩm.
- Kỹ thuật làm giàn:
- Thời gian làm giàn: Ngay sau khi bí mọc khoảng 10-15cm. - Cách bố trí giàn: Giàn được làm theo từng ô, có 15 giàn. - Diện tích mỗi giàn: 4 x 2,5 =10 (m2).
- Chiều cao giàn: 1,2 (m)
- Cách làm giàn: Giàn được bố trí ở ngay chính giữa ô, mỗi giàn có 5 cọc trụ, chia thành 2 hàng ( mỗi hàng gồm 2 cọc trụ), và một cọc trụ nằm phia giữa ô thí nghiệm khoảng cách từ mép cây đến cọc trụ là 0,25(m). Sử dụng các thanh nối bằng tre để nối các cọc trụ với nhau, rải các thanh tre nhỏ hơn lên giàn nhằm tạo điều kiện cho dây bí bò ra. Ở gần mỗi gốc bí sử dụng một vài thanh tre để xiên thuận lợi cho bí leo dàn.
2.4.1.5. Chăm sóc
Dặm tỉa: sau khi gieo 4 ngày bí mọc mầm, khi bí có 2 lá mầm ta tỉa bớt để lại mỗi hốc 2 cây, khi bí có 6 lá thật tỉa mỗi hốc chỉ còn lại một cây.
Chăm sóc: Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân + 50% kali +25% đạm urê. Khi cây có 6 lá thật xới phá váng. Khi cây chuẩn bị có nụ hoa, tiến hành xới xáo và bón hết số phân còn lại.
Khi bí dài 50cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn để tranh thủ cho cây bí ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút chất dinh dưỡng nuôi quả sau này. Cứ 4 ngày lại chặn 1 lần, hướng ngọn bí ở gốc này bò sang gốc kia, sau đó nương giây cho leo lên giàn. Khi dây bí leo lên giàn cần để dây ở tư thế tự nhiên, không lật úp
hoặc vặn dây, dùng dây bao bóng buộc vào giàn, ta buộc ở nách lá. Bắt dây chéo hình chữ chi cho đều giàn và khỏi rợp hoa quả.
Tỉa cành, bấm ngọn: khi cây bí có 5 – 6 lá sẽ mọc ra các nhánh bên, khi các nhánh bên dài khoảng 30cm, mỗi cây ta chọn 2 nhánh khoẻ mạnh nhất để tạo thành nhánh chính, các nhánh còn lại ta tiến hành cắt tỉa.
2.4.1.6. Tưới tiêu
Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tưới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ
hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Thời kì ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước, cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Nếu thiếu nước cây sinh trưởng kém, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại năng suất. Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng
2.4.1.7. Phòng trừ sâu bệnh
Điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, sử dụg thuốc hoá học đặc biệt cho từng đối tượng dịch hại theo quy định nghành bảo vệ thực vật.
2.5. Thời tiết khí hậu trong vụ xuân 2008
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây bí nói riêng đều chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu làm ảnh hưởng đến năng suất cây bí như nhiệt độ, ẩm độ không khí và chế độ nước.
Thời tiết, khí hậu là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. cây bí sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ thích hợp cho cây bí xanh sinh trưởng phát triển tốt là 24-280C. Mặc dù vậy hạt bí xanh có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13-150C, nhưng tốt nhất là 25-260C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm) yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20-220C. Song ở giai đoạn ra hoa, kết quả cần nhiệt độ cao hơn: 250C.
Bên cạnh đó nước là yếu tố cực kỳ quan trọng và là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sau này.
Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tưới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.Thời kì ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước, cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Nếu thiếu nước cây sinh trưởng kém, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại năng suất .Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng.
Qua đó chúng tôi thu thập số liệu thời tiết khí hậu bảng2.1 trong vụ xuân 2008 tại vùng nghiên cứu
Bảng 2.1 Diễn biến Thời tiết khí hậu huyện Nghi Lộc vụ Xuân năm 2008
Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ (ºC) Lượng mưa (mm) Ẩm độ ( %) Số ngày mưa
Tºtb Tº max Tº min TB Min
2 13,8 19,8 9,8 32,9 87 75 20
3 20,8 25,6 15,1 32,7 87 73 11
4 25,2 31,4 19,8 32,6 86 66 13
5 27,7 32,4 22,9 73,8 80 60 9
Nguồn: Trạm khí tượng huyện Nghi Lộc - Nghệ An
Số liệu diễn biến khí tượng thu được qua các tháng có ảnh hưởng tới cây bí như sau:
- Về nhiệt độ: nhiệt độ tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5 là điều kiện thuận lợi cho cây bí sinh trưởng và phát triển
- Ẩm độ: Tháng 2 và 3 có ẩm độ trung bình cao nhất là 87%, tháng 5 có ẩm độ trung bình thấp nhất là 80% và tháng 5 có ẩm độ tối thiểu thấp nhất là 60%. Nói chung với độ ẩm trên cũng khá thuận lợi cho quá trình cây sinh trưởng, ra hoa và đậu quả.
- Lượng mưa tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5 32,9mm đến 73,8mm cũng là điều kiện thuận lợi cho cây bí sinh trưởng và phát triển tốt.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn RCB, 5 công thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức được bố trí song song với nhau để rãnh 0,6 m. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 12 m2, khoảng cách giữa các ô là 0,5 m trên mỗi ô thí nghiệm được bố trí thành 2 hàng khoảng cách giữa các hàng là 3 m.
Xung quanh các ô thí nghiệm có dải bảo vệ. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Trong đó: I, II, III, IV, V là các công thức thí nghiệm a, b, c, là các lần nhắc lại.
- Quy mô thí nghiệm
+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 4 m × 3 m = 12 m2
+ Diện tích mỗi công thức thí nghiệm: 12 m2 × 3 = 36 m2
+ Diện tích toàn bộ ô thí nghiệm: 36 m2 × 5 = 180 m2
+ Diện tích dãi bảo vệ là: 130 m2
Dải bảo vệ D ải b ảo v
ệ IVa Va IIa Ia IIIa ải D
Vb IIIb Ib IIb IVb
IIIc Vc IVc Ic IIc
* Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
- Đo chiều dài thân chính (m) ở các giai đoạn 11 - 22 – 33 – 44 – 55 – 66 ngày. Tiến hành đo khi hầu hết các cây đã ra một lá thật. Đo định kì 10 ngày/1 lần, đồng thời tiến hành đo chiều dài cây qua các giai đoạn sinh trưởng đến khi bí đạt đến chiều dài cây cuối cùng, đo 5 cây/ô.
+Cách đo: Đo từ nách lá đến đỉnh sinh trưởng của thân chính
- Theo dõi đường kính thân cây
+ Bắt đầu theo dõi khi cây có 2- 3 lá thật.
+ Cách đo: Chọn đốt phía trên đốt lá mầm (đo ở giữa đốt), đo 5 cây/ô thí nghiệm.
* Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất
+ Xác định tổng số hoa/cây. + Xác định tỷ lệ hoa hữu hiệu/cây.
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Đo chiều dài quả (cm): Đo từ đầu quả đến mút quả. Dùng thước chia vạch để đo. - Đo đường kính quả (cm) : Đo giữa quả chổ to nhất của quả. Dùng thước kẹp để đo - Cân trọng lượng quả (kg): Dùng cân đĩa để cân.
- Năng suất lý thuyết
NSLT (tạ/ha) = Ptb quả/cây x số quả/cây x mật độ x 10-2 Ptb là trọng lượng quả trung bình (kg)
- Năng suất thực thu: Cân năng suất của ba lần nhắc lại, tính trung bình rồi quy ra năng suất tạ/ha.
2.6.3. Theo dõi khả năng chống chịu của giống thí nghiệm ở các mức phân Kali khác nhau khác nhau
Đối với các loại sâu hại:
- Sâu ăn lá: Theo dõi 20 lá ngẫu nhiên/ô thí nghiệm, tính số lá bị hại. Điều tra 3 lần nhắc lại rồi tính bình quân tỉ lệ hại.
Số lá bị hại
- Tỉ lệ sâu hại (%) = x 100
Tổng số lá theo dõi
2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.7.1.Các giai đoạn phát triển của bí Đanh - GS560
+ Thời gian từ trồng đến ra hoa: Tính từ ngày trồng đến khi có 30% số cây trong ô thí nghiệm có số hoa nở.
+ Thời gian từ trồng đến ra hoa rộ: Tính từ ngày trồng đến khi có 70 - 80% số cây trong ô thí nghiệm có hoa nở.
+ Thời gian từ trồng đến thu hoạch: Tính từ trồng đến 30% số cây trong ô thí nghiệm có quả thu hoạch.
+ thời gian trồng đến kết thúc thu hoạch: tính từ thời gian trồng đến thu hoạch hết số quả trên cây
2.7.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến chiều dài cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây bí.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến đường kính thân cây.
2.7.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến số hoa hữu hiệu trên cây.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến chiều dài, đường kính và trọng lượng quả.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến năng suất. - So sánh hiệu quả kinh tế mang lại giữa các công thức khi bón các mức phân kali khác nhau.
2.7.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức
Hiệu quả đầu tư = tổng thu – tổng chi Tổng chi
2.8. Phương pháp xử lý số liệu
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
- Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm nông nghiệp Khoa Nông – Lâm – Ngư, trường Đại học Vinh và được bố trí thành 5 công thưc với 3 lần nhắc lại, theo kiểu RCB ( theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn)
Công thức I: 20t PC +160kg N + 70kg P205 + 0kg K 2O Công thức II: 20t PC + 160kg N + 70kg P205 + 90kg K2O Công thức III: 20t PC + 160kg N + 70kg P205 + 120kg K2O Công thức IV: 20t PC + 160kg N + 70kg P205 + 150kg K2O Công thức V: 20t PC + 160kg N + 70kg P205 + 180kg K2O Với cách bón như sau:
Loại phân
Thời gian Đạm Supe lân
Kali clorua
Phân chuồng
Bón lót trước khi gieo 25% 100% 25% 100%
Bón thúc lần 1 25% - 25% -
Bón thúc lần 2 25% - 25% -
Bón thúc lần 3 25% - 25% -
- Qua quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi thu được các kết quả như sau:
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến quá trình sinh trưởng và phát triển của bí Đanh - GS560 triển của bí Đanh - GS560
3.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến các giai đoạn sinh trưởng của bí Đanh – GS560 Đanh – GS560
Bí xanh cũng như các loại cây trồng khác để hoàn thành chu kỳ sống của mình phải trải qua các pha sinh trưởng và pha sinh thực. Các giai đoạn sinh trưởng của bí dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc tính sinh vật học của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật,... Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng nhu cầu của bí về các yếu tố như : Nhiệt độ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng khác nhau.
Nắm được các giai đoạn sinh trưởng của cây bí nhằm tác động các biện pháp điều khiển sinh trưởng phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất, tăng năng suất cây trồng,